Giáo dục đại học đào tạo trình độ

Mục lục bài viết

  • 1. Một số khái niệm
  • 2. Mục tiêu của giáo dục đại học
  • 3. Cơ sở giáo dục đại học và các trình độ đào tạo
  • 4. Quy định về Đại học quốc gia và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học
  • 5. Các chính sách của nhà nước trong việc phát triển giáo dục đại học.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162

1. Một số khái niệm

Hệ thống giáo dục quốc dânlà hệ thống giáo dục gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, đây là hệ thống giáo dục mở và liên thông.Gồm các cấp và trình độ đào tạo sau:

- Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;

- Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;

- Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độsơcấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;

- Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

Giáo dục chính quylà hệ thống giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập dựa vàomục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

Giáo dục thường xuyênlà hoạt độnggiáo dục nhằm hướng tới việc thực hiệnmột chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.

Cơ sở giáo dụclà tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cơ sở giáo dục hiện naygồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

Cơ sở giáo dục đại họclà cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng gồm các hính thức:đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Mục tiêu của giáo dục đại học

Mục tiêu của hệ thống giáo dục đại học, theo quy định tại Điều 39 Luật Giáo dục năm 2019 và Điều 5 Luật Giáo dục đại học năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018gồm các nội dung sau:

Mục tiêu chung của giáo dục đại học là:

- Nhằm đào tạo nhận lực, giúp nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước cho đất nước; thực hiệnnghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;

-Đào tạo ngườicó phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ Nhân dân.

Mục tiêu cụ thể của từng trình độ đào tạo của giáo dục đại học:

- Đối với trình độ đào tạo đại học: Mục đích đào tạo giúpsinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, giúp nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo;

- Đối với trình độ thạc sỹ: Mục đích đào tạo giúphọc viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề nghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo;

- Đối với trình độ tiến sỹ: Mục đích đào tạo nhằm giúpnghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới, phát hiện nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.

3. Cơ sở giáo dục đại học và các trình độ đào tạo

Theo quy định tại Điều 7 Luật Giáo dục đại học, cơ sở giáo dục đại học là tổ chức có tư cách pháp nhân. Các cơ sở đại học hiện nay được biết đến với các tên gọi như: Đại học, Trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Phân loại các loại hình cơ sở giáo dục đại học, theo quy định tại Điều 8 Luật Giáo dục đại học, các loại hình cơ sở giáo dục đại đều bình đẳng trước pháp luật. Các loại hình cơ sở giáo dục đại học hiện nay gồm:

- Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;

- Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động. Loại hình này bao gồm: Cơ sở đại giáo dụchọc tư thục và Cơ sở đại học tư thục hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

Bên cạnh đó,căn cứ vào năng lực và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở giáo dục đại học xác định mục tiêu phát triển, định hướng hoạt động như sau:

- Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu;

- Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng.

Các trình độ đào tạo trong giáo dục đại học: Các trình độ đào tạo trong giáo dục đại học bào gồm:

- Trình độ đào tạo đại học;

- Trình độ đào tạo thạc sỹ;

- Trình độ đào tạo tiến sỹ.

Các hình thức đào tạo trong giáo dục đại họcgồm: Đào tạochính quy, Đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học và Đào tạo từ xa.

4. Quy định về Đại học quốc gia và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học

Đại học quốc gia:

Theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Luật Giáo dục đại học, đại học quốc giađại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước vàlà trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.

Đại học quốc gia có quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy.

Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các cấp nơi đại học quốc gia đặt địa điểm, trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.

Các chức danh chủ tịch hội đồng đại học quốc gia và giám đốc, phó giám đốc đại học quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học:

Mục tiêukhi lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học:

- Bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn lực;

- Xây dựng hài hòa hệ thống giáo dục đại học công lập và tư thục;

- Phát triển cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận;

- Tạo cơ chế hình thành đại học, các trung tâm đại học lớn của đất nước, đáp ứng nhu cầu học tập của Nhân dân, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

5. Các chính sách của nhà nước trong việc phát triển giáo dục đại học.

Giáo dục đại học và việc phát triển giáo dục đại học có vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Nhà nước có nhiếu chính sách trong việc phát triển giáo dục đại học như:

- Nhà nước phân bổ ngân sách và nguồn lực cho hoạt độnggiáo dục đại học theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả thông qua chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu và đào tạo, học bổng, tín dụng sinh viên và hình thức khác.

- Ưu tiên, ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng và chính sách khác để phát triển giáo dục đại học.

- Ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao; ưu tiênphát triển một số ngành đặc thù, cơ sở giáo dục đại học có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.

- Nhà nước cũng khuyến khích quá trình sắp xếp, sáp nhập các trường đại học thành đại học lớn; ứng dụng công nghệ trong giáo dục đại học.

- Trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học, Nhà nướckhuyến khích phát triển cơ sở giáo dục đại học tư thục và ưu tiên cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; bên cạnh đó, Nhà nước cũng có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học và có chính sách miễn, giảm thuế đối với tài sản hiến tặng, hỗ trợ cho giáo dục đại học, cấp học bổng và tham gia chương trình tín dụng sinh viên.

- Nhà nước có chính sách đồng bộ để bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học gắn liền với trách nhiệm giải trình.

- Nhà nước ban hành các chính sách có nội dung gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ và có chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học; khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

- Nhà nước ban hành các chính sách nhằm thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để nâng cao chất lượng giảng viên; chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ, giáo sư đầu ngành trong cơ sở giáo dục đại học.

- Nhà nước có các chính sách ưu tiên đối với người được hưởng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người học ngành đặc thù đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục đại học.

- Có các chính sách khuyến khích vàđẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế nhằm phát triển giáo dục đại học Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề