Hạch toán theo phương pháp khấu trừ

Khi phát sinh thuế giá trị gia tăng phải nộp, kế toán thực hiện hạch toán theo một số giao dịch kinh tế chủ yếu như sau:

Hạch toán thuế GTGT đầu ra phải nộp theo phương pháp khấu trừ

Khi xuất hóa đơn GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu, thu nhập theo giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT phải nộp được tách riêng tại thời điểm xuất hóa đơn, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có các TK 511, 515, 711 (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

Định kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra phải nộp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

Hạch toán thuế GTGT đầu ra phải nộp theo phương pháp trực tiếp

Kế toán được lựa chọn một trong 2 phương pháp ghi sổ sau:

– Phương pháp 1: Tách riêng ngay số thuế GTGT phải nộp khi xuất hóa đơn, thực hiện như hạch toán thuế GTGT đầu ra phải nộp theo phương pháp khấu trừ.

– Phương pháp 2: Ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, định kỳ khi xác định số thuế GTGT phải nộp kế toán ghi giảm doanh thu, thu nhập tương ứng:

Nợ các TK 511, 515, 711

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

Hạch toán nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Có các TK 111, 112.

Hạch toán thuế GTGT của hàng nhập khẩu

Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (chưa bao gồm thuế GTGT hàng nhập khẩu), ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611, …

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3333)

Có các TK 111, 112, 331, …

Phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu

– Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

– Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp không được khấu trừ phải tính vào giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611, …

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

Khi thực nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)

Có các TK 111, 112, …

Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

– Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

– Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)

Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)

Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu cho bên nhận ủy thác)

Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu)

– Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)

Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)

Có các TK 111, 112.

Hạch toán thuế GTGT phải nộp được giảm

Trường hợp doanh nghiệp được giảm số thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi nhận số thuế GTGT được giảm vào thu nhập khác, ghi:

Nợ TK 33311 – Thuế GTGT phải nộp (nếu được trừ vào số thuế phải nộp)

Nợ các TK 111, 112 – Nếu số được giảm được nhận lại bằng tiền

Có TK 711 – Thu nhập khác.

Hạch toán thuế GTGT đầu vào được hoàn

Trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT theo luật định do thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

Hạch toán thuế GTGT bị truy thu

Căn cứ vào quyết định truy thu hạch toán:

Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Đại lý thuế Việt An cung cấp dịch vụ khai và nộp thuế, dịch vụ kế toán, kê khai bảo hiểm xã hội. Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ, xin vui lòng liên hệ Đại lý thuế Việt An để được hỗ trợ!

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

Xem thêm: Kế toán thuế gtgt theo phương pháp trực tiếp


Hạch toán theo phương pháp khấu trừ

2. Đối tượng áp dụng

Theo Thông tư 93/2017/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05/11/2017 quy định việc xác định phương pháp tính thuế GTGT như sau: “Việc xác định phương pháp tính thuế GTGT sẽ căn cứ theo hồ sơ  khai thuế GTGT do cơ sở kinh doanh nộp:

– Nếu cơ sở kinh doanh đăng ký áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì gửi tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT, 02/GTGT đến cơ quan thuế

4. Kế toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ

4.1. Khi nào nên sử dụng cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

  • Khi sự chênh lệch giữa số thuế đầu vào và số thuế đầu ra không nhiều→ số thuế GTGT phải nộp <= 0
  • Chủ yếu là các doanh nghiệp: thương mại, xuất khẩu, xây dựng, doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ không phải khai tính nộp thuế GTGT
  • Hóa đơn sử dụng: hóa đơn GTGT mẫu 01GTGT: do doanh nghiệp đặt in hoặc tự in

4.2. Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

  • Thuế GTGT đầu ra phải nộp = Doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra x Thuế suất thuế GTGT

+ Doanh thu: Giá bán chưa thuế GTGT

+ Thuế suất GTGT: Không chịu thuế, 0%, 5%, 10%

4.3. Khai thuế GTGT

– Tờ khai mẫu 01/GTGT: tờ khai thuế GTGT từ hoạt động sản xuất kinh doanh

– Tờ khai mẫu 02/GTGT: tờ khai thuế GTGT từ dự án đầu tư

4.4. Phương pháp hạch toán

4.4.1. Hạch toán thuế GTGT đầu vào
  • Khi mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Nợ TK 156, 152, 153, 211, 642, 142, 242: giá chưa thuế

Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331…..Số tiền phải trả nhà cung cấp

Chú ý: Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC: “Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế TNDN hoặc tính nguyên giá TSCĐ trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần phát sinh có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên không thanh toán bằng tiền mặt

4.4.2. Hạch toán thuế GTGT đầu ra

Khi bán hàng hóa, dịch vụ

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán

Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp

Có TK 511: Doanh thu chưa thuế GTGT

  • Cuối kỳ xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra phải nộp và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ

Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ được chuyển trừ vào số thuế GTGT đầu ra phải nộp

Nợ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp

Có TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

  • Nếu TK 1331 > TK 3331: tức là số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra → kế toán chuyển số dư của TK 1331 sang kỳ sau để khấu trừ tiếp
  • Nếu TK 1331 < 3331: tức là số thuế đầu vào nhỏ hơn số thuế đầu ra → kế toán nộp số tiền chênh lệch vào ngân sách nhà nước

Nợ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp

Có TK 111, 112: số tiền thuế nộp

Ví dụ 1: Công ty TNHH Mai Linh kinh doanh thương mại văn phòng phẩm

Ngày 01/03/2018, Công ty nhập mua 10 tập giấy A4 tổng giá thanh toán 770.000 đồng (VAT 10%) đã thanh toán bằng chuyển khoản. Ngày 25/03/2018, Công ty bán số lượng hàng trên cho Công ty CP Đại Phát với giá bán chưa thuế GTGT 10% là : 800.000 đồng, chưa thu được tiền

Hạch toán

Đầu vào:                                                                       Đầu ra:

Nợ TK 156: 700.000                                                  Nợ TK 131: 880.000

Nợ TK 1331: 70.000                                                            Có TK 511: 800.000

      Có TK 112: 770.000                                                       Có TK 3331: 80.000

Như vậy , bù trừ giữa đầu vào và đầu ra, Công ty Mai Linh phải nộp tiền thuế là: 80.000 – 70.000 = 10.000 đồng