Hành vi pháp luật đã chuyển hóa là gì năm 2024

Luật 2015 có hiệu lực với nhiều quy định mới, kế thừa những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, tiếp tục khẳng định địa vị pháp lý của HĐND các cấp trong mô hình tổ chức Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Đưa cuộc sống vào pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống là hai quá trình không thể thiếu vai trò của các cơ quan truyền thông, đặc biệt là Báo Đại biểu Nhân dân - Tiếng nói của QH, diễn đàn của ĐBQH, HĐND và cử tri. Quá trình lấy ý kiến, đưa cuộc sống vào dự thảo Luật 2015 đã chứng minh điều đó. Bên cạnh việc tổ chức tổng kết khoa học; đại biểu dân cử và cử tri được tiếp nhận nhiều thông tin, kinh nghiệm thực tiễn quý báu, được trao đổi, thảo luận, góp ý thông qua Báo Đại biểu Nhân dân - Tờ báo lôi cuốn nhiều sự quan tâm của đông đảo đọc giả; có những bài còn được đem ra trích đọc, thảo luận trong các cuộc họp giao ban, trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các đại biểu HĐND.

Hành vi pháp luật đã chuyển hóa là gì năm 2024

Ảnh: Thái Bình

Đưa cuộc sống vào luật đã khó, nhưng đưa luật vào cuộc sống còn khó hơn. Mặc dù đại biểu HĐND, cán bộ, công chức được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nhưng như thế chưa đủ. Việc triển khai thi hành Luật 2015 - là luật mới, điều chỉnh quản lý nhà nước về mọi mặt đời sống xã hội ở địa phương - rất cần các phương tiện truyền thông đại chúng tuyên truyền rộng rãi; Luật chỉ thực sự đi vào đời sống khi được các cá nhân trong xã hội tiếp nhận và thực hiện. Tuy nhiên, các báo khác cũng có giới hạn nhất định. Nhiều đại biểu HĐND đã coi Báo Đại biểu Nhân dân như cẩm nang hoạt động - dù chưa phải là cái “túi gấm trong truyện cổ chứa tất cả những điều bí ẩn” - Nhưng không thể phủ nhận rằng, trong hơn ba năm qua, báo chí, nhất là Báo Đại biểu Nhân dân đã đóng góp rất lớn trong việc triển khai thi hành Luật 2015, giúp hoạt động của chính quyền địa phương đổi mới, sáng tạo, thực hiện hiệu quả chức năng đại diện, giám sát quyền lực và quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.

Tuy vậy, còn đó không ít khó khăn phía trước, rất cần các cơ quan truyền thông, nhất là Báo Đại biểu Nhân dân tích cực vào cuộc.

Những câu hỏi, yêu cầu từ thực tiễn

Thời gian qua, những vướng mắc trong thi hành Luật 2015 đã được nêu tại các hội nghị, với các đoàn giám sát, trên Báo Đại biểu Nhân dân và các kênh thông tin khác, nhưng còn ít có phản hồi. Tôi xin nêu 5 vấn đề để hội nghị tham khảo.

Thứ nhất, Luật quy định đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri như thế nào?

Trong phần đại biểu HĐND TXCT, Bộ Nội vụ đã hướng dẫn: “Luật 2015 chỉ quy định cụ thể việc đại biểu TXCT sau kỳ họp HĐND”. Hướng dẫn như vậy là không đúng nguyên tắc đại biểu phải liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với cử tri theo quy định tại Điều 94 của Luật 2015, không có quy định nào ghi đại biểu chỉ TXCT sau kỳ họp. Mặc dù đến nay chưa có quy định cụ thể chế độ TXCT, Thường trực HĐND các cấp vẫn tổ chức cho đại biểu TXCT trước và sau mỗi kỳ họp (theo Quy chế hoạt động HĐND 2005 đã hết hiệu lực). Vấn đề là tại sao phải thực hiện theo quy định cũ, tính pháp lý và chế tài yếu. Trong khi đó, TXCT được coi là hình thức thể hiện sinh động nhất cơ chế nhân dân phát huy quyền dân chủ, quyền giám sát, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

Thứ hai, cơ quan nào có thẩm quyền hướng dẫn thi hành Luật?

Năm 2016, Sở Nội vụ tỉnh nọ đã ban hành công văn hành chính thông thường kèm theo “mẫu quyết định” hành chính, hướng dẫn UBND cấp huyện trong việc ban hành quyết định bổ nhiệm thành viên UBND giữ chức vụ thủ trưởng các cơ quan chuyên môn theo Điều 83, Luật 2015. Đáng nói ở đây, nếu coi công văn hướng dẫn và “mẫu quyết định” là một thủ tục hành chính thì Sở Nội vụ không đủ thẩm quyền ban hành. Rất tiếc, “mẫu quyết định” kia cũng không bảo đảm tính hợp pháp, khi bị phát hiện, góp ý đề nghị thu hồi thì từ Bộ Nội vụ đến các Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ chậm nhận ra để khắc phục.

Hành vi pháp luật đã chuyển hóa là gì năm 2024
Các đại biểu dự Hội nghị Ảnh: Khánh Duy

Thứ ba, Ủy viên UBND là thủ trưởng cơ quan chuyên môn. Bầu xong mới bổ nhiệm hay bổ nhiệm rồi HĐND mới bầu ?

Khoản 1 các Điều 20, 27, 41, 48, 55 và 123, Luật 2015 quy định, Ủy viên UBND cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Quy trình, thủ tục bầu cử quy định tại Nghị định 08/2016/NĐ-CP không quy định cụ thể Chủ tịch UBND bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan chuyên môn trước rồi mới đưa ra HĐND bầu hay là bầu làm Ủy viên UBND xong mới được bổ nhiệm. Theo Hướng dẫn số 1138/HD-UBTVQH13 ngày 3.6.2016, “Một số nội dung về việc tổ chức kỳ họp thứ nhất của HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021” thì: “Căn cứ kết quả bầu của HĐND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện ra quyết định bổ nhiệm Ủy viên UBND vào chức danh người đứng đầu cơ quan chuyên môn tương ứng thuộc UBND (trừ Ủy viên phụ trách công an và Ủy viên phụ trách quân sự)”. Đây là trình tự pháp lý quan trọng, thể hiện địa vị pháp lý, vai trò giám sát, kiểm soát quyền lực của HĐND trong công tác cán bộ. Thực tế hiện nay mỗi nơi thực hiện mỗi cách, trong nhiệm kỳ, đa số người đứng đầu cơ quan chuyên môn do Chủ tịch UBND bổ nhiệm (và bổ nhiệm lại) xong mới làm thủ tục để HĐND bầu làm Ủy viên UBND, thực chất chỉ để hợp thức hóa quy định của pháp luật.

Thứ tư, HĐND cấp xã có thẩm quyền gì trong kế hoạch kinh tế - xã hội của cấp mình?

Trước đây, các kỳ họp thường lệ của HĐND cấp xã đều phải ban hành nghị quyết để quyết định biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương. Nay theo Luật 2015, HĐND cấp tỉnh mới có quyền quyết định; HĐND cấp huyện mới có quyền thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; còn HĐND cấp xã thì luật không quy định thẩm quyền này. Vậy, HĐND - cơ quan quyền lực nhà nước ở cấp xã, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, lại không có cơ chế nào để giám sát, kiểm soát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của chính địa phương mình hay sao?

Muốn thực hiện chức năng quản lý nhà nước của cấp mình thì tất yếu phải lập kế hoạch. Thực tế, HĐND nhiều phường, xã, thị trấn vẫn yêu cầu UBND cùng cấp báo cáo tình hình thực hiện để HĐND xem xét, ban hành nghị quyết về nhiệm vụ, biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương, để chuyển hóa ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân vào nghị quyết. Trong “Quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của cấp xã” nhiều tỉnh cũng quy định kế hoạch phải được HĐND xã thông qua trước khi tổ chức công bố, thực hiện. Nhưng cũng có tỉnh không quy định như vậy.

Hành vi pháp luật đã chuyển hóa là gì năm 2024
Ảnh: Thái Bình

Thứ năm, Quy chế (mẫu) hoạt động của HĐND, cần hay không?

Thi hành Luật 2015, HĐND nhiều địa phương đã ban hành Quy chế hoạt động của HĐND cấp mình (có nơi chỉ ban hành Quy chế hoạt động của Thường trực HĐND). Nội dung quy chế không giống nhau, chất lượng văn bản tùy theo năng lực thể chế của mỗi nơi. Có những bản quy chế được xây dựng, ban hành theo trình tự pháp luật chặt chẽ, nội dung bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND. Nhưng cũng có những bản quy chế tính quy phạm thấp, phần lớn nội dung để trích dẫn lại các điều luật...

HĐND các cấp đều có cùng tính chất, chức năng và hình thức hoạt động. Do vậy, nên chăng, chỉ cần có một bản “Quy chế hoạt động của HĐND” do UBTVQH ban hành (giống như Quy chế 2005); hoặc “Quy chế mẫu” để bảo đảm tính thống nhất của pháp luật. Các địa phương nếu cần có những quy định cụ thể thêm thì chỉ ban hành “Quy chế làm việc” trên cơ sở “Quy chế mẫu”.

Những vấn đề nêu trên tuy không mới nhưng rất cần có quy phạm để điều chỉnh. Quá trình đó không thể tách rời công tác truyền thông.