Giao lưu văn hóa cồng chiêng ở gia lai năm 2024

Từ ngày 10-13/11, Đoàn cán bộ và nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk đã tham gia Festival Văn hoá Cồng chiêng tỉnh Gia Lai năm 2023 nhằm góp phần tôn vinh giá trị của không gian Văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên theo tinh thần Chương trình hành động nhằm phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị của Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Đoàn nghệ nhân tỉnh Đắk Lắk tham gia hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng

Theo đó, đoàn cán bộ và nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số tham gia một số hoạt động gồm: Lễ khai mạc; Lễ hội đường phố; Sinh hoạt văn hóa cộng đồng; Tái hiện nghi thức Lễ Trưởng thành của dân tộc Êđê;

Lễ trưởng thành là là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong hệ thống nghi lễ vòng đời của người Êđê

Nghi lễ đã mô phỏng một cách khái quát đặc trưng văn hóa tín ngưỡng dân gian, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Êđê.

Bên cạnh đó, đoàn nghệ nhân tỉnhđã tái hiện không gian sinh hoạt của các dân tộc thiểu số, trưng bày các sản phẩm thủ công truyền thống và tổ chức các hoạt động trải nghiệm, như: Đánh cồng chiêng, tạc tượng, dệt vải, đan lát..., nhằm tuyên truyền quảng bá, phục vụ nhu cầu giao lưu, tìm hiểu văn hoá truyền thống của dân tộc các dân tộc thiểu số phục vụ khách du lịch.

Các nghệ nhân tỉnh Đắk Lắk trình diễn nhạc cụ dân tộc

Nghệ nhân tỉnh Đắk Lắk trình diễn tạc tượng

Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết, đây là dịp để nghệ nhân của tỉnh được gặp gỡ, giao lưu văn hóa, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các dân tộc các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên về công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Góp phần đẩy mạnh tuyên truyền ý nghĩa của các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian với cộng đồng các dân tộc; qua đó nhằm giới thiệu, quảng bá văn hóa, con người của tỉnh Đắk Lắk với bạn bè trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, nghệ nhân của tỉnh đã tái hiện Lễ trưởng thành là là một trong những lễ quan trọng nhất trong hệ thống nghi lễ vòng đời của người Êđê, thể hiện sự kết nối giữa gia đình và cộng đồng. Bởi nghi lễ này khẳng định người đàn ông Êđê đã trưởng thành, có thể gánh vác các công việc nặng nhọc của gia đình, của buôn làng. Nghi lễ đã mô phỏng một cách khái quát đặc trưng văn hóa tín ngưỡng dân gian, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Êđê.

*Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai và Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2023, với chủ đề “Gia Lai - Những sắc màu văn hóa” do UBND tỉnh Gia Lai chủ trì tổ chức.

Tuần Văn hóa Du lịch Gia Lai 2023 diễn ra từ ngày 11 đến 19/11, gồm nhiều sự kiện, hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch đặc sắc, hấp dẫn được tổ chức tại Tp. Pleiku và các huyện Ia Grai, Chư Păh, như: Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng - Gò Đá và công bố Bảo vật quốc gia sưu tầm công cụ sơ kỳ Đá cũ An Khê; Festival Văn hóa cồng chiêng Gia Lai; giải chạy “Gia Lai City Trail 2023 - Giấc mơ đại ngàn”; Lễ hội hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya; hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Kô tranh cúp A Sanh và liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai.

Trong khuôn khổ Tuần văn hóa Du lịch Gia Lai năm 2023, Festival Văn hóa cồng chiêng được diễn ra trong 2 ngày [11 - 12/11] tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, là hoạt động tôn vinh giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng và tinh thần kế thừa, sáng tạo của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên - những chủ nhân của di sản thông qua các buổi trình diễn đầy âm thanh và màu sắc của trên 1.000 nghệ nhân 5 tỉnh Tây Nguyên. Trong đó, Gia Lai có 17 đoàn đến từ các huyện, thị xã, thành phố với trên 870 nghệ nhân và 140 nghệ nhân của 4 đoàn thuộc các tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng.

Tại Chương trình khai mạc, khán giả được mãn nhãn bởi các tiết mục đặc sắc như “Âm vang đại ngàn” với sự tham gia trình diễn cồng chiêng của hơn 1.000 nghệ nhân 5 tỉnh Tây Nguyên. Đây cũng là kỷ lục về số lượng nghệ nhân trong một chương trình nghệ thuật từ trước tới nay.

VOV.VN - Mô hình “Cồng chiêng cuối tuần – thưởng thức và trải nghiệm” tạo điều kiện để các nghệ nhân thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc mình; qua đó góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương, giới thiệu, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Gia Lai đến với du khách trong và ngoài nước.

Tỉnh Gia Lai đã ban hành Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023 – 2025; hướng tới bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của di sản Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, xu thế hội nhập quốc tế và gắn với phát triển du lịch địa phương.

Trong đó, mô hình “Cồng chiêng cuối tuần – thưởng thức và trải nghiệm” ra đời đã tạo điều kiện để cồng chiêng được trở về với môi trường vốn có, các nghệ nhân được tự nhiên thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. "Cồng chiêng cuối tuần" cũng trở thành trải nghiệm thú vị cho du khách, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương và giới thiệu, quảng bá rộng rãi hình ảnh vùng đất, con người Gia Lai.

"Cồng chiêng cuối tuần" là trải nghiệm thú vị cho du khách. Ảnh: Nguyễn Thảo

"Cồng chiêng cuối tuần" được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức lần đầu tiên vào dịp 30/4 – 1/5/2022, tại quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku. Đây là hoạt động luân phiên giữa các đoàn nghệ nhân của hai dân tộc Bahnar và Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai, với sự tham gia của khoảng 40 nghệ nhân vào mỗi đêm diễn, diễn ra vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần trong khung giờ từ 19h đến 21h. Để "Cồng chiêng cuối tuần" luôn đổi mới và hấp dẫn người xem, mỗi đội thường không biểu diễn quá một lần trong tháng và xây dựng chương trình theo hướng đa dạng, tăng cường tương tác với khán giả, du khách.

Chương trình "Cồng chiêng cuối tuần" mỗi đêm gồm: Trình tấu cồng chiêng kết hợp múa truyền thống [suang], hát dân ca, dân vũ, trình diễn nhạc cụ làm từ tre nứa, phục dựng trích đoạn các nghi lễ, lễ hội truyền thống. Ngoài ra, khách tham gia có thể giao lưu chụp ảnh cùng các nghệ nhân, tìm hiểu về văn hoá truyền thống; tham gia trải nghiệm về múa hay đánh chiêng cùng thưởng thức rượu ghè, gà nướng do các đoàn nghệ nhân chuẩn bị.

Cồng chiêng, nhạc cụ, trang phục, đạo cụ được các nghệ nhân sử dụng trong chương trình "Cồng chiêng cuối tuần" đều là dạng nguyên bản, đúng với truyền thống, cơ bản không có yếu tố hiện đại, cách tân. Hoạt động diễn ra trong một không gian tự nhiên thoáng đãng trên thảm cỏ xanh, dưới những tán cây, không sân khấu hóa. Các đoàn nghệ tham gia với tâm thế tự do, thoải mái thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc mình.

"Cồng chiêng cuối tuần" diễn ra trong không gian xanh. Ảnh: Nguyễn Thảo

"Cồng chiêng cuối tuần" đã bước đầu gặt hái những thành công trong nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, kết hợp với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai, mỗi đêm diễn ra, "Cồng chiêng cuối tuần" thu hút hàng nghìn lượt du khách và người dân tham dự, nhiều người đã nắm tay nhau nối rộng vòng suang [múa] cùng các nghệ nhân Bahnar, Jrai. Không chỉ có du khách trong và ngoài nước, rất nhiều học sinh đã coi chương trình là một điểm đến thú vị, sự bổ sung cần thiết cho chương trình giáo dục địa phương mà các em phải học ở trường. Phần lớn khán giả đến với "Cồng chiêng cuối tuần" đều sử dụng các trang mạng xã hội, nhờ đó, những hình ảnh, video về văn hóa cồng chiêng càng được lan tỏa rộng rãi.

"Cồng chiêng cuối tuần" còn là dịp để những nghệ sĩ buôn làng có không gian thực hành di sản, thỏa sức sáng tạo di sản mình đang nắm giữ. Từ phía các nghệ nhân, đã và đang hình thành một cuộc "cạnh tranh" rất tích cực. Những người quyết định sự thành công của mỗi đêm diễn này từng bước ý thức được vai trò của mình, nên phần lớn các cộng đồng có đội cồng chiêng tham gia sự kiện đã chú ý nhiều hơn đến việc mua sắm trang phục, trang sức, tạo tác đạo cụ, chỉnh sửa cồng chiêng và luyện tập thêm nhiều bài bản để thu hút người xem. Điều quan trọng nhất đối với các nghệ nhân là biết và khơi dậy được lòng tự hào vốn có đối với văn hóa truyền thống của họ. Cuộc cạnh tranh lành mạnh để được xuất hiện mỗi tối thứ 7 hằng tuần trong chương trình của các đoàn nghệ nhân, tạo nên những hiệu ứng tích cực trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn Gia Lai.

Chủ Đề