Đại tướng công an nhân dân đầu tiên của việt nam là ai?

[Bqp.vn] - Ngày 28/7, tại xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đã tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Trung tướng Nguyễn Bình [30/7/1908 - 30/7/2018]. Ông là một trong những vị tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có công lớn trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Tới dự có đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Quân khu 3, Quân khu 7, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên và nhân dân địa phương.

Trung tướng Nguyễn Bình tên thật là Nguyễn Phương Thảo, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Là người có trí tuệ và thông minh, từ năm 16 tuổi ông đã tham gia hoạt động cách mạng với bản lĩnh kiên cường, bất khuất. Năm 20 tuổi, gia nhập Quốc dân Đảng, bị địch bắt đày đi Côn Đảo. Khi trở về ông tham gia Việt Minh với nhiều đóng góp quan trọng, là Tư lệnh đệ tứ chiến khu Đông Triều. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông lãnh đạo giành chính quyền ở Quảng Yên và vùng duyên hải Bắc bộ.

Cuối năm 1945, ông được Bác Hồ cử làm Đặc phái viên quân sự tại Nam bộ rồi Tư lệnh Bộ Tư lệnh Nam bộ, được toàn quyền quyết định các việc thuộc lĩnh vực quân sự tại Nam bộ. Năm 1946 ông được kết nạp Đảng. Ngày 25/1/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh phong quân hàm Trung tướng cho Nguyễn Bình - Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Năm 1951 ông hy sinh tại Cam-pu-chia. Đến năm 2000 hài cốt của ông được chuyển về an táng tại Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh. Ông được truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Hồ Chí Minh và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Trung tướng Nguyễn Bình là nhà quân sự tài ba, nổi bật là tinh thần quyết đoán, mưu trí, chớp thời cơ, dũng cảm, chủ động tấn công. Ông là một trong những người xây dựng căn cứ quân sự sớm nhất mang tên Trần Hưng Đạo ở Quảng Ninh và chỉ huy cuộc nổi dậy giành chính quyền ở Quảng Yên. Là người chỉ huy giỏi, ông đã tổ chức nhiều trận đánh với chiến lược sáng tạo, linh hoạt; tiến công kết hợp địch vận, một nghệ thuật chỉ đạo tác chiến hiệu quả. Điển hình là các trận đánh trên vùng duyên hải Đồng bằng Bắc bộ, những trận thủy chiến đầu tiên để hình thành nên Hải quân Nhân dân Việt Nam sau này; trận Bần Yên Nhân - trận đánh du kích kiểu mẫu ở Đồng bằng Bắc bộ, là kinh nghiệm quý cho các giai đoạn chống thực dân Pháp, kể cả trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau này.

Với tư duy vượt trội và khả năng tập hợp quần chúng, là những yếu tố để Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn tướng Nguyễn Bình vào nơi tiền tiêu Nam Bộ ngay từ buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Tại đây, Trung tướng Nguyễn Bình được người dân Nam bộ ca ngợi như một huyền thoại, với tài năng thu phục, tập hợp các đảng phái tại Nam bộ thành lực lượng cách mạng mà không phải dùng bạo lực. Ông chỉ đạo hoạt động quân sự rất khoa học, có nhiều sáng tạo trong việc vận động gây dựng cơ sở ban đầu cho cách mạng, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý về công tác dân vận.

Để tưởng nhớ và ghi công vị tướng đã có nhiều đóng góp lớn cho đất nước, tại quê hương của ông ở xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ đã xây dựng Nhà lưu niệm Trung tướng Nguyễn Bình, bên cạnh di tích lịch sử quốc gia Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Đây là những công trình văn hóa có ý nghĩa để giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào về tấm gương cách mạng sáng ngời của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và Trung tướng Nguyễn Bình cho các thế hệ sau, góp phần tô thắm trang sử vàng truyền thống văn hóa, cách mạng quê hương Hưng Yên.

Sáng 12/7, Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an [Bộ Công An], Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo khoa học “Đại tướng Mai Chí Thọ với lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam và Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Mai Chí Thọ [15/7/1922 - 15/7/2022].

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh cho biết: Đồng chí Mai Chí Thọ là Đại tướng đầu tiên của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam - một cán bộ lãnh đạo cách mạng tài năng, tiêu biểu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hồ Chí Minh. Ông sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, từ một thanh niên yêu nước, đồng chí Mai Chí Thọ đã đến với cách mạng như một lẽ tự nhiên và sớm bộc lộ những phẩm chất của một người cộng sản tận trung với nước, tận hiếu với dân.

Qua 70 năm hoạt động cách mạng sôi nổi, hình ảnh một lãnh đạo gần gũi thân thương chí tình chí nghĩa mà cán bộ và Nhân dân nhớ, trước hết là người lãnh đạo giản dị, gương mẫu, trung thành, tận tụy với Đảng, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trải qua hai cuộc kháng chiến, ông luôn có mặt ở đầu sóng ngọn gió, từ miền Tây đến miền Đông Nam bộ, Sài Gòn - Gia Định, được giao nhiều trọng trách khác nhau dù ở bất cứ cương vị nào cũng hoàn thành nhiệm vụ.

Trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển TP Hồ Chí Minh, ông còn là một nhà lãnh đạo bản lĩnh có tầm nhìn xa, tư duy đổi mới, năng động, sáng tạo, quyết liệt. Từ thực tiễn của TP Hồ Chí Minh đã lan tỏa ra nhiều nơi trong cả nước, góp phần quan trọng vào đường lối đổi mới của đất nước khi trở thành người Bộ trưởng Bộ Công an trong giai đoạn đổi mới.

"Ông cũng đã cùng Đảng ủy tập thể lãnh đạo Bộ Công an đề ra những chủ trương, biện pháp quan trọng, chỉ đạo toàn lực lượng công an thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, giữ vững ổn định chính trị, tô thắm truyền thống anh hùng của lực lượng Công an Nhân dân. Di sản cố Bộ trưởng để lại khó mà kể hết được nhưng có thể nói đối với cán bộ, chiến sĩ lực lượng Công an Nhân dân những gì đọng lại là một nhân cách lớn, phẩm chất đạo đức trong sáng với tấm lòng yêu thương dân sâu sắc, đầy lòng nhân ái, vị tha.

Trong những năm tháng cuối cuộc đời, đồng chí Mai Chí Thọ vẫn luôn dành trí tuệ, tâm sức, tình cảm còn lại cho công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng lực lượng công an trong sạch vững mạnh với tấm lòng luôn nghĩ đến người dân. Hình ảnh “Chú Năm Xuân”, “Ông Năm Xuân” trở nên thân thương, trìu mến đối với người dân TP Hồ Chí Minh.

Vì vậy, thông qua hội thảo này, Ban Tổ chức cũng muốn nêu bật những phẩm chất cao quí của một nhà cách mạng, giúp cho những thế hệ hôm nay hiểu sâu sắc hơn về tấm gương của các chiến sĩ cách mạng tiền bối, về truyền thống anh hùng của dân tộc, nhân lên niềm tự hào và trách nhiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", đồng chí Nguyễn Văn Nên phát biểu.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Tham gia hội thảo khoa học này, có khoảng 500 đại biểu gồm các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, Bộ Công an, Thành ủy TP Hồ Chí Minh, các tỉnh thành, các vị lão thành cách mạng, các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử và các Sở, ban ngành, đoàn viên, thanh niên.

Đến nay, Ban Tổ chức hội thảo đã nhận được hơn 100 tham luận của các nhà khoa học, đại diện các cơ quan Đảng, Nhà nước, các Ban, Bộ, ngành ở Trung ương và đại diện lãnh đạo một số tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.

Theo đó, các bài tham luận tại hội thảo không những đã tôn vinh thân thế sự nghiệp mà còn rút ra những bài học sâu sắc từ tấm gương một chiến sĩ cách mạng, một đảng viên cộng sản kiên định; Một tấm lòng, một tâm huyết của người dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm, nói đi đôi với làm và luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thử thách, qua đó góp thêm niềm tin, động lực cho cán bộ đảng viên các thế hệ nối tiếp học tập noi theo.

Nội dung của các bài tham luận đã tập trung phân tích, làm sáng rõ những vấn đề chủ yếu như: Hội thảo khẳng định những công lao, cống hiến quan trọng của đồng chí Mai Chí Thọ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc, của miền Nam và Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã phân tích, thảo luận nội dung đồng chí Mai Chí Thọ với hoạt động thực tiễn, sâu sát cùng với Nhân dân, luôn tìm tòi, sáng tạo, người góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới. Ngoài ra, hội thảo cũng đề cập đến vấn đề về những đóng góp của đồng chí Mai Chí Thọ đối với việc đổi mới toàn diện các mặt công tác công an, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; Khẳng định đồng chí là một tấm gương của một chiến sĩ cộng sản kiên cường, một nhà lãnh đạo kiên trung, bản lĩnh của cách mạng, một nhân cách lớn, mẫu mực trong công việc cũng như đời thường.

Đại tướng Mai Chí Thọ [Ảnh tư liệu]

Trong khuôn khổ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Mai Chí Thọ, Bộ Công an, Thành ủy Thành ủy TP Hồ Chí Minh cũng đã tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa tại nhà riêng đồng chí Mai Chí Thọ; Tổ chức triển lãm ảnh về cuộc đời sự nghiệp đồng chí Mai Chí Thọ với khoảng 86 tác phẩm...

Đại tướng Mai Chí Thọ, tên khai sinh là Phan Đình Đống, tên thường gọi là Nguyễn Xuân Mai, bí danh là Năm Xuân. Ông sinh năm 1922, mất năm 2007. Năm 1989, ông được Nhà nước phong hàm Đại tướng, là Đại tướng Công an Nhân dân đầu tiên của Việt Nam.

Ông từng đảm đương các vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Nhà nước như: Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Nội vụ [nay là Bộ Công an], Ủy viên Bộ Chính trị.

Qua 70 năm hoạt động cách mạng, Ðại tướng Mai Chí Thọ đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Ðảng và Nhân dân; Được Ðảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương cao quý khác.

Video liên quan

Chủ Đề