Vì sao bị khàn giọng mất tiếng

I. KHÀN GIỌNG - KHÔNG CHỈ LÀ MỘT TRIỆU CHỨNG THÔNG THƯỜNG


1. Khái niệm

Khàn giọng [khàn tiếng] là triệu chứng phổ biến, ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, khàn giọng có đơn thuần là những bệnh lý lành tính bình thường hay không; hay kèm theo đó là những ác tính, nguy hiểm khác
Từ xưa đến nay, nhiều người vẫn nghĩ khàn giọng chỉ vì nói nhiều, nói lớn tiếng, hay chỉ vì cảm cúm…Điều đó hoàn toàn đúng với thực tế bởi đơn giản ai cũng có thể mắc phải, và chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống hợp lí, hoặc dùng thuốc vài ngày thì sẽ khỏi. Có lẽ vì vậy nên nhiều trường hợp khàn giọng do các bệnh lý nguy hiểm đã bị bỏ qua.
Nhiều người bệnh bị viêm họng mãn tính nhiều năm, ăn uống bình thường nhưng cổ họng có cảm giác như kim châm rất khó chịu; một số khác thì mỗi khi nói nhiều lại đau, có khi bị rè hoặc tắt tiếng nhưng không hiểu bệnh lý của mình nên để tình trạng này kéo dài….Thậm chí có nhiều người bệnh khi chẩn đoán cận lâm sàng, phát hiện ra bệnh lý nguy hiểm thì đã rơi vào giai đoạn muộn, điều trị không thể phục hồi hoàn toàn. Chính vì vậy, khàn giọng không đơn giản chỉ là bệnh lý tai mũi họng đơn thuần, mà có thể kèm theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Bs Chuyên khoa II Lê Văn Điệp – Trưởng khoa Tai-Mũi-Họng, Bệnh viện 199 sẽ giải đáp các thắc mắc về triệu chứng khàn giọng này.

Khi người bệnh cảm thấy giọng nói của mình bị biến đổi, âm thanh không rõ, nói rất khó nghe và cảm giác rất mệt khi nói, cổ họng khô hoặc ngứa rát.


3. Khàn giọng do những nguyên nhân nào gây nên?

Con người phát âm được là do sự rung động của 2 dây thanh quản, do đó triệu chứng khàn giọng xảy ra khi 2 dây thanh quản này bị viêm, hoặc u. Và tùy vào mức độ tổn thương của dây thanh mà mức độ khàn giọng cũng khác nhau.

+ Đối với dây thanh quản bị viêm: tình trạng viêm nhiễm có thể do virus; do viêm đường hô hấp trên làm dây thanh phù nề ra nên người bệnh nói không được khép kín; do nấm khi cơ thể người bệnh giảm miễn dịch; do vi trùng đặc biệt như vi trùng lao…
+ Đối với dây thanh quản bị u: có thể do u lành tính như polyp dây thanh, hạt dây thanh; hoặc u ung thư trên dây thanh.

Ngoài ra, khàn giọng cũng có thể do một số nguyên nhân do lối sống của người bệnh như thói quen hút thuốc, uống các thức uống chứa cồn; hoặc do người bệnh hay la hét nhiều, ho quá mức, hít phải các chất độc hại…

Khàn giọng đơn thuần có thể gặp những triệu chứng viêm nhiễm rất bình thường, có thể là người bệnh điều trị sau đợt cảm cúm, viêm mũi xoang, mũi họng….gây viêm thanh quản, nên chỉ cần hết đợt điều trị thì sẽ khỏi khàn giọng.
Tuy nhiên, có những trường hợp khàn giọng kéo dài, điều trị không hết nhưng người bệnh lại chủ quan không đi khám thì có thể tiến triển thành những bệnh nguy hiểm như ung thư thanh quản bắt đầu từ dây thanh. Bệnh này nếu được phát hiện sớm có thể điều trị rất tốt và khỏi hẳn; còn phát hiện muộn sẽ có những di căn hạch, di căn đến các cơ quan khác thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Khàn giọng đơn thuần không nguy hiểm, tuy nhiên nếu để kéo dài sẽ có nguy cơ trở thành mãn tính. Đặc biệt đối với nam giới, trên 40 tuôi, có thói quen hút thuốc hoặc uống rượu nhiều thì khàn giọng kéo dài có thể dẫn đến ung thư thanh quản [chiếm tỉ lệ cao hơn so với nữ giới]. Và tùy vào mức độ mà bác sĩ sẽ có chỉ định phẫu thuật bảo tồn hay cắt một phần thanh quản, cắt bỏ thanh quản toàn phần…

II. PHƯƠNG PHÁP CẬN LÂM SÀNG ĐỂ TẦM SOÁT KHÀN GIỌNG:

+ Nội soi thanh quản bằng ống mềm: ống mềm có cáp quang ở trong, và phần đầu có thể di chuyển được theo điều khiển của người nội soi. Thông qua đường mũi, ống mềm có thể đi xuống tận thanh quản để quan sát trực tiếp thanh quản và các hoạt động của dây thanh cũng như sự di động dây thanh, từ đó phát hiện sớm những bệnh lý tại dây thanh, hoặc bệnh lý tại hạ thanh môn.

+ Máy hoạt nghiệm dây thanh: hoạt động trên nguyên tắc rung sóng niêm mạc dây thanh, từ đó sẽ phát hiện được sự rung sóng bình thường hay bất thường của dây thanh và những bệnh tích mới khởi phát hoặc những bệnh tích tương đối nhỏ trên dây thanh.

Khàn giọng đơn thuần không phải là bệnh nặng nhưng sẽ gây khó chịu, bất tiện và đôi khi gây mất tự tin khi giao tiếp. Việc phòng tránh triệu chứng khàn giọng thông thường này không khó bằng việc điều chỉnh các thói quen hàng ngày.

+ Chú ý giữ giọng, không nên nói quá lớn, la hét, nói quá nhiều … đặc biệt đối với các nghề nghiệp như giáo viên, buôn bán

+ Vệ sinh vùng mũi, họng để tránh những viêm nhiễm mãn tính vùng mũi, họng

+ Uống đủ nước để giữ độ ẩm vùng cổ họng không bị khô

+ Bỏ hút hoặc tránh khói thuốc lá

+ Tránh các đồ uống có cồn

Trong trường hợp bị khàn giọng kéo dài thì người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt, vì có thể nguyên nhân đến từ một bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn khác.

BS.CKII LÊ VĂN ĐIỆP - TRƯỞNG KHOA TAI-MŨI-HỌNG, BỆNH VIỆN 199

Khàn giọng [khàn tiếng] không phải là một bệnh nặng nhưng nếu gây khó chịu, bất tiện và mất tự tin khi giao tiếp. Việc phòng tránh hiện tượng khàn giọng này không khó, chỉ cần bạn biết và chú ý làm theo.

Khàn tiếng là một hiện tượng thay đổi bất thường trong giọng nói của bạn với triệu chứng phổ biến là khô, ngứa cổ họng. Khi bạn bị khàn tiếng, giọng nói của bạn sẽ không được trong và mượt như bình thường mà âm bạn phát ra sẽ yếu hơi, nghe trần và nhỏ.

Khàn tiếng có thể là hậu quả của việc thanh quản bị viêm [viêm thanh quản]. Bệnh khàn tiếng thường chỉ kéo dài một vài ngày nhưng nếu bạn bị khàn tiếng kéo dài trong một vài tuần thì bạn phải xem xét cẩn thận hơn, thậm chí bạn cần phải đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ tình trạng bệnh của mình.

Khàn giọng là hiện tượng thay đổi ất thường trong giọng nói của bạn

Khàn tiếng thường được gây ra do nhiễm virus ở đường hô hấp trên. Có thể xuất hiện khi bạn bị viêm họng, viêm đường hô hấp. Các yếu tố phổ biến khác có thể góp phần, hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng khàn tiếng của bạn bao gồm:

– Do trào ngược axit, tức axit ở dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra hiện tượng ho, khàn tiếng

Hút thuốc

– Uống thức uống chứa caffeine và cồn

– La hét hoặc lạm dụng dây thanh âm của bạn

– Dị ứng

– Hít phải các chất độc hại

– Ho quá mức

Khàn tiếng có thể xuất hiện khi bạn bị ho nặng và lâu ngày

– Hạn chế nói chuyện và la hét nhiều trong thời gian bị khàn giọng

– Uống nhiều chất lỏng ẩm. Chất lỏng có thể làm giảm một số triệu chứng của bạn và làm ẩm cổ họng của bạn. Tránh chất chứa caffeine và rượu, vì chúng có thể làm khô cổ họng của bạn.

– Hãy tắm nước nóng, vì hơi nước từ vòi sen sẽ giúp mở đường hô hấp của bạn và cung cấp độ ẩm.

– Ngăn chặn hoặc hạn chế hút thuốc lá vì thuốc lá có thể gây kích thích cổ họng của bạn.

– Làm ẩm cổ họng của bạn bằng cách nhai kẹo cao su. Điều này kích thích tiết nước bọt và có thể giúp làm dịu cổ họng của bạn.

– Loại bỏ chất gây dị ứng từ môi trường của bạn. Dị ứng thường có thể làm trầm trọng thêm hoặc kích hoạt khản giọng.

La hét sẽ làm tổn thương dây thanh quản và gây ra hiện tượng khàn giọng

Bằng việc điều chỉnh thói quen hằng ngày của bạn, bạn có thể bảo vệ dây thanh âm, hạn chế được hiện tượng khàn tiếng. Dưới đây là một số lời khuyên hữ ích cho bạn.

– Bỏ hút thuốc và tránh khói thuốc lá. Hít khói thuốc có thể gây ra sự kích thích của dây thanh âm và thanh quản và có thể làm khô cổ họng của bạn.

– Rửa tay thường xuyên. Khàn tiếng thường được gây ra bởi một bệnh nhiễm trùng hô hấp do virus. Rửa tay của bạn sẽ ngăn chặn sự lây lan của vi trùng và giữ cho bạn khỏe mạnh.

– Uống đủ nước:chất lỏng loãng sẽ luôn giữ độ ẩm cho cổ họng bạn. Vì vậy hãy uống đủ lượng nước cơ thể bạn cần mỗi ngày nhé.

– Tránh đồ uống có caffeine và đồ uống có cồn.

– Cố gắng hạn chế việc quá sức cho cổ họng như hét to, nói quá nhiều, hát lâu,..Điều này có thể làm tăng áp lực lên dây thanh âm và gây viêm.

Đừng chủ quan khi bị khàn giọng

Đau họng không ho là tình trạng gì?

Đau họng kéo dài do nguyên nhân nào?

Uống nhiều nước và giữ ẩm cho cổ họng là cách bảo vệ cổ họng và giọng nói của bạn

Khàn giọng không phải là một hiện tượng nguy hiểm. Nhưng nếu bạn bị khản giọng kéo dài và mãn tính thì nguyên nhân có thể đến từ một căn bệnh nghiêm trọng nào đó đang tiềm ẩn trong bạn. Việc xác định sớm nguyên nhân khàn tiếng kéo dài của bạn có thể ngăn chặn tình trạng của bạn và tránh trường hợp bệnh tình tồi tệ hơn, hạn chế nguy hại cho dây thanh âm hoặc cổ họng của bạn. Nếu bạn thấy hiện tượng khàn tiếng kéo dài quá lâu, ít dấu hiệu thuyên giảm, hoặc khàn giọng có kèm theo chảy nước dãi, khó thở thì bạn cần đến gặp bác sĩ tại các phòng khám, bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị nhé.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề