Hoat dong xuất bản phẩm tuân thủ pháp luật nào năm 2024

Xuất bản phẩm là một loại sản phẩm đặc biệt mà khi thực hiện việc in ấn cần phải có Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm. Luật Phạm Đỗ xin cung cấp các quy định pháp lý về thủ tục xin cấp giấy phép như sau:

Nội dung

Cơ sở pháp lý:

– Luật Xuất bản ngày 20 tháng 11 năm 2012;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

– Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản;

– Nghị định số 150/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông;

– Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07 tháng 02 năm 2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xuất bản.

Đối tượng được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm

– Xuất bản phẩm là gì?

Theo Khoản 4, Điều 4 Luật Xuất bản thì: Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức:

  1. a) Sách in;
  2. b) Sách chữ nổi;
  3. c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
  4. d) Các loại lịch;

đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.

– Xuất bản phẩm điện tử là gì?

Xuất bản phẩm điện tử là các xuất bản phẩm trên được định dạng số và đọc, nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử (Khoản 9, Điều 4 Luật Xuất bản).

– Hoạt động in là gì?

Cơ sở hoạt động in xuất bản phẩm được thực hiện:

+ Chế bản là tạo ra bản phim, bản can, khuôn in để in hoặc bản mẫu để photocopy.

+ In là sử dụng công nghệ, thiết bị để tạo ra sản phẩm in.

+ Gia công sau in là sử dụng công nghệ, thiết bị, công cụ, chuyên môn kỹ thuật để thực hiện các công việc gia công tờ in thành sản phẩm in hoàn chỉnh theo bản mẫu.

Điều kiện được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm

1. Người đứng đầu cơ sở in phải là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật; Là người đại diện theo pháp luật được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc giấy chứng nhận đầu tư, hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền;

2. Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng hoạt động của cơ sở in và đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in (Điểm a Khoản 4 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP), cụ thể theo Điều 6 Thông tư 03/2015/TT-BTTTT thì:

– Đối với công đoạn chế bản: Cơ sở in phải có ít nhất một trong các thiết bị: Máy ghi phim, máy ghi kẽm, máy tạo khuôn in;

– Đối với công đoạn in: Cơ sở in phải có máy in;

– Đối với công đoạn gia công sau in: Cơ sở in phải có máy dao xén (cắt) giấy và có ít nhất một trong các thiết bị: Máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ), máy vào bìa, máy kỵ mã liên hợp, dây chuyền liên hợp hoàn thiện sản phẩm in hoặc thiết bị phù hợp với sản phẩm gia công.

3. Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in;

4. Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

5. Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;

6. Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm

– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm theo mẫu số 17 Phụ lục kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT;

– Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ sở in;

– Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu số 06 Phụ lục kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT;

– Tài liệu chứng minh về việc có mặt bằng sản xuất và thiết bị để thực hiện một trong các công đoạn chế bản in, in và gia công sau in xuất bản phẩm: Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng hay các loại giấy tờ khác chứng minh về việc giao đất, thuê đất, thuê mặt bằng, nhà xưởng để sản xuất;

– Văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành in cấp cho người đứng đầu: Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng về in trở lên hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;

– Tài liệu chứng minh về thiết bị: Bản sao giấy tờ sở hữu hoặc thuê mua thiết bị; trường hợp chưa có thiết bị, trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải kèm theo danh mục thiết bị dự kiến đầu tư. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, cơ sở in phải hoàn thành việc mua hoặc thuê mua đủ thiết bị theo danh mục dự kiến đầu tư, gửi bản sao chứng từ mua, thuê mua thiết bị cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm;

– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh – trật tự; vệ sinh môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm

– Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cho cơ sở in của cơ quan, tổ chức ở trung ương;

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cụ thể là Sở Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cho cơ sở in ở địa phương.

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm

– Cách thức nộp hồ sơ: gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chínhhoặc nộp hồ sơ trực tiếp.

– Số lượng: 1 bộ hồ sơ

– Thời gian: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ trao Giấy biên nhận hồ sơ hẹn trả kết quả sau 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau thời hạn trên, nếu cơ sở in đủ điều kiện thì sẽ được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, nếu không đủ điều kiện thì sẽ được trả thông báo từ chối nêu rõ lý do. Khi nhận được thông báo từ chối cấp phép thì cơ sở in phải nộp lại hồ sơ mới chứ không được sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

– Phí/lệ phí nhà nước: Thủ tục không tốn phí/lệ phí nhà nước.

Quy định cần tuân thủ sau khi cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm

– Thay đổi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thay đổi về người đứng đầu thì cơ sở in phải thông báo bằng văn bản với cơ quan cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và gửi kèm hồ sơ quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 32 Luật Xuất bản

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ sở in có một trong các thay đổi về tên gọi, địa chỉ, thành lập chi nhánh, chia tách hoặc sáp nhập thì cơ sở in phải làm thủ tục đổi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.

– Điều kiện in xuất bản phẩm (Điều 16 Nghị định 60/2014/NĐ-CP)

1. Có hợp đồng in bằng văn bản hoặc phiếu đặt in (theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Nghị định 25/2018/NĐ-CP) quy định giữa cơ sở in với cơ quan, tổ chức, cá nhân đặt chế bản, in, gia công sau in (bao gồm việc tăng số lượng đối với từng sản phẩm in), cụ thể như sau:

  1. Đối với sản phẩm in quy định tại các Điều 17, 19 và 20 Nghị định 60/2014/NĐ-CP phải có hợp đồng in.
  1. Đối với sản phẩm in quy định tại Điều 22 Nghị định 60/2014/NĐ-CP phải có phiếu đặt in Mẫu số 10 ban hành kèm theo Nghị định 25/2018/NĐ-CP.

2. Ngoài các điều kiện theo quy định trên, cơ sở in chỉ được nhận chế bản, in, gia công sau in khi cơ quan, tổ chức, cá nhân đặt in cung cấp đủ các giấy tờ sau đây:

  1. Bản mẫu của sản phẩm đặt in đã được đóng dấu hoặc có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức hoặc chữ ký của cá nhân có sản phẩm đặt in;
  1. Giấy tờ liên quan đến sản phẩm nhận in theo quy định các Điều 17, 19, 20 Nghị định 60/2014/NĐ-CP và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan;

3. Ngoài ra, cơ sở in xuất bản phẩm phải đáp ứng các điều kiện riêng sau:

  1. Đối với xuất bản phẩm thực hiện thông qua nhà xuất bản thì phải có quyết định xuất bản (bản chính) và bản thảo có chữ ký duyệt của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản;
  1. Đối với tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài không thực hiện qua nhà xuất bản thì phải có giấy phép xuất bản (bản chính) và bản thảo có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép;
  1. Đối với xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài phải có giấy phép in gia công và bản mẫu xuất bản phẩm đặt in gia công có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép quy định tại Điều 34 của Luật xuất bản.

4. Việc nhận in xuất bản phẩm phải có hợp đồng theo quy định của pháp luật giữa cơ sở in với nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.

5. Số lượng xuất bản phẩm được in phải được thể hiện trong hợp đồng và phải phù hợp với quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.

– Thông tin ghi trên xuất bản phẩm (Điều 27 Luật Xuất bản và Điều 11 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT)

1. Trên xuất bản phẩm dưới dạng sách phải ghi các thông tin sau đây:

  1. Tên sách, tên tác giả hoặc người biên soạn, người chủ biên (nếu có), họ tên người dịch (nếu là sách dịch), người phiên âm (nếu là sách phiên âm từ chữ Nôm); tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản;
  1. Tên và địa chỉ của tổ chức, họ tên cá nhân liên kết xuất bản (nếu có); họ tên người hiệu đính (nếu có); năm xuất bản, số thứ tự của tập; đối với sách dịch, phải ghi tên nguyên bản; nếu dịch từ ngôn ngữ khác với ngôn ngữ nguyên bản thì phải ghi rõ dịch từ ngôn ngữ nào;
  1. Họ tên và chức danh của tổng giám đốc (giám đốc) chịu trách nhiệm xuất bản; họ tên và chức danh của tổng biên tập chịu trách nhiệm nội dung; họ tên biên tập viên; khuôn khổ sách, số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; họ tên người trình bày, minh họa; họ tên người biên tập kỹ thuật, họ tên người sửa bản in; số lượng in; tên và địa chỉ cơ sở in; thời gian nộp lưu chiểu; mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN);
  1. Đối với sách kinh doanh phải ghi giá bán lẻ; đối với sách do Nhà nước đặt hàng phải ghi là “sách Nhà nước đặt hàng”; đối với sách không kinh doanh phải ghi là “sách không bán”.
  1. Trên bìa một không ghi tên tác giả, tên người dịch, tên người phiên âm, tên người biên soạn đối với sách có nội dung nguyên văn văn kiện của Đảng; văn bản quy phạm pháp luật; văn bản kinh, giáo luật của tôn giáo đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
  1. Phải ghi số thứ tự các trang;
  1. Trường hợp sử dụng hình ảnh Quốc huy, Quốc kỳ để thể hiện trên sách phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan;
  1. Phải ghi “Sách chuyên quảng cáo” trên bìa bốn đối với sách chuyên về quảng cáo;
  1. Phải in từ “TUYỆT MẬT”, “TỐI MẬT” hoặc “MẬT” trên trang tên sách đối với sách có nội dung bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và chỉ nộp tờ khai lưu chiểu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 28 Luật xuất bản.

2. Trên xuất bản phẩm không phải là sách phải ghi các thông tin sau:

  1. Tên xuất bản phẩm; tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được phép xuất bản;
  1. Tên và địa chỉ của tổ chức, họ tên cá nhân liên kết xuất bản (nếu có); số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; số lượng in, tên và địa chỉ cơ sở in;
  1. Đối với xuất bản phẩm kinh doanh phải ghi giá bán lẻ; đối với xuất bản phẩm do Nhà nước đặt hàng phải ghi là “xuất bản phẩm Nhà nước đặt hàng”; đối với xuất bản phẩm không kinh doanh phải ghi là “xuất bản phẩm không bán”.
  1. Đối với tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp: Số xác nhận đăng ký xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh phải ghi tại góc dưới bên phải trang đầu hoặc trang cuối;
  1. Đối với lịch blốc, lịch tờ:

Thứ, ngày, tuần, tháng, năm dương lịch phải ghi đúng với Bảng lịch do cơ quan có thẩm quyền ban hành;

Ngoài thông tin về thứ, ngày, tuần, tháng, năm dương lịch, tùy theo kích thước, tính chất, mục đích sử dụng của lịch, giám đốc (tổng giám đốc) nhà xuất bản quyết định lựa chọn các thông tin còn lại trong Bảng lịch và các thông tin khác để in trên lịch nhưng phải đảm bảo chính xác, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, có chú thích rõ nguồn thông tin, số liệu; không ghi thông tin mang tính khuyến nghị, khuyến cáo không có cơ sở khoa học;

Các thông tin trên lịch phải được in bằng tiếng Việt; trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài có cùng nội dung thì khổ chữ tiếng các dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài không được quá 3/4 khổ chữ tiếng Việt;

Ngày Quốc lễ và ngày Chủ nhật phải in màu đỏ; các ngày kỷ niệm lớn của đất nước phải in màu đỏ hoặc trình bày, thiết kế khác so với những ngày còn lại trong tuần;

Tên nhà xuất bản, số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản, số lượng in, khuôn khổ, tên và địa chỉ cơ sở in, tên và địa chỉ của đối tác liên kết (nếu có) phải ghi trên vỏ bọc đối với lịch blốc, tại góc dưới bên phải tờ lịch có tháng 12 đối với lịch tờ;

  1. Đối với lịch sổ, lịch để bàn và các loại lịch in khác: Ghi tên nhà xuất bản; số xác nhận đăng ký xuất bản; số quyết định xuất bản; số lượng in; tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ sở in; tên và địa chỉ của đối tác liên kết (nếu có) và giám đốc (tổng giám đốc) quyết định vị trí ghi các thông tin này;
  1. Đối với bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách (bao gồm: đĩa CD, đĩa CD-ROM, băng cát-sét, băng video, các thiết bị lưu trữ dữ liệu khác): Số xác nhận đăng ký xuất bản, số giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh được ghi như sau: Ghi trên nhãn được dán lên mặt đĩa CD, đĩa CD-ROM và mặt ngoài của vỏ hộp đĩa; ghi trên nhãn được dán lên mặt ngoài vỏ hộp đựng băng cát-sét, băng video, thiết bị lưu trữ dữ liệu khác.
  1. Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN) ghi trên xuất bản phẩm thực hiện theo Thông tư số 05/2016/TT-BTTTT ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng mã số sách tiêu chuẩn quốc tế; trường hợp có sự sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Thông tư số 05/2016/TT-BTTTT thì thực hiện theo quy định mới.

3. Thông tin quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải ghi trên bìa một của sách và không được ghi thêm thông tin khác; thông tin quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải ghi trên cùng một trang sách; thông tin quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải ghi trên bìa bốn của sách.

4. Tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản quyết định vị trí ghi các thông tin quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trên xuất bản phẩm, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.

5. Đối với xuất bản phẩm điện tử ngoài việc phải có đủ các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn phải có các thông tin quản lý xuất bản phẩm điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Thông tin ghi tại phần đầu của xuất bản phẩm, trừ khuôn khổ, họ tên người sửa bản in, số lượng in, tên và địa chỉ cơ sở in;

Vị trí ghi số xác nhận đăng ký xuất bản là giao diện đầu hoặc phần đầu của xuất bản phẩm điện tử trên mạng Internet hoặc trong phần mềm của thiết bị đầu – cuối.

6. Trường hợp bìa một của sách có hình ảnh Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ, bản đồ Việt Nam, chân dung lãnh tụ, người đứng đầu Đảng và Nhà nước thì không ghi tên tác giả, người biên soạn, người chủ biên, họ tên người dịch, người phiên âm trên nên hình ảnh, chân dung đó

– Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam

Thủ tục nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam quy định tại Điều 28 và Điều 48 Luật xuất bản, Điều 21 Nghị định số 195/2013/NĐ-CP; và được hướng dẫn bởi Điều 12 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT.

\>> Xem thêm: Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam

Phạt vi phạm hành chính liên quan

Việc vi phạm liên quan đến in xuất bản phẩm được quy định từ Điều 22 đến Điều 32 Nghị định 119/2020/NĐ-CP. Dưới đây là một số vi phạm phổ biến và mức phạt:

– Không ghi đầy đủ thông tin trong quyết định xuất bản theo mẫu quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

– Lưu trữ không đầy đủ hồ sơ biên tập bản thảo và tài liệu có liên quan của xuất bản phẩm: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

– Sử dụng văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không có đầy đủ thông tin theo mẫu quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

– Ký duyệt bản thảo hoàn chỉnh để in, phát hành điện tử không đúng hoặc không đầy đủ theo quy định:Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

– Giao kết hợp đồng in giữa nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh với cơ sở in nhưng không thể hiện số lượng in hoặc thể hiện vượt quá số lượng in xuất bản phẩm so với quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

– Không ban hành quyết định xuất bản đối với từng xuất bản phẩm: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

– Để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với từng xuất bản phẩm: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

– Thực hiện không đúng nội dung giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh về tên tài liệu, phạm vi phát hành, hình thức phát hành, nơi in đối với từng xuất bản phẩm: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

– Xuất bản xuất bản phẩm không đúng với nội dung xác nhận đăng ký xuất bản về tên xuất bản phẩm, tên tác giả, tên dịch giả (nếu có), thể loại, ngữ xuất bản, đối tác liên kết đối với từng xuất bản phẩm: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

– Điều chỉnh tăng giá bán lẻ ghi trên xuất bản phẩm nhưng không được sự đồng ý của giám đốc nhà xuất bản đối với từng xuất bản phẩm: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;

– Xuất bản xuất bản phẩm không phù hợp với tóm tắt nội dung, chủ đề, đề tài trong xác nhận đăng ký xuất bản đối với từng xuất bản phẩm: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;

– Tổ chức hoặc cho phép phát hành xuất bản phẩm nhưng không ban hành quyết định phát hành đối với từng xuất bản phẩm: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;

– Không giao kết hợp đồng in xuất bản phẩm với cơ sở in đối với từng xuất bản phẩm: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;

– Giao kết hợp đồng in xuất bản phẩm với cơ sở in không có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

– Xuất bản xuất bản phẩm nhưng không có xác nhận đăng ký xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh đối với từng xuất bản phẩm: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

– Không lưu trữ hồ sơ biên tập bản thảo và tài liệu có liên quan của xuất bản phẩm đối với từng xuất bản phẩm: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

– Không thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng xuất bản phẩm: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

– Không thực hiện thẩm định nội dung tác phẩm, tài liệu theo quy định hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng xuất bản phẩm: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

– Xuất bản tác phẩm, tài liệu và tái bản xuất bản phẩm nhưng không có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật đối với từng xuất bản phẩm: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

– Vi phạm quy định về nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp không đúng thời hạn hoặc không đủ số lượng xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam đối với từng tên xuất bản phẩm.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không nộp xuất bản phẩm cho Thư viện quốc gia Việt Nam đối với từng tên xuất bản phẩm.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nộp lưu chiểu chưa hết thời hạn 10 ngày nhưng đã phát hành đối với từng tên xuất bản phẩm.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lưu chiểu nhưng đã phát hành đối với từng tên xuất bản phẩm.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

  1. Buộc nộp xuất bản phẩm cho Thư viện quốc gia Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
  1. Buộc nộp lưu chiểu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

– Vi phạm quy định về hoạt động in xuất bản phẩm

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. Cập nhật không đầy đủ thông tin về việc nhận chế bản, in, gia công sau in vào “Sổ quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in” theo mẫu quy định;
  1. Lưu giữ không đầy đủ hồ sơ nhận in xuất bản phẩm.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. In xuất bản phẩm nhưng không có hợp đồng in được giao kết giữa nhà xuất bản và cơ sở in đối với từng tên xuất bản phẩm;
  1. Không lập “Sổ quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in”;
  1. Không thông báo bằng văn bản với cơ quan cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm khi có thay đổi về người đứng đầu cơ sở in.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. In xuất bản phẩm không đúng nội dung bản thảo đã được tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký duyệt đối với từng tên xuất bản phẩm hoặc không đúng nội dung bản thảo tài liệu không kinh doanh đã được cấp giấy phép xuất bản đối với từng tên xuất bản phẩm;
  1. Thực hiện chế bản hoặc gia công sau in xuất bản phẩm nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động in;
  1. Không lưu giữ hồ sơ nhận in xuất bản phẩm đối với từng tên xuất bản phẩm;
  1. Nhận in xuất bản phẩm nhưng bản thảo để in không được ký duyệt đầy đủ theo quy định đối với từng tên xuất bản phẩm;

đ) In dưới 1.000 bản thành phẩm hoặc bán thành phẩm nhưng không có giấy phép xuất bản và không có bản thảo được cấp phép xuất bản đối với từng tên xuất bản phẩm;

  1. Sử dụng giấy phép hoạt động in chưa được cấp đổi theo quy định để thực hiện chế bản, in, gia công sau in.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. In xuất bản phẩm nhưng cơ sở in không duy trì đủ điều kiện hoạt động sau khi được cấp giấy phép hoạt động in;
  1. In dưới 1.000 bản thành phẩm hoặc bán thành phẩm nhưng không có quyết định xuất bản hoặc không có bản thảo được duyệt đối với từng tên xuất bản phẩm;
  1. In từ 1.000 đến dưới 2.000 bản thành phẩm hoặc bán thành phẩm nhưng không có giấy phép xuất bản và không có bản thảo được cấp phép xuất bản đối với từng tên xuất bản phẩm.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. In từ 1.000 đến dưới 2.000 bản thành phẩm hoặc bán thành phẩm nhưng không có quyết định xuất bản hoặc không có bản thảo được duyệt đối với từng tên xuất bản phẩm;
  1. In gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài nhưng không có giấy phép in gia công xuất bản phẩm theo quy định đối với từng tên xuất bản phẩm.

5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. Sử dụng máy photocopy và các thiết bị in để nhân bản xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép;
  1. In dưới 1.000 bản thành phẩm hoặc bán thành phẩm nhưng không có quyết định xuất bản và không có bản thảo được duyệt đối với từng tên xuất bản phẩm;
  1. In xuất bản phẩm nhưng không có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.

6. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. In từ 1.000 đến dưới 2.000 bản thành phẩm hoặc bán thành phẩm nhưng không có quyết định xuất bản và không có bản thảo được duyệt đối với từng tên xuất bản phẩm;
  1. In xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy có số lượng dưới 500 bản hoặc thành phẩm, bán thành phẩm đối với từng tên xuất bản phẩm.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

  1. Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động in từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;
  1. Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động in từ 04 đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

  1. Buộc thu hồi xuất bản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
  1. Buộc tiêu hủy sản phẩm in đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và điểm c khoản 4; khoản 5; điểm a và điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này;
  1. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này.

Dịch vụ xin cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm

Phạm vi công việc

Tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến in xuất bản phẩm.

Thu thập thông tin, tài liệu và soạn thảo hồ sơ.

Trình ký và nhận tài liệu tận nhà, nơi làm việc của khách hàng.

Nộp hồ sơ, giải trình yêu cầu của cơ quan cấp phép và nhận kết quả.

Bàn giao tận nơi cho khách hàng.

Hướng dẫn lưu trữ hồ sơ, tài liệu, lập sổ sách, báo cáo liên quan đến hoạt động in sau khi được cấp phép