Hấp nếp bao lâu thì chín

Tết khao

Từ lâu, xôi đã trở thành món ăn quen thuộc với mỗi người dân Việt. Dù ở vùng miền nào, xôi cũng thường xuyên xuất hiện trong mâm cỗ với nhiều biến tấu khác nhau. Có thể là xôi hấp, xôi chiên hoặc xôi kết hợp với các loại hạt khác để tăng hương vị khi sử dụng.

Mặc dù là món ăn dễ chế biến, dễ ăn nhưng không phải ai cũng biến cách chế biến xôi để chúng ngon, hấp dẫn hơn.

Để có được đĩa xôi cúng đúng chuẩn hoặc chế biến phục vụ ăn sáng, bạn có thể tham khảo ngay cách hông xôi ngon được JAMJA’s Blog giới thiệu.

Còn chần chừ gì nữa mà không tham khảo ngay để có được lựa chọn tốt nhất.

Cách hông xôi ngon – vài lưu ý khi chuẩn bị nguyên liệu

Lựa chọn nguyên liệu

Để có thể học cách nấu xôi ngon trước hết bạn cần chọn nguyên liệu ngon. Gạo nếp ngon có vai trò quyết định nhất để có món xôi ngon hay không. Hãy thử tượng tượng bạn nấu xôi với những hạt gạo nếp bị mốc hay bị trộn lẫn giữa nhiều loại gạo, đó chắc chắn là món xôi tồi tệ.

Gạo nếp dùng để nấu xôi thường là nếp hương, độ dẻo vừa phải lại có mùi thơm đặc biệt. Hãy quan sát cẩn thận và lựa chọn những hạt gạo nếp mới, có màu trắng đục, nhìn tổng thể các hạt đều tròn và căng bóng, đó là những hạt gạo nếp ngon.

Cách ngâm gạo đồ xôi

Dù bạn hông xôi theo cách nào thì đều cần ngâm gạo nếp trước khi nấu. Như thế sẽ giúp rút ngắn thời gian nấu. Hãy ngâm gạo trong nước lạnh với một chút muối. Chú ý đổ ngập nước nhiều một chút vì nếp sẽ hút nước trong quá trình ngâm.

Vậy nên ngâm gạo nếp trong thời gian bao lâu là đúng và đủ? Hãy ngâm trong vòng từ 5 tiếng đến tối đa là 8 tiếng. Nếu bạn muốn nấu xôi vào sáng sớm hôm sau thì nên ngâm qua đêm để tránh mất thời gian chờ đợi. Tuy nhiên, có một lưu ý rằng không nên ngâm gạo nếp quá lâu [trên 8 tiếng], xôi sẽ không còn mùi thơm đặc trưng của nếp và lại còn bị chua nữa. Trước khi nấu hãy vớt gạo nếp ra và để cho ráo nước.

Cách hông xôi ngon bằng xửng hấp

Đây là cách hông xôi ngon truyền thống mà các bà các mẹ vẫn hay dùng. Cách làm như sau:

Bước 1: Cho nước lạnh vào nồi, khoảng 1/3 nồi là vừa đủ. Nếu bạn đổ quá nhiều nước phần xôi bên dưới sẽ bị nhão. Sau đó bắc nồi lên bếp và đun sôi. Có thể cho thêm vài lá dứa vào để xôi có mùi thơm hơn.

Bước 2: Trong lúc chờ nước sôi, bạn dùng tay bốc từng nắm gạo nếp và rải nhẹ nhàng theo lớp vào xửng hấp. Làm lần lượt như vậy cho đến khi hết gạo nếp.

Lưu ý: Không nên cho quá nhiều gạo nếp so với dung tích cho phép của xửng hấp, cũng không nên nén gạo nếp quá chặt làm bịt hết các lỗ để thông hơi. Do đó phần xôi bên dưới có thể bị nhão, còn phần trên lại bị khô do không nhận được hơi.

Bước 3: Xoáy 5 lỗ sâu xuống lớp gạo nếp. Việc này giúp cho hơi nước trong nồi có thể tỏa đều mọi nơi trong nồi, giúp  cho hạt gạo nếp có thể chín đều.

Bước 4: Đợi nồi nước sôi thì bạn bắc xửng hấp lên trên nồi, sau đó hạ lửa nhỏ vừa, đậy vung lại và cho một chiếc khăn ẩm lên trên vung để giữ ẩm.

Lưu ý: Không nên nấu với lửa to, vì như vậy khi xôi chưa chín mà nước đã bị cạn hết. Bạn cũng không nên để lửa quá nhỏ, xôi sẽ không chín đều và không được dẻo ngon.

Cứ khoảng 10 phút thì bạn lại dùng đũa xới đều gạo nếp để tất cả có thể chín đều hơn. Hông trong khoảng 35 – 45 phút [tùy vào lượng nếp] là gạo nếp sẽ chín và chuyển thành xôi. Món xôi đạt chuẩn phải có những hạt nếp nở căng tròn, bóng như bôi mỡ, dẻo vừa phải, dậy lên mùi thơm quyến rũ.

Mẹo: Nếu bạn muốn xôi mềm lâu, hãy hông xôi 2 lần, cách làm như sau:

Khi bạn thấy xôi chín tới, hãy xới ra và dàn đều lên mâm, để một lúc cho xôi nguội bớt, sau đó bạn lại đổ xôi và xửng hấp và hấp thêm một lần nữa. Cách làm không khó tuy nhiên bạn cần cẩn thận trong từng bước để có được những đĩa xôi dẻo thơm ngon nhất.

Cách hông xôi ngon bằng nồi cơm điện

Nấu xôi bằng nồi cơm điện cũng được nhiều người áp dụng bởi nó nhanh và đơn giản hơn cách hông xôi truyền thống.

Bước 1: Cho gạo nếp đã ngâm và để rao nước vào nồi cơm điện,

Bước 2: Đổ nước vào qua bề mặt gạo nếp một chút, sau đó đậy nắp nồi lại. Bạn cũng có thể sử dụng lồng hấp dùng cho nồi cơm điện và nấu xôi chín bằng hơi tương tự như cách nấu truyền thống.

Bước 3: Bật nút “cook” và chờ đến khi nồi nhảy sang chế độ “warm” thì bạn dùng đũa xới đều lên và đậy nắp thêm khoảng 10 phút sau đó rút điện. Vậy là bạn đã hoàn thành việc nấu xôi bằng nồi cơm điện rồi đấy. Quá đơn giản phải không.

Cách chữa xôi bị khô

Để tránh xôi bị khô, nhão hay chín không đều bạn không nên ép xôi quá chặt, sẽ làm hơi nước không thể tản ra đều.

Còn nếu như đã lỡ tay, đừng lo lắng quá, bạn có thể xử lý như sau. Nếu như xôi bị khô, bạn có thể vẩy lên một chút nước ở trên, sau đó tiếp tục hấp là được. Bạn vẩy thêm một ít nước lên mặt xôi. Dùng một chiếc khăn nhúng đẫm nước lên phủ lên trên, đậy vung kín lại và tiếp tục hấp chín. Nếu xôi vẫn còn sống bạn có thể vẩy thêm nước và hấp tiếp.

=>> Đồ dùng nhà bếp chỉ từ 9K XEM CHI TIẾT

Cách ủ xôi nóng lâu

Những ngày lễ Tết hay có giỗ, nhà bạn thường phải hông rất nhiều xôi. Nhưng làm thế nào để xôi nóng lâu và vẫn dẻo ngon. Rất đơn giản, bạn hãy chuẩn bị một cái thùng xốp thật sạch có nắp, dưới có lót lá chuối hoặc lá sen, bên trên cũng thế, sau đó thì đậy nắp thùng lại. Hoặc hãy ủ xôi trong thúng như bạn vẫn thấy ở những quán bán xôi, cũng rất hiệu quả. Mỗi lần cần dùng thì mới mở ra.

JAMJA’s BLOG đã chia sẻ xong cách hông xôi ngon và một vài lưu ý để có món xôi tuyệt vời nhất. Hãy thực hành ngay và luôn bạn nhé. Chúc bạn thành công!

>>> Cập nhật các chương trình ưu đãi hấp dẫn nhất đang diễn ra:

Comments

comments

Tết khao

Là một món ăn sáng chắc bụng, thơm ngon được nhiều người yêu thích, nhưng để đồ được một mẻ xôi dẻo ngon, không khô, chẳng nát thì chưa chắc mọi người đều biết làm.

  • Nấu xôi gấc siêu tốc trong 15 phút cho các mẹ bận rộn
  • Bữa sáng ấm bụng với xôi xéo dẻo thơm đậm chất Hà Thành
  • Xôi bọc trứng muối đậm đà đủ chất cho bữa trưa

Chọn lựa nguyên liệu

Nấu được một nồi xôi ngon là cả một nghệ thuật, đòi hỏi bạn phải chuẩn bị kĩ ngay từ khâu nguyên liệu. Gạo nếp ngon quyết định đến 70% độ thành công của nồi xôi, do vậy, bạn nên chọn loại nếp có màu trắng đục, căng bóng, hạt đều, cắn thử vào thấy hạt nếp có vị ngọt tự nhiên, thơm nhẹ nhàng.

Ảnh: Internet

Chọn được nếp ngon rồi, bạn vo cho thật sạch, và quan trọng nhất là phải ngâm từ 6-8 tiếng thì gạo nếp mới có đủ thời gian ngậm nước, khi nấu mới có thể chín đều, không bị sượng.

Khi ngâm gạo nếp, cho vào một dúm nhỏ muối để tạo thêm vị đậm đà cho hạt nếp, xôi nấu xong cũng sẽ thơm ngon, hấp dẫn hơn. Lưu ý đừng nên ngâm gạo lâu hơn 8 tiếng vì sẽ dễ làm cho gạo bị chua, nấu xôi lên cũng sẽ không còn thơm ngon nữa.

Hấp xôi

Rất nhiều người làm hỏng cả nồi xôi vì lớp dưới thì nhão, trên thì khô khốc, sống nhăn. Nguyên nhân chủ yếu của thất bại này thường là do lượng gạo nếp quá nhiều hoặc nén quá chặt làm bít hết các lỗ thông hơi trong nồi hấp, do đó xôi không đủ hơi để chín.

Để khắc phục, khi cho vào xửng hấp, bạn nên bốc từng nắm gạo một, rải đều nhẹ nhàng từng lớp. Dùng ngón tay xoáy thành 5 lỗ trên lớp gạo giúp hơi nước lan tỏa đều. Cuối cùng là dùng một chiếc khăn xô ẩm trùm bên ngoài nồi hấp để giữ nhiệt, cho hạt nếp chín kĩ, chín đều.

Chú ý đến lượng nước đổ vào nồi bên dưới chỉ nên chiếm khoảng 1/3 dung tích nồi, nếu nhiều nước quá sẽ khiến nước bốc hơi mạnh, làm cho lớp xôi bên dưới bị nát.

Trải đều gạo nếp vào tạo lỗ trên bề mặt giúp hơi nước tỏa đều [Ảnh: Internet]

Đặt nồi nước lên đun đến khi nước sôi bạn mới đặt xửng gạo lên nhé! Khi bắc xửng lên, hạ xuống lửa vừa, đủ để giữ cho nước sôi lục bục. Khoảng 10 phút bạn lại mở nắp nồi, lau khô hơi nước ở nắp và dùng đũa đảo đều gạo để xôi có thể chín đều. Tùy theo loại gạo, bạn phải đun từ 30-40 phút thì xôi chín.

Trong trường hợp hấp cạn nước, đủ thời gian mà xôi vẫn chưa chín hoặc bị khô, bạn có thể vẩy thêm ít nước lên bề mặt xôi, sau đó dùng một chiếc khăn nhúng nước, đậy nắp kín và tiếp tục hấp cho đến khi thấy chín đều.

Có một mẹo nhỏ để cho món xôi của bạn dù để lâu nhưng vẫn giữ được độ mềm dẻo, đó là khi xôi vừa chín tới, bạn xới xôi ra dàn lên mâm để cho nguội bớt rồi cho lại vào xửng hấp thêm lần nữa.

Lưu ý để xôi ngon miệng, bắt mắt

Khi nấu xôi để trang trí cỗ, tiệc, muốn tạo màu cho đẹp mắt thì nên dùng các màu sắc từ tự nhiên. Ví dụ như màu xanh từ lá dứa, màu tím lá cẩm, màu vàng của nghệ, màu gấc... Bạn giã các loại lá, củ sau đó vắt lấy nước rồi bỏ vào cùng khi ngâm gạo nếp.

Với các món xôi mặn, sau khi xôi chín, cho một chút mỡ gà vào, trộn đều, từng hạt xôi sẽ căng bóng và thơm ngậy. Với món xôi ngọt, bạn thay mỡ gà bằng nước cốt dừa để tạo vị béo và hương thơm cho xôi.

Đối với các loại xôi đậu, bạn cần ngâm hạt đậu trước 6 giờ. Trước khi nấu, trộn đậu đã ngâm vào gạo sau đó xóc lên cho thật đều để giúp cho hạt xôi tơi xốp, không bị nhão, cả đậu và xôi đều có thể chín đều.

[Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề