Học funix có tốt không

Do cảm thấy không phù hợp với ngành cơ khí, Nguyễn Đức Trường [sinh năm 1994] bảo lưu sau hai năm học đại học và chuyển vào TP HCM, gia nhập một công ty khởi nghiệp về dạy Tiếng Anh trực tuyến.

Sau hai năm làm việc, Trường nhận thấy cơ hội trong ngành IT. Sẵn vốn tiếng Anh và vốn tư duy logic ở đại học, Trường lựa chọn theo nghề lập trình bằng cách học trực tuyến tại FUNiX, nơi anh có thể học chủ động về thời gian, tiến độ.

Năm 2017, học xong Chứng chỉ 1 - Công dân số tại FUNiX, Trường tạm dừng học, đi làm để vừa kiếm tiền vừa có thêm kinh nghiệm, va chạm với môi trường làm việc. Đi làm một thời gian, sang 2018 Trường quay lại với việc học trực tuyến.

Nguyễn Đức Trường [Hà Nội] trở thành lập trình viên sau thời gian học trực tuyến tại FUNiX. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Trường chia sẻ về quá trình vừa học vừa làm: "Lúc đó, mình làm ở vị trí Product Owner, thiên về tiếp xúc khách hàng, thu nhận các yêu cầu từ người dùng. Ngày đi học, tối và cuối tuần lại ôm máy tính học FUNiX, mong hoàn thành nốt hai chứng chỉ còn lại để có chuyên môn thật vững về lập trình".

Chàng trai 27 tuổi cho biết, giai đoạn đó rất khó khăn, áp lực. Bận rộn, mệt mỏi khiến Trường chểnh mảng, thậm chí phải học, thi lại môn. Đôi khi, anh có ý định nghỉ học lập trình do thấy việc học không hiệu quả. Tuy nhiên, khi nghĩ đến mục tiêu ban đầu, muốn thoát khỏi vòng an toàn của chính mình, Trường quyết định nghỉ hẳn công việc, dành 6- 7 tháng chuyên tâm học để hoàn thành chứng chỉ 3 từ giữa năm 2019.

Khi đã tích lũy đủ kiến thức lập trình cơ bản theo chương trình của FUNiX, anh tự tìm kiếm một số cơ hội thực tập tại công ty của Hàn Quốc. Sau đó, nam học viên dự tuyển vào công ty NAL Solution thông qua sự kết nối của FUNiX.

Đức Trường chia sẻ, bản thân phải trải qua ba vòng hồ sơ, kiểm tra năng lực, phỏng vấn trước khi nhận thông báo trúng tuyển và đầu tháng 2. "Xuyên suốt quá trình đó, mình đã được các anh chị ở FUNiX hỗ trợ rất nhiệt tình: Hướng dẫn kinh nghiệm làm CV, làm các bài test online, giải đáp mọi thắc mắc khi mình gặp khó, chỉ cách trả lời phỏng vấn trơn tru, thuận lợi..." - anh nói thêm.

Sau 2 tháng thử việc, anh đã chính thức trở thành lập trình viên back-end tại đây với mức lương đúng với nguyện vọng. Đức Trường cho biết, môi trường làm việc tại NAL Việt Nam rất tốt. Đây là công ty Nhật Bản nên có quy trình làm việc chặt chẽ. Đồng nghiệp cũng hỗ trợ và góp ý để anh cải thiện năng lực.

Nói về Nguyễn Đức Trường, anh Nguyễn Minh Tâm - Phó Giám đốc NAL Việt Nam nhận định, nam lập trình viên có trách nhiệm và thái độ làm việc tốt, nỗ lực cao trong công việc. Bên cạnh đó, Trường có khả năng học hỏi tốt - điều mà NAL Việt Nam luôn coi trọng ở các ứng viên. "Không riêng tôi, các thành viên trong nhóm làm việc đều đánh giá Trường có tiềm năng, có thể đi nhanh và đi xa trong nghề", anh chia sẻ thêm.

Theo Đức Trường, kỹ năng anh học được nhiều nhất, cũng như ứng dụng nhiều nhất từ FUNiX khi bước vào môi trường thực tế là tự học và chủ động tìm hiểu kiến thức. "Kiến thức IT hầu như đều có sẵn khung. Nhưng vào thực tế, công việc luôn đòi hỏi lập trình viên tự nghiên cứu, mày mò để áp dụng kiến thức vào từng dự án khác nhau. Những điều này FUNiX đã dạy và rèn giũa cho mình", nam lập trình viên trẻ khẳng định.

Anh cũng cho biết, điều khó khăn nhất khi học lập trình trực tuyến là phải duy trì động lực học, thực hiện đều đặn. Theo Đức Trường, sau những hào hứng, phấn khởi lúc đầu, duy trì nhịp học kỷ luật giúp anh hoàn thành khóa học đúng tiến độ. Ngoài ra, nam học viên nhận định việc đi làm sớm giúp áp dụng kiến thức vào thực tế, tiếp thêm đam mê. Đội ngũ hannah [cán bộ hỗ trợ học viên] và mentor [chuyên gia công nghệ] cũng hỗ trợ anh rất nhiều để học hiệu quả hơn.

Hiện, Đức Trường vừa tập trung vào công việc mới, vừa tiếp tục học Chứng chỉ 5 ở FUNiX vì kiến thức trong chứng chỉ này có thể ứng dụng ngay vào công việc hiện tại. "Mục tiêu của mình là học để lấy bằng cử nhân công nghệ thông tin. Sau khoảng hai năm làm lập trình viên back-end, mình sẽ tiếp tục nghiên cứu, đào sâu một số công nghệ đang 'hot' hiện nay như Data Science" - Trường nói.

Quỳnh Anh

FUNiX là đơn vị đào tạo trực tuyến thuộc FPT, hiện có hơn 10.000 học viên theo học các chương trình công nghệ như kỹ thuật phần mềm, blockchain, automotive, machine learning, data science, IoT, kiểm tử phần mềm... trực tuyến.

Chương trình sử dụng học liệu MOOC từ các trường đại học chất lượng trên thế giới, có đội ngũ mentor - chuyên gia đang làm việc tại các công ty công nghệ hướng dẫn và đội ngũ hannah hỗ trợ học tập. Học viên có cơ hội rút ngắn lộ trình theo nghề trong khi vẫn đang đi làm, đi học tại các cơ sở đào tạo khác, kể cả ở trường phổ thông.

Đi ngược lại với cách dạy truyền thống, FUNiX hội tụ tiêu chí lạ đời - học sinh không biết cãi khó tốt nghiệp và người dạy không nhất thiết phải là giáo viên.

Tiêu chí lạ đời

Những người lập ra Đại học trực tuyến FUNiX cho rằng, mục đích lớn nhất của sinh viên là ra trường nhanh để có việc làm, kiếm tiền. Thay vì đào tạo theo kiểu truyền thống với đủ các môn, từ chính trị đến văn hóa, xã hội, ở đây, ngay từ bài học đầu tiên, sinh viên được dạy những kiến thức cần thiết nhất để đi làm. FUNiX cho rằng đó là cách giải quyết chất lượng đào tạo, cung ứng cho các công ty phần mềm nhân sự “dùng được ngay”.

Ông Nguyễn Thành Nam - Hiệu trưởng trường chia sẻ, mặc dù hơi cực đoan và có vẻ thực dụng, nhưng trong thời đại các quan điểm giáo dục được các trường đưa ra một cách mập mờ thì việc xây dựng một thông điệp rõ ràng trong đào tạo là cần thiết.

"Kiếm tiền, hiểu theo nghĩa rộng là áp dụng kiến thức đã học để tạo ra những giá trị chứ không chỉ là kiếm tiền đơn thuần. Học liên tục, cả đời, vậy tại sao phải mất quá nhiều thời gian cho giảng đường, với những tiết học buồn chán để đến lúc ra trường lại phải nộp đơn xin việc khắp nơi", ông Nam lý giải cho quyết định thành lập đại học trực tuyến về công nghệ thông tin đầu tiên ở Việt Nam.

[Ảnh minh họa].

Cách học không giống ai

Thay vì quần áo chỉnh tề nghe thầy giảng bài, sinh viên ở FUNiX suốt ngày lên facebook, lướt web, tán gẫu. Chẳng có giờ học cố định, có sinh viên lên lớp bất cứ khi nào rảnh, đó có thể lúc sáng, trưa, chiều hay nửa đêm. Có bạn ở bên kia bán cầu, trong khi thầy ở Việt Nam đã đi ngủ thì các bạn ấy lại online hỏi đủ thứ, thầy giáo nhiều lúc phải ngồi dậy để chỉ bài.

Học ở đây cũng không cần mua giáo trình sách vở, tất cả đều có sẵn trên mạng, sinh viên chỉ việc lên mở ra xem.

Sinh viên cũng có đủ thành phần, từ học sinh cấp 3 đến ông kỹ sư hơn 60 tuổi, từ lái xe taxi đến nhà sư đều có thể theo học, miễn là có mục đích học rõ ràng.

Trong lớp, nhiều khi nhân viên trở thành thầy giáo, còn sếp lại thành học viên. Không có khoảng cách, nên nhiều khi giữa thầy và trò cãi nhau như cơm bữa, cũng nhờ vậy mà cả hai tiến bộ rất nhanh.

Người dạy không phải là thầy giáo

Các mentor ở FUNiX không phải là giáo sư, tiến sĩ mà đơn thuần họ là những người đứng đầu các doanh nghiệp, công ty phần mềm lớn ở Việt Nam. Họ chưa từng làm thầy giáo nhưng lại có hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình. Họ nắm vững chuyên môn, đây đồng thời là nhà tuyển dụng nên họ dạy sinh viên những gì họ cần.

Không phải lên lớp đều đặn như đại học truyền thống, các mentor chỉ việc hướng dẫn học viên qua hệ thống online, trong quá trình học, ai có thắc mắc gì thì đặt câu hỏi và được trả lời ngay.

Nhiều lúc, trong quá trình dạy học, thấy học viên nào đáp ứng yêu cầu nhân sự của công ty, họ mời luôn học viên đó đi làm. Đã từng có học viên chỉ sau 4 tháng theo học tại FUNiX đã được FPT Software mời về làm kỹ sư chính thức của công ty,

Chủ Đề