Học viện Chính sách và Phát triển Khoa Kinh tế Phát triển

Mặc dù chỉ mới thành lập vào năm 2008, Học viện Chính sách và Phát triển [website: apd.edu.vn] ngày càng khẳng định vị trí và chất lượng của mình.

Học viện Chính sách và Phát triển tập trung đào tạo chuyên ngành mới, trọng điểm mà xã hội đang cần và hiện nay chưa có trường Đại học, Học viện nào đào tạo như chuyên ngành: Quy hoạch phát triển, Chính sách phát triển, Kinh tế đối ngoại [quản lý ODA và FDI] và các chuyên ngành: Kế hoạch phát triển, Triết học và Chính trị học...

hình APD

Lịch sử hình thành và phát triển

Học viện Chính sách và Phát triển được thành lập theo Quyết định số 10/QĐ – TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ, là trường Đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Về tổ chức, Học viện trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê.

Lịch sử hình thành và phát triển

Sứ mệnh

Là cơ sở đào tạo đại học trong lĩnh vực chính sách phát triển, kinh tế và quản lý, Học viện định hướng trở thành trường đại học có uy tín trong hệ thống giáo dục quốc dân về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn và phản biện chính sách vĩ mô. Đến nay Học viện đang có hơn 2.000 sinh viên hệ cử nhân theo học 4 khóa [đã có 02 khóa tốt nghiệp] với 7 chuyên ngành.

Tầm nhìn

Học viện phấn đấu nhanh chóng đạt được chất lượng cao hàng đầu của Việt Nam, tiến tới đạt đẳng cấp quốc tế về nội dung và trình độ đào tạo, liên thông và tương thích với mặt bằng kiến thức của các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện cho Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động và thành công trong quá trình hội nhập quốc tế; có giáo viên nước ngoài tham gia giảng dạy và giáo trình nước ngoài tiên tiến sẽ được sử dụng tại Học viện Chính sách và Phát triển. Sinh viên tốt nghiệp ở Học viện Chính sách và Phát triển có thể làm việc ở nước ngoài.

Hoạt động của sinh viên

Học tập tại trường Học viện Chính sách và Phát triển ngoài việc được học tập trong một môi trường hiện đại và năng động, sinh viên còn có cơ hội được tham gia vào các hoạt động Đoàn – Hội sôi nổi của trường. Đoàn – Hội luôn tạo nhiều hoạt động sinh hoạt, vui chơi, công tác từ thiện để giúp các bạn có những khoảnh khắc tuyệt vời và ý nghĩa của thời sinh viên.

Sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa

Câu lạc bộ Kỹ năng sống APD

Ngoài hoạt động Đoàn – Hội, trường còn thể hiện sư năng động của mình thông qua các câu lạc bộ của trường như: câu lạc bộ kỹ năng sống APD, câu lạc bộ võ thuật, câu lạc bộ bóng đá,… giúp các bạn sinh viên có môi trường học tập kỹ năng đa dạng và rèn luyện sức khỏe để có tinh thần và sức trẻ tốt như chính độ tuổi của các bạn.

Đội ngũ nhân viên

Đội ngũ các bộ, giảng viên cơ hữu của Học viện bao gồm các Phó giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ được đào tạo tại các trường đại học uy tín trong nước và quốc tế. Để nâng cao tính thực tiễn trong đào tạo, Học viện đã mời các chuyên gia từ các Cơ quan quản lý Nhà nước, Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, giảng viên từ các Trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước tham gia giảng dạy.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên hiện có 126 người [trong đó giảng viên là 75 người bao gồm 03 PGS, 15 Tiến sĩ, chiếm tổng số 20% giảng viên] cao hơn so với mức bình quân của các trường đại học trong cả nước [14%].

Cơ sở vật chất

Trụ sở đào tạo của Học viện tại Tòa nhà 17 tầng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngõ 8B, Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội.

Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông, học liệu và những điều kiện vật chất, thiết bị khác đảm bảo chất lượng như các trường đại học hàng đầu trong khu vực, thỏa mãn đầy đủ nhu cầu và môi trường học tập, nghiên cứu sinh hoạt của giảng viên và sinh viên.

Trụ sở chính mới – hiện đại của trường

* Ký túc xá

Hiện tại, trường học viện Chính sách và phát triển chưa có ký túc xá riêng cho sinh viên của trường. Tuy nhiên, nhà trường có thể hỗ trợ cho sinh viên xa nhà, có hoàn cảnh khó khăn được ở tại “Ngôi nhà chung” ký túc xá Mỹ Đình II.

Ngoài giá cả phải chăng [mỗi bạn sinh viên chỉ phải trả 200.000 đồng/tháng] cho một căn phòng rộng rãi thoáng mát, các bạn còn được tận hưởng các dịch vụ tiện nghi của ký túc xá như: trong phòng có 3 chiếc giường tầng, 6 bàn học, 6 ghế ngồi và 6 tủ đựng đồ. Tất cả các phòng đều có nhà vệ sinh khép kín gồm 2 phòng tắm – vệ sinh ngăn rời.

Ký túc xá Mỹ Đình 2

Đến với khu ký túc xá Mỹ Đình II, các bạn có thể được hòa mình vào một không gian “đậm chất” sinh viên đầy sức trẻ với nhiều hoạt động bổ ích, lý thú vào các buổi tối. Khoảng 8h tối, khuôn viên của ký túc đã có mặt rất đông các bạn sinh viên cùng tham gia sinh hoạt. Các câu lạc bộ như CLB võ thuật, CLB Nhật Bản, CLB ghi-ta… hoạt động thường xuyên, đều đặn. Có nhiều bạn chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, đá cầu, chạy bộ, tập thể dục.

Học viện Chính sách và Phát triển APD đã chính thức công bố tuyển sinh năm 2022.

Thông tin chi tiết mời các bạn tham khảo trong nội dung bài viết dưới đây.

GIỚI THIỆU CHUNG

  • Tên trường: Học viện Chính sách và Phát triển
  • Tên tiếng Anh: Academy of Policy and Development [APD]
  • Mã trường: HCP
  • Trực thuộc: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Loại trường: Công lập
  • Loại hình đào tạo: Đại học – Chất lượng cao – Liên kết quốc tế – Bồi dưỡng ngắn hạn
  • Lĩnh vực: Kinh tế
  • Địa chỉ: Tòa nhà Bộ KH&ĐT, ngõ 7 Tôn Thất Thuyết, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: 043 747 3186
  • Email:
  • Website: //apd.edu.vn/
  • Fanpage: //www.facebook.com/hocvienchinhsachphattrien

THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2022

[Dựa theo Đề án tuyển sinh của Học viện Chính sách và Phát triển cập nhật mới nhất ngày 20/6/2022]

1. Các ngành tuyển sinh

Các ngành tuyển sinh của Học viện Chính sách và Phát triển năm 2022 như sau:

  • Ngành Kinh tế
  • Mã ngành: 7310101
  • Các chuyên ngành:
    • Chuyên ngành Đầu tư
    • Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công
    • Chuyên ngành Đấu thầu và quản lý dự án
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01
  • Ngành Kinh tế quốc tế
  • Mã ngành: 7310106
  • Các chuyên ngành:
    • Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại
    • Chuyên ngành Thương mại quốc tế và Logistics
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D07
  • Ngành Kinh tế phát triển
  • Mã ngành: 7310205
  • Các chuyên ngành:
    • Chuyên ngành Kinh tế phát triển
    • Chuyên ngành Kế hoạch phát triển
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C02, D01
  • Ngành Quản trị kinh doanh
  • Mã ngành: 7340101
  • Các chuyên ngành:
    • Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp
    • Chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch
    • Chuyên ngành Marketing
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01
  • Ngành Tài chính – Ngân hàng
  • Mã ngành: 7340201
  • Các chuyên ngành:
    • Chuyên ngành Tài chính
    • Chuyên ngành Ngân hàng
    • Chuyên ngành Thẩm định giá
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D07
  • Ngành Quản lý nhà nước [chuyên ngành Quản lý công]
  • Mã ngành: 7310205
  • Chỉ tiêu: 70
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, C00, D01, D09
  • Ngành Luật kinh tế [Chuyên ngành Luật đầu tư – Kinh doanh]
  • Mã ngành: 7380107
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, C00, D01, D09
  • Ngành Kế toán [Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán]
  • Mã ngành: 7340301
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01
  • Ngành Kinh tế số
  • Mã ngành: 7310112
  • Các chuyên ngành:
    • Chuyên ngành Kinh tế và kinh doanh số
    • Chuyên ngành Phân tích dữ liệu lớn trong Kinh tế và Kinh doanh
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C01, D01
  • Ngành Ngôn ngữ Anh [Chuyên ngành Tiếng Anh kinh tế và kinh doanh]
  • Mã ngành: 7220201
  • Tổ hợp xét tuyển: A01, D01, D07, D10

2. Tổ hợp xét tuyển

Các khối thi Học viện Chính sách và Phát triển sử dụng để xét tuyển đại học năm 2022 bao gồm:

  • Khối A00 [Toán, Lý, Hóa]
  • Khối A01 [Toán, Lý, Anh]
  • Khối C00 [Văn, Sử, Địa]
  • Khối C01 [Toán, Lý, Văn]
  • Khối C02 [Toán, Hóa, Văn]
  • Khối D01 [Toán, Văn, Anh]
  • Khối D07 [Toán, Hóa, Anh]
  • Khối D09 [Toán, Sử, Anh]

3. Phương thức xét tuyển

Học viện Chính sách và Phát triển xét tuyển đại học chính quy năm 2022 dự kiến theo các phương thức sau:

  • Xét học bạ THPT
  • Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022
  • Xét kết quả thi đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội tổ chức năm 2022
  • Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT

Chi tiết thông tin về các phương thức như sau:

    Phương thức 1. Xét tuyển thẳng

a] Phương thức 1.1 Xét tuyển thẳng theo quy định chung của Bộ GD&ĐT

Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 1/4 – 15/8/2022.

b] Phương thức 1.2 Tuyển thẳng theo phương thức xét tuyển riêng

Đối tượng 1: Xét tuyển theo kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố

Thời gian nhận hồ sơ trực tuyến: Từ ngày 1/4 – 12/7/2022.

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm TBC học tập lớp 12 >= 7.5 và đạt giải nhất, nhì, ba các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện tại kỳ thi HSG cấp tỉnh, thành phố.

Nguyên tắc xét tuyển: Xét theo điểm từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu xét tuyển, điểm xét tuyển theo thang 30 tính như sau:

  • ĐXT = Điểm quy đổi giải thưởng x3 + Điểm ưu tiên [nếu có]

Quy định về điểm quy đổi của Học viện từ giải thưởng như sau:

  • Đạt giải ba quốc gia trở lên: 10 điểm
  • Đạt giải nhất cấp tỉnh, thành phố: 9.5 điểm
  • Đạt giải nhì cấp tỉnh, thành phố: 9.0 điểm
  • Đạt giải ba cấp tỉnh, thành phố: 8.5 điểm

Đối tượng 2: Xét tuyển theo chứng chỉ năng lực quốc tế

Thời gian nhận hồ sơ trực tuyến: Từ ngày 1/4 – 12/7/2022.

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh theo học tại các trường THPT có điểm TBC học tập lớp 12 >= 7.5 và có chứng chỉ năng lực quốc tế trong thời hạn 3 năm [tính tới ngày xét tuyển] đạt SAT >= 1000 điểm hoặc ACT >= 25 điểm hoặc A-Level >= 70 điểm.

Nguyên tắc xét tuyển: Xét theo điểm từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu xét tuyển, điểm xét tuyển theo thang 30 tính như sau:

  • ĐXT = Điểm SAT x 30/1600 + Điểm ưu tiên [nếu có]
  • ĐXT = Điểm ACT x 30/36 + Điểm ưu tiên [nếu có]
  • Bảng quy đổi điểm chứng chỉ A-Level như sau:
Chứng chỉ Mức điểm Quy đổi điểm
A+ 97-100 10
A 93-96 10
A- 90-92 9.5
B+ 87-89 9.2
B 83-86 9.0
B- 80-82 8.7
C+ 77-79 8.5
C 73-76 8.2
C- 70-72 8.0

Đối tượng 3: Xét tuyển theo chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế

Thời gian nhận hồ sơ trực tuyến: Từ ngày 1/4 – 12/7/2022.

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm TBC học tập lớp 12 >= 7.5 và có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm [tính tới ngày xét tuyển] đạt IELTS 5.5 hoặc chứng chỉ tương đương trở lên.

Nguyên tắc xét tuyển: Xét theo điểm từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu xét tuyển, điểm xét tuyển theo thang 30 tính như sau:

  • ĐXT = Điểm quy đổi CCTAQT x3 + Điểm ưu tiên [nếu có]

Bảng điểm quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như sau:

IELTS Academic 5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0
TOEFL iBT 50 61 66 79 93 105 110
TOEFL ITP 463 500 513 550 583 625 645
TOEIC 550 600 650 750 800 850 875
CAMBRIDGE 151 160 170 179 185 190 195
Điểm quy đổi 8.5 9.0 9.5 10.0 10.0 10.0 10.0

Đối tượng 4: Xét tuyển thí sinh là học sinh trường chuyên

Thời gian nhận hồ sơ trực tuyến: Từ ngày 1/4 – 12/7/2022.

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh là học sinh tại các trường THPT chuyên, có điểm TBC của 3 môn lớp 12 thuộc tổ hợp xét tuyển >= 8.0.

Nguyên tắc xét tuyển: Xét theo điểm từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu xét tuyển, điểm xét tuyển theo thang 30 tính như sau:

  • ĐXT = [Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên [nếu có]

Trong đó Điểm môn 1, Điểm môn 2, Điểm môn 3 lần lượt là điểm TB lớp 12 của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển.

    Phương thức 2. Xét kết quả thi đánh giá năng lực/ĐGTD

a] Phương thức 2.1 Xét kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN năm 2022

Thời gian nhận hồ sơ trực tuyến: Từ ngày 1/4 – 12/7/2022.

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN năm 2022 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Học viện >= 75 điểm.

Nguyên tắc xét tuyển: Xét theo điểm từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu xét tuyển, điểm xét tuyển theo thang 30 tính như sau:

  • ĐXT = Điểm thi ĐGNL x 30/150 + Điểm ưu tiên [nếu có]

b] Phương thức 2.2 Xét kết quả thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022

Thời gian nhận hồ sơ trực tuyến: Dự kiến cuối tháng 7/2022 theo thông báo của Học viện.

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022 tổ hợp K02 [NK1, NK2, NK3]: Toán, Đọc hiểu và Tiếng Anh.

Nguyên tắc xét tuyển: Xét theo điểm từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu xét tuyển, điểm xét tuyển theo thang 30 tính như sau:

  • ĐXT = Điểm thi đánh giá tư duy quy đổi theo thang 30 + Điểm ưu tiên [nếu có]

    Phương thức 3. Xét học bạ THPT

a] Phương thức 3.1 Xét kết quả học tập THPT lớp 11 và HK1 lớp 12

Thời gian nhận hồ sơ trực tuyến: Từ ngày 1/4 – 12/7/2022.

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có điểm TBC của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 2 học kỳ lớp 11 và HK1 lớp 12 [3 học kỳ] >= 7.5 [riêng ngành Quản lý nhà nước >= 7.0]

Nguyên tắc xét tuyển: Xét theo điểm từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu xét tuyển, điểm xét tuyển theo thang 30 tính như sau:

  • ĐXT = [Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3] + Điểm ưu tiên [nếu có]

Trong đó, Điểm môn 1, môn 2, môn 3 lần lượt là điểm TBC các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành.

Riêng ngành Ngôn ngữ Anh, điểm tiếng Anh hệ số 2.

a] Phương thức 3.1 Xét kết quả học tập THPT lớp 12

Thời gian nhận hồ sơ trực tuyến: Từ ngày 1/4 – 12/7/2022.

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có điểm TBC của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển lớp 12 [2 học kỳ] >= 7.5 [riêng ngành Quản lý nhà nước >= 7.0]

Nguyên tắc xét tuyển: Xét theo điểm từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu xét tuyển, điểm xét tuyển theo thang 30 tính như sau:

  • ĐXT = [Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3] + Điểm ưu tiên [nếu có]

Trong đó, Điểm môn 1, môn 2, môn 3 lần lượt là điểm TBC các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành.

Riêng ngành Ngôn ngữ Anh, điểm tiếng Anh hệ số 2.

    Phương thức 4. Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Thời gian nhận hồ sơ: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.

4. Đăng ký xét tuyển

a] Thời gian đăng ký xét tuyển

Theo lịch trình chung của Bộ GD&ĐT và quy định của Học viện.

b] Hình thức nhận hồ sơ

*Theo phương thức xét tuyển riêng: Nhận hồ sơ trực tuyến từ ngày 1/4 – 12/7/2022, dự kiến công bố kết quả xét tuyển trước ngày 20/7/2022.

*Theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Theo lịch chung của Bộ GD&ĐT.

c] Lệ phí đăng ký xét tuyển

  • Lệ phí xét tuyển riêng: 25.000 đồng/nguyện vọng
  • Lệ phí xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.

HỌC PHÍ

Học phí Học viện Chính sách và Phát triển năm 2022 dự kiến như sau:

  • Chương trình chuẩn: 300.000 đồng/tín chỉ ~ 10.000.000 đồng/năm học

ĐIỂM CHUẨN/ĐIỂM TRÚNG TUYỂN 2021

Xem chi tiết điểm chuẩn học bạ, điểm sàn tại: Điểm chuẩn Học viện Chính sách và Phát triển

Tên ngành Điểm chuẩn
2019 2020 2021
Kinh tế 17.5 20 24.95
Kinh tế số 24.65
Kinh tế phát triển 17.2 19 24.85
Kinh tế quốc tế 20 22.75 25.6
Quản lý nhà nước 17.15 18.25 24.0
Quản trị kinh doanh 19.25 22.5 24.0
Tài chính – Ngân hàng 19 22.25 25.35
Luật kinh tế 17.15 21 26.0
Kế toán 20.25 25.05

Video liên quan

Chủ Đề