Giáo trình công nghệ chế biến lương thực PDF

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Lương thực giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người và trong chăn nuôi gia súc. Trên 75% năng lượng dùng cho hoạt động sống của con người và gia súc là do lương thực cung cấp. Tổng sản lượng lương thực của toàn thế giới hiện nay vào khoảng 14000 triệu tấn/năm. Ở Việt Nam sản lượng lương thực của toàn quốc năm 1980 là 21 triệu tấn/năm, nhưng đến năm 2005 con số này đã lên đến gần 40 triệu tấn/năm, trong đó gạo xuất khẩu là 5 triệu tấn. Song song với sự tăng sản lượng lương thực, theo nhịp độ phát triển chung của nển kinh tế quốc dân, nhiều khu công nghiệp được xây dựng, nhiều vùng kinh tế mới sẽ được hình thành, và tất nhiên yêu cầu cung cấp sản phẩm chế biến của lương thực ngày càng tăng lên nhiều. Ngoài ra, lương thực còn phải được cung cấp cho mạng lưới các xí nghiệp sản xuất thức ăn gia súc từ trung ương đến địa phương, có như vây mới đảm bảo đưa chăn nuôi thành một ngành sản xuất chính của xã hội. Sự tăng sản lượng lương thực đòi hỏi phải tăng số lượng và tăng năng suất các xí nghiệp chế biến, đồng thời phải không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm. Công nghiệp chế biến lương thực đã trải qua một quá trình phát triển rất dài trước khi hình thành các xí nghiệp chế biến lương thực như ngày nay. Quy trình chế biến ngày càng được cải tiến, từ cối chày bằng đá tiến đến các máy móc có động cơ điện và dây chuyển sàn xuất tự động hoá toàn bộ. Những công trình nghiên cứu về mặt lý luận làm cơ sở cho kỹ thuật chế biến lương thực đã được tiến hành song song với công tác hoàn thiện quá trình kỹ thuật sản xuất các sản phẩm lương thực. Lômônôsôp, trong quá trình nghiên cứu lý thuyết về thuỷ lực học đã đi tới công trình nghiên cứu động cơ chạy bằng sức nước trong nhà máy xay bột [giữa thế kỷ XVIII]. Năm 1811, Lepxin cho ra đời công trình nghiên cứu về làm ẩm hạt trước khi nghiền. Tiếp theo đó Mendêlêep, Zvorukin, Kozmin... đã có nhiều công trình nghiên cứu về quá trình kỹ thuật chế biến hạt lương thực. Đầu thế kỷ XIX, Zukopski [người đặt nền móng cho ngành hàng không Xô Viết] cũng bắt đầu công trình nghiên cứu của mình bằng những khảo sát sự chuyển động của các vật liệu trên sàng. Tiếp theo đó các công trình nghiên cứu về lĩnh vực hoá sinh học lương thực được phát triển mạnh mẽ vào đầu thế kỷ XX, trong đó Oparin và Krêtôvic đóng góp khá nhiều công trình nổi tiếng. Nói chung, các xí nghiệp lương thực trong cả nước ta có trình độ trang bị và quản lý thấp, phần lớn chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định. Trong những năm tới, theo kế hoạch của Nhà nước, chúng ta tiếp tục mở rông mạng lưới các xí nghiệp chế biến lương thực và sản xuất lương thực hỗn hợp cho gia súc, đổng thời không ngừng nâng cao trình độ cơ khí hoá cho các xí nghiệp này để đảm bảo cung cấp đầy đủ theo yêu cầu của đời sống nhân dân, phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm và xuất khẩu. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người kỹ sư công nghệ trong xí nghiệp lương thực là đảm bảo ổn định chất lượng của sản phẩm và tận dụng đến mức cao nhất năng suất của xí nghiệp. Muốn đáp ứng được nhiệm vụ ấy, thì cần nắm vững các yếu tố có tác dụng quyết định đến năng suất của xí nghiệp và chất lượng của thành phẩm. Ảnh hưởng đến năng suất của xí nghiệp và chất lượng của thành phẩm có mấy yếu tố sau đây: 1.    Chất lượng của nguyên liệu, 2.    Mức độ hợp lý hoá của quy trình công nghệ. 3.    Trình độ trang bị và hiệu suất của máy móc. 4.    Trình độ quản lý kỹ thuật của cán bộ và công nhân.

Giáo trình “Kỹ thuật chế biến lương thực” nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản để quản lý sản xuất và thiết kế kỹ thuật các xí nghiệp chế biến lương thực.

Giáo trình gồm có các phần sau đây: Phần thứ nhất: Cơ sở lý thuyết của các quá trình chế biến lương thực do Bùi Đức Hợi và Lương Hồng Nga viết. Phần thứ hai: Kỹ thuật sản xuất các loại gạo do Lê Hồng Khanh và Bùi Đức Hợi viết. Phần thứ ba: Kỹ thuật sản xuất các loại bột do Lê Thị Cúc và Bùi Đức Hợi viết, Phần thứ tư: Kỹ thuật sản xuất tinh bột do Mai Văn Lẻ, Lẽ Ngọc Tú và Bùi Đức Hợi viết. Phần thứ năm: Kỹ thuật sản xuất bánh mì và mì sợi do Bùi Đức Hợi và Lương Hổng Nga viết. Phần thứ sáu: Kỹ thuật sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gia súc do Hoàng Thị Ngọc Châu và Bùi Đức Hợi viết.

Giáo trình “Kỹ thuật chế biến lương thực” được in thành 2 tập. Tập 1 gồm các phần 1, 2, 3. Tập 2 gồm các phần 4, 5, 6. Các tác giả bày tỏ sự biết ơn chân thành đối với các độc giả đã và sẽ đóng góp những ý kiến cho nội dung của cuốn sách này.

Quý bạn đọc có thể xem tiếp Tập 2 của cuốn ebook "Kỹ thuật chế biến lương thực" của cùng nhóm tác giả TẠI ĐÂY.

[EBOOK] GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC [TẬP 1], BÙI ĐỨC HỢI [CHỦ BIÊN] ET AL., TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI, NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

Quý bạn đọc có thể tải ebook trên về tại đây: PART 1 / PART 2.

Từ khoá: ebook, giáo trình, cây lương thực, chế biến lương thực, kỹ thuật chế biến lương thực, Kỹ thuật sản xuất các loại gạo, Kỹ thuật sản xuất các loại bột, Kỹ thuật sản xuất tinh bột, Kỹ thuật sản xuất bánh mì và mì sợi, Kỹ thuật sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gia súc

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì đây là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác. Nhằm hỗ trợ cho bạn đọc học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực chế biến lương thực thực phẩm, sau đây xin giới thiệu tới bạn đọc một số giáo trình hay có nội dung viết về các kỹ thuật bảo quản và chế biển một số loại nông sản và thực phẩm như: đường, hải sản, bia, thóc, ngô,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Tác giả: Bùi Đức Hợi [Chủ biên], Lê Hồng Khanh, Mai Văn Lề, Lê Thị Cúc, Hoàng Thị Ngọc Châu, Lê Ngọc Tú, Lương Hồng Nga – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật – năm 2009 Nội dung: Phần thứ nhất: Cơ sở lý thuyết của các quá trình chế biến lương thực Chương 1. Làm sạch, phân loại nguyên liệu và sản phẩm 1. Những tính chất công nghệ của nguyên liệu 2. Nguyên tắc của các máy thiết bị làm sạch và phân loại 3. Phân loại theo đặc điểm hình học 4. Phân loại theo những tính chất khí động học 5. Phân loại theo tỷ trọng 6. Phân loại theo từ tính 7. Phan loại theo đàn tính 8. Phân loại bằng điện 9. Phân loại theo tính chất của bề mặt nguyên liệu 10. Các phương pháp phối hợp 11. Sàng bằng nhiều tầng Chương 2. Làm sạch mặt ngoài của hạt – trộn hạt 1. Làm sạch mặt ngoài của hạt bằng phương pháp khô 2. Làm sạch hạt bằng phương pháp ướt 3. Trộn hạt Chương 3. Gia công nước nhiệt 1. Sự thay đổi những tính chất của hạt lương thực trong quá trình gia công nước nhiệt 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hạt trong quá trình gia công nước nhiệt 3. Các phương pháp chế biến nước nhiệt tiên tiến 4. Các chế độ gia công nước nhiệt hạt lương thực 5. Hiệu quả thực tế của chế biến nước nhiệt Chương 4. Bóc vỏ hạt [Xay] 1. Các phương pháp bóc vỏ hạt [xay] 2. Đánh giá hiệu suất bóc vỏ hạt 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu xuất xay Chương 5. Nghiền hạt 1. Đánh giá hiệu suất của quá trình nghiền 2. Định luật nghiền 3. Nghiền hạt trên máy nghiền đôi trục 4. Nghiền hạt bằng máy nghiền có cánh búa và máy nghiền hai thớt cối Chương 6.Làm giàu sản phẩm sau khi bóc vỏ 1. Phân loại sản phẩm sau khi xay [bóc vỏ] 2. Phân chia hỗn hợp thóc, gạo lặt 3. Hiệu suất làm giàu sản phẩm sau khi bóc vỏ Chương 7. Làm giàu sản phẩm trung gian trong quá trình nghiền hạt 1. Các chỉ số chất lượng và những tính chất lý hóa của tấm 2. Những tính chất khí động học của tấm 3. Quá trình phân loại tấm trong sàng tấm 4. Các kiểu sơ đồ kỹ thuật của sàng tấm 5. Hiệu suất kỹ thuật của sàng tấm Chương 8. Xát và xoa gạo 1. Các phương pháp xát gạo 2. Cách xác định mức độ xát 3. Các kiểu máy xát 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu suất xát gạo 5. Đánh giá hiệu suất xát gạo 6. Xoa gạo Chương 9. Định lượng và trộn các cấu tử 1.Định lượng các cấu tử 2. Trộn các cấu tử Chương 10. Ép viên và đóng bánh 1. Sơ lược về lý thuyết của quá trình trên 2. Ép viên thức ăn gia súc 3. Đóng bánh thức ăn gia súc Chương 11. Kiểm tra và điều khiển quá trình sản xuất 1. Xây dựng hệ thống kiểm tra quá trình kỹ thuật 2. Xác định hiệu suất của quá trình sản xuất 3. Hệ thống tự động điều khiển Phần thứ hai: Kỹ thuật sản xuất các loại gạo Chương 12. Kỹ thuật sản xuất các loại gạo từ thóc 1. Làm sạch nguyên liệu 2. Gia công nước nhiệt 3. Xay thóc và phân loại hỗn hợp thóc gạo xay 4. Xát gạo và phân loại thành phẩm Chương 13. Dùng dây chuyền sản xuất hiện có của các nhà máy xay xát gạo để sản xuất ngô mảnh 1. Giá trị của ngô 2. Dây chuyển sản xuất ngô mảnh 3. Dùng dây chuyền sản xuất cả nhà máy xay xát gạo để sản xuất ngô mảnh Chương 14. Kỹ thuật sản xuất các loại gạo khác 1. Kỹ thuật sản xuất gạo mạch hoa 2. Kỹ thuật sản xuất gạo mì Chương 15. Kỹ thuật sản xuất gạo nhân tạo và bỏng 1. Kỹ thuật sản xuất gạo nhân tạo 2. Kỹ thuật sản xuất bỏng Phần thứ ba: Kỹ thuật sản xuất các loại bột Chương 16. Thành lập quy trình chuẩn bị trước khi nghiền 1. Nguyên tắc thành lập quy trình 2. Sơ đồ quy trình chuẩn bị hạt trước khi nghiền 3. Sự tổ hợp các thiết bị và máy trong quy trình chuẩn bị hạt trước khi nghiền 4. Đặc điểm của sơ đồ chuẩn bị hạt trước khi nghiền trong nhà máy dùng phương tiện vận chuyển cơ học và sức gió 5. Phân loại và kiểm tra phế phẩm Chương 17. Các loại sản phẩm và kiểu nghiền 1. Các loại và chất lượng sản phẩm 2. Các kiểu nghiền và phương pháp phân loại 3. Các kiểu nghiền lúa mì Chương 18. Quy trình nghiền thô 1. Nguyên tắc thành lập quy trình nghiền thô 2. Sơ đồ quy trình nghiền thô 3. Chế độ làm việc của hệ nghiền thô 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chế độ làm việc của hệ nghiền thô 5. Những biến đổi lý học và sự phân bố thành phần hóa học trong sản phẩm trung gian Chương 19. Quá trình làm giàu tấm 1. Nguyên tắc thành lập sơ đồ 2. Sơ đồ quá trình làm giàu tấm, tấm lõi 3. Chế độ làm việc của các sàng tấm 4. Đặc tính lý hóa của các sản phẩm thu hồi được trong quá trình làm giàu tấm Chương 20. Quá trình xát tấm 1. Khái niệm về xát tấm 2. Nguyên tắc thành lập quy trình xát tấm 3. Sơ đồ quá trình xát tấm 4. Chế độ làm việc của các hệ xát tấm 5. Đặc tính lý hóa của các sản phẩm thu hồi được sau quá trình xát tấm Chương 21. Quá trình nghiền mịn 1. Nguyên tắc hành lập quá trình nghiền mịn 2. Sơ đồ quá trình nghiền mịn 3. Chế độ làm việc của hệ nghiền mịn 4. Đặc tính lý hóa của sản phẩm khi vào và ra khỏi hệ nghiền mịn 5. Các phương pháp tách phôi 6. Bổ sung vitamin vào bột mì 7. Qui trình sản xuất bột mì dùng để làm mì gói và mì ống Chương 22. Phân loại, Kiểm tra thành phẩm và tính sản phẩm A. PHân loại và kiểm tra bột thành phẩm B. Tính toán sản phẩm Chương 23. Kỹ thuật sản xuất bột ngô 1. Sản xuất và sử dụng ngô 2. Cấu tạo và thành phần hóa học của hạt ngô 3. Các khâu cơ bản của qui trình kỹ thuật 4. Các phương páp tách phôi ngô 5. Sản xuất bột ngô bằng máy nghiền đôi trục 6. Thu hồi phôi ngô 7. Sản xuất bột ngô trên ba cặp trục nghiền Chương 24. Kỹ thuật sản xuất các loại bột khoai, sắn 1. Ky thuật sản xuất lát khoai, sắn

2. Kỹ thuật sản xuất bột khoai, sắn

Video liên quan

Chủ Đề