Hà nội có bao nhiêu người nhiễm covi 19

Thông tin từ Bộ Y tế, số ca mắc Covid-19 cả nước ghi nhận trong tuần qua là 1.302 trường hợp [tăng 6 lần so với trước đó] và chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, trong tuần 15, Thủ đô ghi nhận 493 ca Covid-19, tăng mạnh so với tuần trước đó [67 ca] và chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Đáng chú ý, trong ngày 15/4, Hà Nội ghi nhận 93 ca F0 mới.

Ca Covid-19 tại Hà Nội tăng mạnh những ngày vừa qua [Ảnh: KCB].

Như vậy tính từ đầu năm đến nay, Thủ đô có 756 ca Covid-19 được phát hiện.

Theo nhận định của CDC Hà Nội, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến khó lường, virus biến đổi liên tục tạo các biến thể mới tăng khả năng lây nhiễm.

Số ca mắc tại Hà Nội có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, cần theo dõi sát diễn biến tình hình dịch để xử lý kịp thời, không để dịch bùng phát.

Về tình hình điều trị, theo số liệu từ Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cập nhật đến 15/4, Hà Nội hiện có 477 bệnh nhân Covid-19 đang được theo dõi và điều trị. Trong số này, có 244 bệnh nhân đang điều trị tại nhà, 233 bệnh nhân được điều trị tại các cơ sở y tế.

Đáng chú ý, có 203 F0 đang điều trị có triệu chứng ở mức độ trung bình, trong số này có 28 bệnh nhân phải hỗ trợ thở oxy.

Các cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội cũng ghi nhận sự gia tăng nhanh của các F0 vào thăm khám, điều trị.

Tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, từ đầu tháng 4 đến nay, mỗi ngày, bệnh viện điều trị từ 5 đến 10 ca Covid-19. Trên 90%, bệnh nhân Covid-19 điều trị tại đây đều nhẹ. Bệnh viện vẫn bố trí phòng khám, xét nghiệm sàng lọc và điều trị riêng bệnh nhân Covid-19 tại Khoa truyền nhiễm.

Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang Nguyễn Văn Thường cho biết, trong thời gian vừa qua số lượng bệnh nhân Covid-19 dương tính có tăng nhưng bệnh nhân nặng không tăng, bệnh nhân Covid-19 chủ yếu là trên bệnh nền. Bệnh viện đa khoa Đức Giang luôn sẵn sàng chuẩn bị cơ số giường nhất định cho điều trị bệnh nhân Covid-19 và thuốc men như: giãn cơ, chống đông…

"Bệnh viện chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị như là máy thở, lọc máu đáp ứng, trường hợp nếu xảy ra tình trạng có nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 thì bệnh viện cùng các nhân viên y tế sẵn sàng vào cuộc phòng chống dịch bệnh, chăm sóc tốt sức khỏe cho người dân", BS Thường nhấn mạnh.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện đang điều trị 154 ca Covid-19, trong số này có 16 ca phải can thiệp thở máy, 45 trường hợp thở oxy. Đây là các bệnh nhân được chuyển về từ khắp các tỉnh thành miền Bắc, trong đó có Hà Nội.

Các trường hợp diễn biến nặng phải hỗ trợ hô hấp tại cơ sở y tế này cũng đều thuộc nhóm: cao tuổi, có bệnh nền.

Trong tuần qua, thành phố cũng đã tiến hành gửi 10 mẫu bệnh phẩm có kết quả test nhanh dương tính với Covid-19 [tại 6 quận, huyện, thị xã: Hoàng Mai, Thường Tín, Sơn Tây, Ba Vì, Ứng Hòa, Thanh Oai] đến Bệnh viện Bạch Mai để thực hiện giải trình tự gen, phục vụ công tác giám sát biến chủng SARS-CoV-2.

Sở Y tế Hà Nội khẳng định, thời gian qua, thành phố Hà Nội vẫn sẵn có vaccine phòng Covid-19 để tiếp tục duy trì các điểm tiêm chủng, phục vụ nhu cầu của người dân. Dự kiến, Hà Nội sẽ được tiếp nhận thêm khoảng trên 10.000 liều vaccine AstraZeneca.

Trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 1.222 ca COVID-19, tăng hơn 200 ca so với ngày trước đó, có một người tử vong do COVID-19 tại Hà Nội.

Biểu đồ thống kê số ca mắc COVID-19 cả nước - Ảnh: Bộ Y tế cung cấp

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong ngày 22-5 có 1.222 ca mắc COVID-19 mới, có 100 ca nặng, một người tử vong do COVID-19 tại Hà Nội.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.603.960 ca nhiễm, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 120/231 quốc gia và vùng lãnh thổ [bình quân cứ 1 triệu người có 116.963 ca nhiễm].

Trong ngày có 304 ca được công bố khỏi bệnh, tổng số bệnh nhân được điều trị khỏi là 10.635.369 ca.

Về tình hình tiêm vắc xin phòng COVID-19, ngày 21-5 không có liều vắc xin COVID-19 nào được tiêm.

Đại diện Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế] lý giải số liệu báo cáo do sở y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hằng ngày trên hệ thống quản lý COVID-19, vì vậy số liệu báo cáo có thể chậm dẫn đến số liệu tiêm chủng là 0.

Một chuyên gia dịch tễ [Bộ Y tế] đánh giá số ca mắc COVID-19 vẫn có biến động tuy nhiên đang được kiểm soát tốt. Ca COVID-19 mới mặc dù có gia tăng hơn so với giai đoạn trước nhưng chủ yếu vẫn nằm trong nhóm đối tượng người cao tuổi, có bệnh nền.

Mới đây, Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Y tế phối hợp các bộ, ngành liên quan chuẩn bị hồ sơ theo quy định để chuyển dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và công bố hết dịch.

Theo ông Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, nếu Việt Nam xếp COVID-19 ở nhóm B cùng với các bệnh truyền nhiễm khác thì COVID-19 vẫn phải có tính đặc thù. WHO vẫn khuyến cáo các quốc gia cần thận trọng và chuyển từ việc phòng chống dịch khẩn cấp sang chiến lược kiểm soát dịch bền vững, lâu dài.

"Như vậy Việt Nam cần có chính sách, kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian tới, làm sao chúng ta theo dõi được sát tình hình dịch bệnh để có đáp ứng phù hợp, không bất ngờ, vừa kiểm soát được dịch trong mọi tình huống nhưng không tốn kém, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người dân.

Đồng thời, đặc biệt lưu ý các hoạt động giám sát, dự phòng cá nhân, tiêm chủng, truyền thông, bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương", ông Phu nhận định.

Chủ Đề