Học thạc sĩ có dễ xin việc không

Trên đây là một góc nhìn của thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc với vấn đề cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Ông không đổ lỗi cho xã hội, ông nhìn thấy nguyên nhân tự thân của vấn đề.

Đó là một góc nhìn rất đáng quan tâm. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Nhiều năm nay, số lượng cán bộ công chức, giáo viên, sinh viên… có nhu cầu học lên bậc thạc sĩ ngày càng gia tăng. Có thể nói, nhiều cán bộ, giáo viên, sinh viên… có ý thức tốt trong việc học tập thêm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, để có cơ hội phấn đấu, nâng lương, thăng tiến, ổn định trong công việc, cuộc sống. Dẫu cho việc học tập đó có tốn kém đến hàng chục triệu đồng hoặc hơn nữa nhưng họ vẫn rất nỗ lực để hoàn thành mục tiêu. 

Hơn nữa, các cơ quan, đơn vị nhà nước rất quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận cho cán bộ, công chức có nguyện vọng học tập lên cao nhằm chuẩn hóa, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ của công việc, của đơn vị. 

Có nhiều đơn vị, cơ quan còn đưa việc đi học nâng cao trình độ, chuyên môn của cán bộ, công chức thành Nghị quyết, chỉ tiêu phấn đấu của mình. Mặt khác, bây giờ, nhiều  phụ huynh, cán bộ có đời sống kinh tế, lương bổng ổn định, khấm khá hơn, không ngại tốn kém tiền bạc, thời gian, sẵn sàng đầu tư cho con em, bản thân học tiếp. 

Các cơ sở đào tạo, các trường đại học cũng mở thêm nhiều khóa học, loại hình đào tạo mới để đáp ứng nhu cầu thực tế của người học. Thống kê hiện nay, có 29 chuyên ngành thạc sĩ và 18 chuyên ngành tiến sĩ. Riêng số lượng học viên thạc sĩ mới mỗi năm trên dưới 1.000 người cho 2 đợt tuyển sinh. 

Nhiều trường đại học dân lập đăng ký đào tạo sau đại học, mở thêm hàng loạt mã ngành theo nhu cầu đào tạo, sử dụng. Nhờ vậy, những năm nay, các đơn vị, cơ quan nhà nước bổ sung, tuyển mới được nhiều cán bộ, giáo viên, sinh viên có trình độ thạc sĩ. Sau khi được đào tạo, học lên cao, nhiều cán bộ, giáo viên, sinh viên đã phát huy tốt được năng lực, kết quả học tập của mình vào công việc, nhiệm vụ thực tế đặt ra. 

Đây kết quả đáng mừng của việc học lên thạc sĩ.

Ảnh minh họa [Nguồn Internet]

Bên cạnh cái được, việc học thạc sĩ trong thời gian gần đây cũng bộc lộ không ít tồn tại, hạn chế và bất cập. 

Trước hết, về bản thân người đi học chưa nhận thức, đánh giá đầy đủ được ý nghĩa, giá trị của việc học lên cao học. Vẫn còn mang tính chất phong trào, thấy người ta đi học mình cũng đi học, trong khi khả năng, trình độ thực tế của mình chưa đáp ứng được yêu cầu. 

Song ở quá trình học,  họ lại rất “giỏi” trong việc “ quan hệ” với thầy cô, nhà trường để dễ dàng vượt qua mọi cửa ải, từ thi tuyển đến làm đề tài luận văn… Thậm chí có tình trạng lo lót, chạy chọt; nhờ, thuê người khác học thay, làm thay luận văn, cái kiểu "học giả, bằng thật”… từng gây bức xức dư luận. 

Lệch lạc hơn ở chỗ, không ít người, trong đó có cán bộ, công chức coi việc học thạc sĩ, kể cả tiến sĩ không phải để phục vụ, làm việc mà cốt để khoe mẽ, ra oai, để giữ ghế, thăng tiến… 

Gần đây, văn bản của một số địa phương có quy định, cán bộ nguồn, cán bộ quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ vào các chức danh trong bộ máy Nhà nước phải là đại học chính quy, nếu tại chức, từ xa là không được, phải dừng lại. 

Để “thoát khỏi” quy định mới này, nhiều cán bộ có bằng tại chức nằm trong diện “quy hoạch” ở nhiều địa phương, sở ban ngành hiện nay đua nhau đi học thạc sĩ. Có tình trạng trớ trêu, học chuyên ngành không thuộc chuyên môn của mình đang làm, đang làm văn phòng lại đi học ngành thú y.

Tiếp đến, việc quy hoạch, quản lý, đánh giá, cấp bằng ở các trường đại học đối với bậc thạc sĩ…trong thời gian qua chưa có quy chuẩn cụ thể và có biểu hiện buông lỏng, dễ dãi, nhẹ nhàng, dễ tạo kẽ hở cho học viên “ qua mặt”, nảy sinh tiêu cực. 

Chất lượng đào tạo thạc sĩ của nhiều cơ sở giáo dục chưa đảm bảo. Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng thừa nhận việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đang tồn tại một số vấn đề đáng quan ngại. Qua thực tiễn, nhiều vị thạc sĩ [ kể cả tiến sĩ] ở ta thuộc dạng “ hữu danh vô thực”, chẳng nghiên cứu, sáng tạo, cải tiến, đổi mới được gì.

Mặt khác, cách đánh giá, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, nhân viên ở ta vẫn làm theo cái kiểu tư duy cũ, thường trọng vọng, đánh giá cao, cộng điểm cho những người học cao, có bằng cấp nhiều; hơn là những người có thực lực thật sự. 

Cho nên bây giờ có thêm phong trào, sinh viên tốt nghiệp đại học; thất nghiệp, không xin được việc làm; tranh nhau học lên cao học. Vì họ có suy nghĩ chỉ có học lên cao mới có cơ hội xin việc làm, khiến vòng luẩn quẩn tốt nghiệp- thất nghiệp tái diễn. Có bằng thạc sĩ rồi mà không biết phát huy chuyên môn để làm việc, kiếm sống, chứng tỏ năng lực, bằng cấp của anh có “ vấn đề”. Đấy là lỗi của người học.

Thí sinh phải chịu thiệt thòi, ngang trái khi thi viên chức ở Vĩnh Phúc

[GDVN] -Cuộc thi tuyển bất ngờ chuyển từ cấp huyện lên cấp tỉnh, nhiều người thi tưởng mình đã đỗ thì có thể sẽ bị trượt vì phương án thi tuyển mới, có sau khi thi.

Chúng tôi thiết nghĩ, tình trạng thạc sĩ thất nghiệp đang là một vấn đề đáng quan ngại, báo động cho công tác đào tạo hiện nay. 

Các nhà đào tạo, tuyển dụng cần nâng cao tính trách nhiệm xã hội. Thực tế, ngành giáo dục vẫn chưa kiểm soát hết được nhu cầu xã hội để đưa ra những chỉ tiêu tuyển sinh, đào tạo phù hợp. Trong khi đó, chất lượng đào tạo, đầu ra thạc sĩ như thế nào vẫn chưa có một khung chuẩn, thẩm định. 

Quyền học là của mọi người, và tuyển dụng như thế nào là quyền của các đơn vị tuyển dụng. Nếu không có tiếng nói chung thì tình trạng đào tạo tràn lan, thạc sĩ thất nghiệp ngày càng phổ biến. Chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của ta cũng cần xem xét lại. Cả nước, hiện có 24.300 tiến sĩ, trên 100.000 thạc sĩ …nhưng công trình nghiên cứu, sáng kiến khoa học lại quá ít. So với các nước xung quanh ta, khả năng nghiên cứu, bằng sáng chế được quốc tế  công nhận của chúng ta rất khiêm tốn, thảm hại lắm. 

Như vậy, đào tạo chạy theo số lượng nhiều để làm gì đâu? Rất lãng phí và tốn kém. Đáng lo, khâu đầu tư, coi trọng chất xám, khoa học của ta vẫn chưa có lời giải thấu đáo, làm suy giảm ý chí, tinh thần đam mê khoa học của không ít người có thực lực thật sự. 

Đến khâu đánh giá, phân loại, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức Nhà nước cần đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, theo hướng chọn lựa, trọng dụng những người có năng lực, làm được việc, chứ không đặt nặng, ưu ái quá nhiều cho đối tượng người học cao, nhiều bằng cấp mà năng lực làm việc lại có hạn.

Tất nhiên, không phải tất cả người học của chúng ta đều là như thế, nhưng bộ phận "có vấn đề" cũng không phải ít. Độc giả có quan điểm về câu chuyện này, đề nghị tiếp tục góp ý với tác giả, với tòa soạn qua mục bình luận bên dưới, hoặc email . 

ĐỖ TẤN NGỌC

Chính phủ Úc đang mở cửa và ưu tiên cho các bạn du học thạc sĩ ở Úc. Các bạn được ở lại 2-3 năm làm việc và cơ hội định cư luôn mở cửa. Đặc biệt từ khi Việt Nam lên hạng assessment level 2, việc xét duyệt hồ sơ càng dễ dàng hơn. Hồ sơ xin visa du học Thạc sĩ Úc đối với sứ quán không phải nộp hồ sơ tài chính.

Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Úc, sinh viên được phép xin visa 2-3 năm ở lại làm việc và định cư Úc theo chương trình tích điểm tay nghề.

Những lý do không thể bỏ qua Úc khi chọn du học thạc sĩ

1/ Thời gian học Thạc sĩ Úc ngắn hơn các nước khác

Thông thường thời gian học chỉ 1-2 năm tùy chuyên ngành. Bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như chi phí sinh hoạt.

2/ Cho phép làm thêm trong thời gian học

Chính phủ Úc cho phép sinh viên quốc tế làm thêm 20h/tuần và toàn thời gian trong các kỳ nghỉ. Với khoản thời gian này, các Thạc sĩ tương lai có thể tìm kiếm công việc phù hợp như thực tập tại các công ty, nhân viên bán hàng, phục vụ… Đây cũng là cơ hội để tìm hiểu, thích nghi môi trường làm việc của Úc.

3/ Học phí phù hợp

Học phí du học Thạc sĩ Úc trung bình từ 25.000 – 40.000 AUD/năm. Nhìn chung đây là mức học phí vừa phải, phù hợp với đa số điều kiện kinh tế của các gia đình Việt Nam. Hơn nữa, bạn được vừa học vừa làm để hỗ trợ kinh tế thêm cho bản thân.

4/ Du học cùng vợ/chồng/con cái

Trường hợp bạn đã kết hôn, khi du học Thạc sĩ Úc, bạn được phép mang theo vợ/chồng và con cùng đi Úc.

Chi tiết các thủ tục cần thiết, vui lòng liên hệ với Viet Global. Viet Global là đơn vị tư vấn du học Úc kinh nghiệm gần 15 năm. Chúng tôi sẽ giúp bạn định hướng và tìm hiểu về chương trình du học thạc sĩ Úc.

Nhận thông tin du học Úc 2019

Ngày nay, tấm bằng đại học đã trở nên phổ thông và không còn là lợi thế khi xin việc tại các công ty hay tập đoàn lớn. Trong tình hình đó, những tấm bằng cao cấp hơn như thạc sĩ và tiến sĩ ngày càng trở nên “thời thượng”. Chương trình thạc sĩ tại Úc như thế nào? Nên chọn ngành nào để học thạc sĩ? Học thạc sĩ có định cư Úc được không? Viet Global sẽ giới thiệu chi tiết cho các bạn.

Tổng quan chương trình thạc sĩ Úc

Úc có 2 loại chương trình thạc sĩ: Học theo tín chỉ [Master by course work] và Nghiên cứu [Master by research].

1/ Chương trình thạc sĩ tín chỉ

Chương trình này sẽ có một số môn học và [có thể] một bài tiểu luận tốt nghiệp ngắn [thesis]. Mỗi môn học hay bài luận sẽ tương ứng với một số tín chỉ nhất định [credit point]. Sinh viên lấy đủ tín chỉ cho chương trình thạc sĩ sẽ được cấp bằng.

Trong chương trình thạc sĩ theo tín chỉ, sinh viên phải học một số môn bắt buộc [core subjects] và các môn lựa chọn [selectives]. Điều này giúp sinh viên được chọn môn tùy theo định hướng của bản thân. Chương trình thạc sĩ tín chỉ thường được nhiều sinh viên Việt Nam theo học.

2/ Chương trình thạc sĩ nghiên cứu

Thông thường, thạc sĩ tín chỉ khai giảng 2 lần/năm, vào tháng 3 và tháng 7. Thạc sĩ nghiên cứu có thể bắt đầu bất cứ lúc nào, tùy thuộc vào giáo viên hướng dẫn.

Sinh viên đã có sẵn đề tài nghiên cứu và được hướng dẫn trực tiếp bởi một giáo sư, hầu như không phải lên lớp dự giảng. Bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu sẽ được xem như hoàn tất chương trình. Luận văn bậc thạc sĩ không dài như bậc tiến sĩ và không đòi hỏi nội dung phải hoàn toàn sáng tạo.

Điều kiện nhập học thạc sĩ nghiên cứu

  • Ngoài những điều kiện thông thường, thạc sĩ nghiên cứu đòi hỏi phải có đề cương của đề tài dự định nghiên cứu.
  • Ứng viên tốt nghiệp đại học và có điểm trung bình từ 6.5 trở lên. Nếu điểm trung bình không đủ 6.5, có thể bạn sẽ cần đăng ký khóa học dự bị thạc sĩ. Khóa này thường kéo dài 6-12 tháng để đảm bảo chất lượng đầu vào và khả năng học tập của sinh viên.
  • Khả năng tiếng Anh: IELTS từ 6.5 hoặc TOEFL từ 550. Những bạn chưa đủ điểm tiếng có thể đăng ký khóa Anh văn tại Úc trong 1 năm, sau đó bước vào chương trình thạc sĩ. Tuy nhiên, theo chia sẻ của những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, các bạn nên thi IELTS trước khi nộp hồ sơ. Bạn sẽ thuận lợi hơn nếu có điểm IELTS từ 5.5 trở lên/hoặc điểm TOEFL tương đương.

Nên chọn ngành/chương trình nào để học thạc sĩ Úc

Cơ bản, bạn nên chọn ngành học giống hoặc gần với ngành học của bạn ở Việt Nam để tiết kiệm thời gian và dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Nếu muốn học ngành khác, bạn phải bổ sung các môn không có trong chương trình đại học Việt Nam.

Việc chọn học thạc sĩ Úc trường nào sẽ không quá khó khi bạn xác định được ngân sách du học và vùng bạn muốn ở. Học phí du học thạc sĩ thường giao động trong khoảng 18.000$ – 33.000AUD /năm. Úc có 5 vùng phát triển là Victoria, New South Wale [sinh hoạt 17.000 AUD/năm], chi phí rẻ thì có Nam Úc, Tây Úc [12 – 14.000 AUD/năm].

Tham khảo Việc làm và định cư

1/ Việc làm

Bản chất của định cư là việc làm, mà muốn có việc làm yêu cầu bắt buộc phải có kinh nghiệm làm việc và tiếng anh. Vì kể cả có IELTS 6.5 vẫn chưa là gì cả so với thực tế cuộc sống học tập, làm việc. Như vậy, nếu còn băn khoăn về du học thạc sĩ ngành gì và liệu mình có học được thạc sĩ không? học xong mình làm gì với bằng đó? Vậy thì bạn nên bình tĩnh, tìm việc làm việc thêm 1 – 2 năm ở Việt Nam xem thế nào.

2/ Định cư

Nếu muốn trở thành công dân Úc, bạn sẽ được chấm điểm theo Points Test – hệ thống chấm điểm của Úc cho các hồ sơ xin định cư. Points test sẽ chấm điểm cho bạn dựa trên những tiêu chí Úc quy định.

  • Trong Thang Điểm Định Cư, bằng thạc sĩ được cộng 15 điểm [cao đẳng, chứng chỉ nghề nghiệp được 10].

* Tham khảo điểm tay nghề nhập cư Úc

  • IELTS 6.5 được cộng 10 điểm [học đại học điều kiện IELTS 6.0 không được cộng điểm]
  • Kinh nghiệm làm việc 3 năm ở Việt Nam được cộng 5 điểm [vì thế nên bạn mới cần làm ở VN 2-3 năm]
  • Từ 25 – 32 được cộng 30 điểm

=> Vậy là bạn được khoảng 50 điểm, thiếu 10 nữa là đáp ứng được 1 điều kiện trong xin nhập cư Úc [tối thiểu 60 điểm].

  • Người học thạc sĩ Úc và người phụ thuộc [chồng/vợ] đều được phép đi làm và đi học. Bạn nên chọn những việc liên quan đến ngành học để đảm bảo thời gian làm thêm được tính vào thang điểm định cư.

Với 15 năm kinh nghiệm của VIET GLOBAL, chúng tôi có vài lời khuyên giúp bạn thành công trở thành công dân Úc:

  1. Nên chọn trường đại học uy tín. Ưu tiên những trường có nhiều dịch vụ chăm sóc sinh viên quốc tế và mức học phí hợp lý.
  2. Để tiết kiệm được thời gian du học Úc, bạn có thể chọn ngành học giống hoặc gần với ngành học bậc đại học tại Việt Nam. Việc du học lúc này là cơ hội để bạn đào sâu kiến thức chuyên ngành của mình.
  3. Nếu bạn muốn học Thạc sĩ khác chuyên ngành đã học thì bạn nên học bổ sung các môn không có trong chương trình đại học ngay ở Việt Nam.
  4. Chọn trường có nhiều chương trình hỗ trợ cho sinh viên như học bổng, chương trình hướng nghiệp, câu lạc bộ việc làm… Để giúp bản thân dễ tìm việc làm thêm và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
  5. Bạn có thể tham khảo một số trường đại học nổi tiếng tại Úc như: Đại học Victoria, đại học Sydney Uni, đại học La Trobe, đại học Macquarie, đại học Griffith, đại học Deakin

Hãy chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ để có thể sẵn sàng du học Thạc sĩ Úc ngay bây giờ!

Đăng ký tư vấn miễn phí

Bài viết liên quan!


  • Du học Mỹ: Tổng hợp các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn visa du học Mỹ


  • Du học Hà Lan: Khám phá các thế mạnh riêng biệt của chương trình cử nhân Công nghệ thông tin – Truyền thông tại Đại học KHUD Fontys


  • Du học Mỹ: Du học trung học Mỹ visa F-1 với chi phí trọn gói chỉ 18.000 USD/năm bao gồm cả ăn và ở


  • Du học Canada: Giải đáp thắc mắc về chi phí và hành trang du học bậc trung học tại Canada năm 2022

Video liên quan

Chủ Đề