Hay bị khô môi là bệnh gì năm 2024

Viêm môi bong vảy là thuật ngữ chỉ tình trạng môi bị viêm, bong vảy trong phạm vi viền môi mà không lan ra bên ngoài. Tình trạng này kéo dài khiến môi khô, nứt nẻ, thậm chí chảy máu, gây khó khăn trong ăn uống, giao tiếp của người bệnh. Vậy viêm môi bong vảy là bệnh gì? Bôi thuốc gì cho mau khỏi?

Hay bị khô môi là bệnh gì năm 2024

Viêm môi bong vảy là gì?

Viêm môi bong vảy (Exfoliative Cheilitis) là tình trạng viêm mạn tính xảy ra do dị ứng với 1 số chất có trong son môi hoặc các sản phẩm khác. Bệnh khiến môi viêm đỏ, tạo các mảng vảy sừng dày.

Viêm môi tróc vảy có thể điều trị bằng son dưỡng môi, kem chống nấm và steroid tại chỗ. Ngoài ra, bệnh có thể điều trị xâm lấn thông thường như laser, phẫu thuật lạnh và đốt điện. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ có hiệu quả trong 1 số trường hợp và thường gây đau, khó chịu, để lại sẹo và chậm lành thương. (1)

Nguyên nhân gây viêm môi tróc vảy

Viêm môi bong vảy không chỉ mất thẩm mỹ mà còn gây cảm giác khó chịu. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định, song viêm môi bong vảy có thể liên quan đến những yếu tố sau: ()

  • Người thường xuyên dưỡng hoặc thoa son môi: những thành phần có trong kem dưỡng hoặc son môi có thể gây kích ứng, viêm môi.
  • Thiếu vitamin B12, sắt: môi nứt nẻ, bong tróc có thể do thiếu hụt 1 số chất dinh dưỡng như kẽm, sắt hoặc vitamin.
  • Nhiễm nấm ở miệng.
  • Dị ứng: 1 số mỹ phẩm hoặc thức ăn có chứa thành phần gây kích ứng, cơ thể sẽ phản ứng với các tác nhân này qua những biểu hiện ở môi hoặc vùng da khác.
  • Người nhiễm song song HIV và nấm candida: dạng viêm môi bong vảy xuất hiện ở người nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Ngoài ra, bệnh cũng được gây ra bởi sự phát triển quá mức của vi khuẩn Candida.
  • Trầm cảm và rối loạn hành vi: tình trạng này cũng khiến người bệnh thường xuyên liếm hay cắn môi, khiến môi tróc vảy.

Hay bị khô môi là bệnh gì năm 2024

Dấu hiệu nhận biết viêm môi bong vảy

Triệu chứng đặc trưng của bệnh là môi khô, đóng vảy, sau đó bong tróc. Quá trình này thường diễn ra nhanh và ảnh hưởng chủ yếu ở môi dưới. Có thể nhận biết viêm môi bong vảy qua những dấu hiệu sau:

  • Môi có thể trông đỏ trước khi hình thành lớp vảy dày.
  • Quá trình bong tróc diễn ra theo chu kỳ với tốc độ và ở các vị trí khác nhau.
  • Môi có thể chảy máu: trường hợp viêm ở cả 2 môi thì môi dưới chịu ảnh hưởng nhiều hơn môi trên.
  • Cảm giác đau: gây khó khăn khi ăn hoặc giao tiếp. Ngoài ra, môi có thể ngứa ran, khô, loét và nứt nẻ.

Ai có thể bị viêm môi bong vảy?

Viêm môi bong vảy ảnh hưởng chủ yếu ở người dưới 30 tuổi. Chỉ 1 vài trường hợp chẩn đoán mắc viêm môi bong vảy song song với vảy nến cục bộ. Bên cạnh đó, người thường xuyên căng thẳng, mắc 1 số rối loạn tâm lý, hay thực hiện hành vi tự hủy hoại bản thân cũng có thể mắc viêm môi bong vảy. Ngoài ra, bệnh còn gặp ở những đối tượng sau đây: ()

  • Người hay thở bằng miệng.
  • Thói quen liếm môi: viêm da trong trường hợp này là phản ứng của môi và vùng da xung quanh tiếp xúc với chất gây kích ứng có trong nước bọt của người bệnh. Hành động liếm môi có thể gây đỏ da mạn tính, khô, đóng vảy ở môi và vùng da xung quanh. Người bệnh nên giảm liếm môi để hạn chế mắc viêm môi bong vảy. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể được cải thiện bằng cách sử dụng son dưỡng môi mềm, corticosteroid tại chỗ từ nhẹ đến trung bình (ví dụ, thuốc mỡ hydrocortison ), thuốc ức chế calcineurin tại chỗ (thuốc mỡ tacrolimus hoặc kem pimecrolimus).
  • Người hay mút, ngoáy và cắn môi.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc nấm men Candida albicans: vi khuẩn Staphylococcal hoặc Streptococcal xâm nhập ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da. Nhiễm trùng da do vi khuẩn có thể dẫn đến các biểu hiện lâm sàng đa dạng như xuất hiện ban đỏ, đau, nóng, sưng, chảy mủ, hạch to.
  • Vệ sinh răng miệng kém: được xem là yếu tố kích thích viêm da bong vảy.

Viêm môi bong vảy có chữa được không?

Có! Tùy theo tình trạng viêm môi mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thích hợp. Một số điều trị viêm môi bong vảy như son dưỡng môi có chất bong sừng, chống nắng, thuốc kháng nấm, corticoid thoa tại chỗ, corticoid uống, kháng sinh uống. Với viêm môi bong vảy xuất phát từ những rối loạn tâm lý, việc sử dụng thuốc điều trị triệu chứng rối loạn lo âu có thể cải thiện tình trạng viêm.

Hay bị khô môi là bệnh gì năm 2024
Triệu chứng đặc trưng của bệnh là môi khô, đóng vảy, sau đó bong tróc.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cơn đau trở nên tồi tệ hơn hoặc vùng da bị kích ứng! Tuy nhiên, kể cả chưa xuất hiện những triệu chứng nói trên, nếu tình trạng viêm môi bong vảy kéo dài, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị sớm.

Để cải thiện tình trạng trên, người bệnh có thể được:

  • Thoa kem hydrocortisone.
  • Thoa kem dưỡng môi.

Ngoài ra, viêm môi bong vảy có thể liên quan đến các vấn đề y tế nghiêm trọng, chẳng hạn như thiếu vitamin, ức chế miễn dịch hoặc cơ thể không thải độc hiệu quả. Do đó, nếu đã hạn chế tiếp xúc với yếu tố gây bong vảy và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh nhưng các triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.

Các tình trạng Viêm môi có thể bạn quan tâm: Viêm môi cơ địa, viêm môi dạng u hạt, viêm môi dị ứng

Phương pháp chẩn đoán tình trạng viêm môi bong vảy

Viêm môi bong vảy có thể nhầm lẫn với các tình trạng khác, do đó, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra, làm các xét nghiệm để loại trừ những bệnh khác cũng như nhiễm trùng thứ phát. Theo đó, viêm môi bong vảy được chẩn đoán qua những cách sau:

  • Xét nghiệm: đánh giá xem người bệnh có nhiễm nấm candida và khuẩn Staphylococcus aureus không.
  • Sinh thiết trên mô bệnh học: sinh thiết da có thể giúp xác định chính xác tác nhân gây bệnh, từ đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán và lên phương án điều trị phù hợp.
  • Đánh giá rối loạn tâm thần: có thể hữu ích trong việc điều trị rối loạn lo âu. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp để điều trị các triệu chứng liên quan đến các rối loạn, căng thẳng. Điều này cũng góp phần cải thiện tình trạng viêm môi bong vảy.

Cách chữa viêm môi tróc vảy

Viêm môi bong vảy khiến da liên tục bong ra để lộ lớp biểu bì thô ráp, nhạy cảm bên dưới. Tình trạng này tác động tiêu cực đến cuộc sống của những người bệnh, thậm chí cản trở khả năng ăn uống. Do đó, nên điều trị viêm môi bong vảy sớm để tránh những biến chứng không đáng có, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống. Viêm môi bong vảy có thể chữa bằng những cách như:

  • Ngừng sử dụng sản phẩm gây kích ứng và nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị sớm.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, làm mềm da: kem chứa vitamin E, kẽm oxit, bạc nitrat. Các triệu chứng của viêm môi bong vảy có thể thuyên giảm bằng cách thoa son dưỡng. Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng đúng hướng dẫn và không nên lạm dụng.
  • Bôi 1 số chế phẩm có thành phần steroid phổ nhẹ: Fobancort, Fucicort, Eumovate, Chlorocide H… ngày 2 lần trong 1 – 2 tuần.
  • Sử dụng laser: với viêm môi bong vảy mạn tính, laser helineon là chùm năng lượng thấp, công suất khoảng 15 – 50mW, có tác dụng tăng sinh, tổng hợp collagen, thúc đẩy quá trình lên da non và làm lành vết thương nhanh chóng.
  • Thuốc Tacrolimus: chỉ có tác dụng tạm thời nên tình trạng bội nhiễm vẫn có thể chưa được điều trị. Nếu có dấu hiệu của bội nhiễm vi trùng, nấm, người bệnh có thể phải dùng kháng sinh, kháng nấm đường uống và thoa theo chỉ định của bác sĩ.
  • Liệu pháp ngôn ngữ: được sử dụng nhằm giảm thiểu tình trạng người bệnh cắn, liếm hoặc mút môi 1 cách vô thức.
    Hay bị khô môi là bệnh gì năm 2024
    Sử dụng các loại son dưỡng ẩm phù hợp.

Biện pháp phòng ngừa viêm môi bong vảy

Viêm môi bong vảy là bệnh lành tính, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ. Có thể ngừa bệnh bằng các biện pháp như: ()

  • Tránh liếm, ngoáy, cắn, cạy hoặc bóc vảy trên môi vì sẽ gây đau, chảy máu, dễ nhiễm trùng khiến tình trạng nặng hơn.
  • Hạn chế tẩy tế bào chết ở môi.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: ăn kiêng hoặc dùng quá nhiều thức ăn chế biến sẵn có thể ảnh hưởng đến làn da. Do đó, cần cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như ăn nhiều rau xanh và trái cây. Uống nhiều nước, tránh đồ uống có đường, soda. Hạn chế thức ăn mặn vì có thể gây kích ứng môi. Bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin B, kẽm và sắt, axit béo Omega 3 (có trong cá, rau bina và cải xoăn).
    Hay bị khô môi là bệnh gì năm 2024
    Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu của viêm môi bong vảy, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị sớm.

Câu hỏi liên quan về viêm môi bong vảy

1. Viêm môi bong vảy bôi thuốc gì?

Có thể làm dịu các triệu chứng của viêm môi bong vảy bằng các sản phẩm sau: ()

  • Son dưỡng môi: sử dụng loại son dưỡng có chứa chất chống viêm, làm mềm, giữ và khóa ẩm sẽ giúp cải thiện quá trình hydrat hóa, ngăn khô môi, nứt nẻ, bảo vệ da tốt hơn.
  • Sáp ong: chất làm mềm, giữ và hút ẩm hoàn toàn tự nhiên. Đây là thành phần có trong các sản phẩm điều trị và dưỡng môi nhờ khả năng làm dịu da, cải thiện khả năng giữ ẩm.
  • Lanolin: loại sáp được thu hoạch từ len lôngukiii
  • cừu. Lanolin là chất làm mềm, giúp giữ lại độ ẩm và làm các vết nứt trên môi nhanh lành hơn. Tuy nhiên, không ít trường hợp dị ứng khi tiếp xúc với lanolin. Ngưng sử dụng nếu các sản phẩm có chứa lanolin làm nghiêm trọng tình trạng viêm môi bong vảy.
  • Calendula officinalis (hay cúc vạn thọ): có tác dụng giảm đau hiệu quả. Trong những nghiên cứu cho thấy, thuốc mỡ chứa 10% calendula có hiệu quả trong điều trị viêm môi bong vảy. Calendula có sẵn dưới dạng thuốc mỡ hoặc gel, đồng thời là thành phần không thể thiếu trong điều trị và dưỡng môi.
  • Ceramides: chất béo dạng sáp hoặc chất béo tự nhiên trong cơ thể. Ceramides giúp phục hồi hàng rào bảo vệ tự nhiên của da bằng cách duy trì độ ẩm và ngăn vi khuẩn bên ngoài xâm nhập. Khi môi khô, nứt nẻ, hàng rào này bị tổn hại, từ đó làm tăng khả năng mất nước qua biểu bì, dễ gây nhiễm trùng.
  • Thạch dầu mỏ: hiệu quả trong việc cung cấp 1 lớp bảo vệ, dưỡng ẩm cho môi. Thạch dầu mỏ còn xuất hiện trong 1 số sản phẩm làm mềm hoặc chất giữ ẩm để ngừa khô môi, đồng thời bảo vệ các tổn thương và vết nứt ở môi khỏi những yếu tố từ môi trường.
  • Các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như steroid tại chỗ, kháng sinh, chất tiêu sừng, kem chống nắng và thuốc chống nấm có thể ít hiệu quả hơn. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

2. Viêm môi bong vảy kiêng gì?

Các sản phẩm sau đây có thể gây kích ứng cho môi, do đó người bệnh nên kiêng sử dụng:

  • Các sản phẩm có chứa cồn: rượu bia.
  • Không hút thuốc lá: không chỉ gây hại cho phổi, thuốc lá còn là tác nhân gây kích ứng với những vùng da nhạy cảm, điển hình như vùng da xung quanh môi. Theo đó, môi của người hút thuốc lá thường thâm sạm, khô nứt, bong tróc.
  • Thực phẩm có chất tạo màu.
  • Nước hoa.
  • Tinh dầu bạc hà.
  • Sản phẩm chứa paraben, phenol hoặc axit salicylic

3. Viêm môi bong vảy có tự khỏi không?

Có! viêm môi bong vảy nhẹ có thể tự khỏi, song bệnh thường tái lại do không được điều trị triệt để. Viêm môi tróc vảy có thể kéo dài vài năm với những triệu chứng nghiêm trọng hơn. Do đó, ngay khi xuất hiện những dấu hiệu của viêm môi bong vảy, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị sớm.

Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM có dịch vụ lăn kim điều trị những vấn đề về da như: viêm môi cơ địa, viêm môi bong vảy, mụn, sẹo rỗ, sẹo lồi, nám, tàn nhang, nếp nhăn, lão hóa da, rụng tóc…

Với trang thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu từ các nước châu Âu – Mỹ, cùng các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm. Thủ thuật an toàn, không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng, đăng ký nhanh gọn, thực hiện ngay. BVĐK Tâm Anh luôn mang đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tận tâm, chất lượng, hiệu quả.

Bài viết trên đã khái quát viêm môi bong vảy là bệnh gì? Bôi thuốc gì cho mau khỏi? Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích giúp người đang gặp phải tình trạng này có cho mình cách điều trị nhanh chóng và đúng cách.

Tại sao môi bị khô nứt?

Các nguyên nhân gây môi nứt nẻ là gì? Nguyên nhân phổ biến của môi nứt nẻ là những thay đổi về độ ẩm và thời tiết. Thật vậy, đôi môi nứt nẻ thường do tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt, dẫn đến dễ bị kích ứng, bao gồm thời tiết lạnh, khô, ăn thức ăn, nước uống cay nóng thường xuyên và cả thói quen liếm môi.

Môi khô nên bổ sung vitamin gì?

Có bao giờ bạn băn khoăn môi khô, nứt nẻ là do thiếu chất gì hay không? Vitamin C, E, B2 đều được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy làn da khỏe mạnh và hỗ trợ chữa lành vết thương, đây đều là những vitamin cần thiết cho một cơ thể khỏe mạnh, khi thiếu những vitamin này có thể dẫn đến tình trạng khô môi.

Tại sao uống nhiều nước mà vẫn bị khô môi?

Dù uống nhiều nước nhưng tình trạng khô miệng vẫn kéo dài có thể là do các vấn đề về sức khỏe như xuất huyết, cơ thể mất nước, đổ nhiều mồ hôi, tiểu tiện nhiều lần, suy tim, tiêu chảy, đái tháo đường và hội chứng ure máu.

Bóc da môi có tác hại gì?

Việc lột da môi sẽ khiến khả năng tự bảo vệ của da môi bị suy giảm. Do đó, dưới tác động từ ánh nắng mặt trời, các loại son tạo màu chúng ta sử dụng hàng ngày… sẽ khiến môi xỉn màu và thâm môi. Nguy cơ mắc các bệnh: Lớp da môi đóng vai trò như lớp màng bảo vệ.