Giấy xác nhận sinh viên có hiệu lực bao lâu

Tóm tắt câu hỏi:

Em chào luật sư. Em hiện tại đã ra trường được một năm. Thời gian trước em đã nhận được bằng tốt nghiệp cấp ba. Nhưng sau đó lại bị mất và em vẫn còn giữ giấy tốt nghiệp tạm thời được cấp lúc thi xong Trung học phổ thông quốc gia. Hiện nay em đang làm hồ sơ đi làm và cho em hỏi là giấy tốt nghiệp tạm thời có thể thay thế được không ạ? Và nếu phải làm lại thì các bước như nào ạ? Em xin chân thành cảm ơn luật gia ạ ?

Luật sư tư vấn:

Điêu 21 trong Quy chế ban hành kèm Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT quy định như sau:

“1. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 của Quy chế này có trách nhiệm cấp văn bằng cho người học trong thời hạn sau:

a] 75 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông;

b] 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học;

c] 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ;

d] 30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận học vị tiến sĩ và cấp bằng tiến sĩ.

2. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 19 của Quy chế này có trách nhiệm cấp chứng chỉ cho người học chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp.

3. Trong thời gian chờ cấp văn bằng, người học đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp được cơ sở giáo dục nơi đã theo học cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.”

Như vậy, giấy chứng nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông tạm thời có giá trị trong vòng 75 ngày từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp tới khi được cấp văn bằng chính thức. Trong trường hợp của bạn, bạn đã được cấp bằng tốt nghiệp rồi thì giấy chứng nhận tốt nghiệp của bạn sẽ không có giá trị sử dụng thay thế. Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 2 Quy chế ban hành kèm Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT quy định thì “Bản chính văn bằng, chứng chỉ chỉ cấp một lần, không cấp lại.” Theo đó, bạn sẽ không được cấp lại bằng tốt nghiệp gốc sau khi bị mất, tuy nhên bạn có quyền xin cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản gốc, và trình tự thủ tục được thực hiện theo Điều 34 Quy chế ban hành kèm Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT như sau:

“1. Người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra. Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc là người quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 33 của Quy chế này thì còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ.

Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, 01 [một] phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, cơ sở giáo dục cấp bản sao.

2. Cơ quan, cơ sở giáo dục đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, cơ sở giáo dục có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.

Trường hợp không cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc cho người yêu cầu thì cơ quan, cơ sở giáo dục phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Thời hạn cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc được thực hiện như sau:

a] Ngay trong ngày cơ quan, cơ sở giáo dục tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 03 [ba] giờ chiều.

Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, cơ sở giáo dục nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến;

b] Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều sổ gốc, yêu cầu số lượng nhiều bản sao, nội dung văn bằng, chứng chỉ phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, cơ sở giáo dục không thể đáp ứng được thời hạn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì thời hạn cấp bản sao được kéo dài thêm không quá 02 [hai] ngày làm việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu cấp bản sao.

4. Người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc phải trả lệ phí cấp bản sao. Nếu yêu cầu gửi qua đường bưu điện thì người yêu cầu còn phải trả cước phí bưu điện cho cơ quan, cơ sở giáo dục cấp bản sao.

Lệ phí cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao.”

Như vậy, bạn có thể quay trở lại trường trung học phổ thông của bạn để xin cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

1. Làm mất bằng tốt nghiệp đại học phải làm thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Tôi là sinh viên mới tốt nghiệp và mới nhận được bằng đại học. Tôi có nhờ một người quen xin việc cho và người này yêu cầu đưa bằng gốc và bảng điểm gốc đại học cho họ, do nhẹ dạ tôi đã đưa hết cho họ vào thời gian 16h15 thứ 7 ngày 18 tháng 4 năm 2015. Ngày hôm sau tôi gọi điện hỏi thì người đó báo là bị công an bắt chiếc cặp của ông ta trong lúc ông ta đi công chứng bằng cho tôi vì lý do ông ta liên quan đến đường dây bằng giả. Nhưng tôi đưa bằng cho ông ta vào chiều thứ 7 nên tôi nghĩ ông ta không đi công chứng được do cơ quan nhà nước không làm việc vào chiều thứ 7 và tôi nghĩ ông ta đang cầm bằng của tôi nhưng vì mục đích nào đó mà ông ta không trả bằng cho tôi. Tôi có hỏi là cơ quan công an nào bắt của ông thì ông ấy không nói, và ông ta nói là sẽ tìm mọi cách trả lại cho tôi nhưng đến nay đã 2 tuần rồi và chưa có thông tin gì cả. Tôi rất mong muốn công ty luật tư vấn cho tôi:

1. Cho tôi hỏi là nếu công an bắt vì tội ông ấy liên quan đến bằng giả thì bằng và bảng điểm thật của tôi là thật có vấn đề gì không [tôi không biết ông này liên quan đến làm bằng giả], liệu có được công an họ trả lại hay không?

2. Nếu công an bắt ông ta thì tại sao chỉ bắt chiếc cặp mà không giam giữ ông ta luật sư có thể giải thích giúp tôi không?

3. Tôi có thể kiện ông ta vì tội lừa gạt chiếm đoạt tài sản của người khác được không trong trường hợp không có giấy tờ biên nhận giữa hai bên nhưng tôi có băng ghi âm lại cuộc nói chuyện sau hôm đưa bằng và ghi âm được ông ta nói là có cầm bằng của tôi. Hay tôi có thể kiện ông ta về tội khác được không?

4. Nếu ông ta đánh mất bằng của tôi thì tôi phải làm gì? Nếu bắt ông ta đền bù thì cách thức đền bù như thế nào?

5. Nếu ông ta trả bằng cho tôi nhưng tôi chưa tin là bằng thật do nhà trường cấp cho tôi thì tôi có thể đến cơ quan nào của nhà nước để có thể xác minh tính thật giả của chiếc bằng này?

Rất mong quý luật sư giúp đỡ tôi. Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

1. Cho tôi hỏi là nếu công an bắt vì tội ông ấy liên quan đến bằng giả thì bằng và bảng điểm thật của tôi là thật có vấn đề gì không [tôi không biết ông này liên quan đến làm bằng giả], liệu có được công an họ trả lại hay không?

Nếu giấy tờ của bạn bị đang bị cơ quan điều tra giữ lại để phục vụ cho quá trình điều tra, thì nó được coi là “vật chứng” theo quy định của Điều 74, Bộ Luật tố tụng hình sự: “là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội”.

Trường hợp này, bạn có thể làm Đơn đề nghị tới cơ quan Công an đang trực tiếp xử lý vụ việc đó để nhận lại các giấy tờ theo quy định tại Điều 76, Bộ Luật tố tụng hình sự 2003:

1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

2. Vật chứng được xử lý như sau:

a] Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;

b] Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;

c] Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;

d] Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;

đ] Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án”.

Như vậy, nếu xét thấy việc trả lại những vật chứng [giấy tờ của bạn] không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án, thì cơ quan Công an sẽ quyết định trả lại bằng tốt nghiệp và bảng điểm cho bạn.

2. Nếu công an bắt ông ta thì tại sao chỉ bắt chiếc cặp mà không giam giữ ông ta luật sư có thể giải thích giúp tôi không?

Về việc cơ quan Công an chỉ giữ lại vật chứng mà không tạm giữ người: Theo quy định tại Điều 48, Bộ Luật tố tụng hình sự 2003: “Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ”. Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp nói trên thì cơ quan điều tra sẽ không tiến hành tạm giữ đối tượng. Hoặc cũng có thể có trường hợp không đủ căn cứ để khởi tố vụ án nên cơ quan điều tra sẽ trả tự do cho người bị bắt sau khi đã lấy lời khai và hết thời hạn tạm giữ.

3. Tôi có thể kiện ông ta vì tội lừa gạt chiếm đoạt tài sản của người khác được không trong trường hợp không có giấy tờ biên nhận giữa hai bên nhưng tôi có băng ghi âm lại cuộc nói chuyện sau hôm đưa bằng và ghi âm được ông ta nói là có cầm bằng của tôi. Hay tôi có thể kiện ông ta về tội khác được không?

Về việc có thể tố cáo người đang giữ giấy tờ của bạn với các tội xâm phạm quyền sở hữu, chẳng hạn như lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không: trường hợp này tài sản cụ thể là bằng tốt nghiệp và bảng điểm đại học, trên thực tế rất khó để quy đổi giá trị bằng tiền, nên không đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.

4. Nếu ông ta đánh mất bằng của tôi thì tôi phải làm gì? Nếu bắt ông ta đền bù thì cách thức đền bù như thế nào?

Trường hợp bằng tốt nghiệp và bảng điểm bị mất: Trước tiên, bạn có nghĩa vụ trình báo ngay cho cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ và cơ quan công an nơi gần nhất khi bị mất bản chính văn bằng, chứng chỉ. Và theo Quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT, về nguyên tắc “bản chính văn bằng, chứng chỉ cấp một lần, không cấp lại”. Tuy nhiên, bạn có thể làm thủ tục yêu cầu cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc, bởi vì theo Điều 24, Quyết định 33/2007/QĐ-BGDĐT: “Bản sao văn bằng, chứng chỉ được cấp từ sổ gốc có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch”.

Về việc yêu cầu bồi thường đối với người làm mất: hai bên có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường. Nếu không thỏa thuận được, bạn có thể khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu bồi thường.

5. Nếu ông ta trả bằng cho tôi nhưng tôi chưa tin là bằng thật do nhà trường cấp cho tôi thì tôi có thể đến cơ quan nào của nhà nước để có thể xác minh tính thật giả của chiếc bằng này?

Về việc xác minh tính thật giả của văn bằng: bạn có thể làm Đơn đề nghị xác minh văn bằng, kèm theo bản chụp văn bằng cần xác minh gửi tới Sở Giáo dục và Đào tạo để xác minh vấn đề này.

2. Làm thế nào để được xác nhận bằng tốt nghiệp thủ khoa:

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa anh chị em là Vũ Văn Tú, Ngành ĐHSP Vật lý, tại ĐH Hồng Đức tỉnh Thanh Hóa. Em đã tốt nghiệp đại học và có điểm số tốt nghiệp cao nhất ngành ĐHSP vật lý.  Em đã hỏi thầy phó Khoa của em và của một số bộ phận quản lí của trường thì nhà trường lúng túng chưa có ý kiến và em vẫn chưa được xác nhận là thủ khoa mặc dù điểm tốt nghiệp chúng em đã biết từ lâu. Mà em là thủ khoa, lẽ ra đó là một điều vẻ vang, tuy nhiên việc em cứ phải hỏi hết bộ phận này bộ phận kia của trường mà họ cứ đẩy trách nhiệm cho nhau và không kí xác nhận cho em. Thành tích học tập là cố gắng của bản thân chứ em đâu có cần xin sự ban ơn mà họ cứ gây khó dễ. Vậy trong luật có quy định quyền của SV trong trường hợp của em không ạ.

Luật sư tư vấn:

Theo như bạn trình bày, hiện nay bạn đang gặp vấn đề về việc xin xác nhận bạn là thủ khỏa tốt nghiệp của trường Đại học Hồng Đức tỉnh Thanh Hóa.

Hiện nay theo quy định pháp luật chung chưa có văn bản quy định như thế nào là bằng tốt nghiệp thủ khoa. Vì vậy, ở đây bạn phải xem rõ Ủy ban nhân dân Thành phố Thanh Hóa có văn bản liên quan đến vấn đề này hay không? Bạn cần lên Ủy ban nhân dân Thành phố Thanh Hóa để hỏi cho rõ.

Tiếp theo, tại trường Đại học Hồng Đức có ban hành ra văn bản nào quy định rõ về trường hợp của bạn hay không. Thông thường mỗi trường Đại học sẽ có văn bản quy định rõ từng đối tượng được công nhận bằng tốt ngiệp thủ khoa hoặc bằng tốt nghiệp xuất sắc,…

3. Nhà trường làm mất bằng tốt nghiệp, yêu cầu giải quyết thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Con tôi tốt nghiệp cấp 3 năm 2012 đã nhiều lần trực tiếp ra trường nhận nhưng hiện giờ không có bằng của con tôi. Nên cô cấp phát bằng đã làm lại bản sao rồi nhưng tôi vẫn chưa yên tâm. Sau này con tôi đi làm một cơ quan nào đó thì cơ quan đó yêu cầu bản chính để đối chiếu hoặc bản sao công chứng từ bản chính thì sao? Tôi cũng đã đọc một số tư vấn của luật sư các trường hợp bị mất văn bằng gốc rồi. Nhưng trường hợp của con tôi là nhà trường làm mất thì tôi cần yêu cầu những thủ tục gì từ nhà trường. Mong Luật sư tư vấn!

Luật sư tư vấn:

Theo như bạn trình bày, nếu như đã yêu cầu nhiều lần nhưng không được cấp bằng gốc thì bên bạn nên yêu cầu trực trực tiếp lên nhà trường để giải quyết. Tại Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 09 năm 2015

Điều 19. Thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ

1. Thẩm quyềncấp văn bằng được quy định như sau:

a] Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp;

b] Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp;

c] Bằng tốt nghiệp đại học do hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện được phép đào tạo trình độ đại học cấp;

d] Bằng thạc sĩ do hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện được phép đào tạo trình độ thạc sĩ cấp;…”

= > Bằng tốt nghiệp cấp 3 của con bạn là do giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp. Tuy nhiên nhà trường nơi con bạn học đang quản lý văn bằng chứng chỉ để cấp lại cho cá nhân học sinh nên bên bạn có quyền yêu cầu giải quyết.

Về vấn đề giá trị pháp lý của bản sao, tại Thông tư số 19/2015/TT-BGDĐT cũng nêu rõ

Điều 31. Giá trị pháp lý của bản sao văn bằng, chứng chỉ được cấp từ sổ gốc

1. Bản sao văn bằng, chứng chỉ được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao văn bằng, chứng chỉ được cấp từ sổ gốc thì không được yêu cầu xuất trình bản chính văn bằng, chứng chỉ để đối chiếu, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.”

Bản sao vẫn có giá trị sử dụng thay thế nhưng bên bạn phải xác nhận chính xác và yêu cầu cấp lại bản chính.

4. Dùng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời có xin việc được không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Em tốt nghiệp trung học cơ sở được 3 tháng, có giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Em thắc mắc giấy chứng nhận này có thể xin việc vào 2 năm sau không? Giấy chứng nhận có ghi chú là có hiệu lực trong một năm kể từ ngày được phát. Hiệu lực này đối với việc xin vào học cấp ba hay với việc xin việc. Cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

Điều 10 “Bộ luật lao động 2019” quy định quyền làm việc của người lao động như sau:

“1. Được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ của mình.”

Điều 11 “Bộ luật lao động 2019” quy định quyền tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động:

“Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động, có quyền tăng, giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh.”

Như vậy, theo quy định trên, thì người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào, tại nơi mà pháp luật không cấm, người lao động có quyền lựa chọn nghề nghiệp phù hợp theo nguyện vọng khả năng, trình độ và sức khỏe của mình. Ngược lại, người sử dụng lao động cũng có quyền tuyển dụng người lao động nào phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của đơn vị mình.

Pháp luật không có quy định bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở, hay giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời có thời hạn thì mới được tham giao lao động, vì vậy, trong trường hợp này, việc có cần giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời còn thời hạn để đi xin việc hay không tùy thuộc vào tiêu chí tuyển dụng của đơn vị mà bạn muốn làm việc.

Về thời hạn có hiệu lực của giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời được ghi trên giấy; nếu hết thời hạn có hiệu lực thì giấy chứng nhận này không có giá trị trong mọi giao dịch.  

Tuy nhiên, theo thông tin bạn cung cấp, bạn mới tốt nghiệp Trung học cơ sở, nếu chưa đủ 18 tuổi thì khi giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của bạn; đồng thời, bạn phải cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động về họ tên, tuổi, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, tình trạng sức khoẻ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.

Video liên quan

Chủ Đề