Hội cựu chiến binh việt nam là gì năm 2024

- Chức năng của Hội CCB.VN được quy định tại Điều 3, như sau: Hội Cựu chiến binh Việt Nam có chức năng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên và Cựu chiến binh. Hội làm tham mưu cho cấp ủy Đảng; làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động hội viên, Cựu chiến binh thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội của cách mạng, của Hội; tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền; giám sát, phản biện xã hội đối với các hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

- Hội CCB.VN có 08 nhiệm vụ cụ thể được quy định tại Điều 4, như sau:

1. Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân; đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch; chống các quan điểm sai trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp,pháp luật của Nhà nước; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở; đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các tệ nạn xã hội; tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với các hoạt động của các cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước theo quy định.

2. Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh; kiến nghị với các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến hội viên, Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

3. Tập hợp, đoàn kết, động viên hội viên và Cựu chiến binh rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. Phối hợp với cơ quan quân sự địa phương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các ngành chức năng cùng cấp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tập hợp, động viên Cựu quân nhân tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ, ban liên lạc Cựu quân nhân, nhằm tiếp tục giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” trong thực hiện các phong trào, các cuộc vận động của cấp ủy và chính quyền ở cơ sở.

4. Tổ chức chăm lo, giúp đỡ hội viên và Cựu chiến binh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; tổ chức hoạt động tình nghĩa để hội viên và Cựu chiến binh tương trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên và Cựu chiến binh; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho hội viên và Cựu chiến binh.

6. Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan quân sự địa phương cùng cấp giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ.

7. Tiến hành các hoạt động đối ngoại nhândân, góp phần thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Theo điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh 2005 thì Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ.

2. Hội Cựu chiến binh Việt Nam là gì?

Theo điều 3 Pháp lệnh Cựu chiến binh 2005 thì Hội Cựu chiến binh là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đại diện ý chí, nguyện vọng của Cựu chiến binh, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3. Đối tượng nào được công nhận là Cựu chiến binh?

Theo Điều 2 Nghị định 150/2006/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 157/2016/NĐ-CP) quy định về đối tượng được công nhận là Cựu chiến binh như sau:

- Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng Tháng 8 năm 1945 như Đội tự vệ đỏ, du kích Ba Tơ, du kích Bắc Sơn, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và các đơn vị vũ trang khác do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo.

- Cán bộ, chiến sĩ gồm sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế từ ngày 30/4/1975 trở về trước (ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng).

- Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc quy định gồm:

+ Đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm ở miền Bắc từ ngày 20/7/1954 về trước (ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương);

+ Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27/01/1973 trở về trước (ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc), đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

+ Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích ở miền Nam từ ngày 30/4/1975 trở về trước, đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu theo sự quản lý, phân công hoặc giao nhiệm vụ của tổ chức, cơ sở cách mạng có thẩm quyền.

- Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm từ ngày 30/4/1975 về trước.

- Cán bộ, chiến sĩ gồm:

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền sau ngày 30/4/1975;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.

Đồng thời, theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 150/2006/NĐ-CP quy định các đối tượng trên sẽ không được công nhận Cựu chiến binh nếu thuộc các trường hợp sau:

- Người đầu hàng địch; phản bội; người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân; công nhân viên quốc phòng bị kỷ luật buộc thôi việc;

- Người bị kết án tù mà chưa được xoá án tích.

Quốc Đạt

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

CCB là viết tắt của từ gì?

Thuốc chẹn kênh canxi (hay thuốc đối kháng canxi, tên tiếng Anh là Calcium Channel Blocker, viết tắt là CCB) được áp dụng trong điều trị bệnh lý tim mạch từ những năm 70 của thế kỷ XX. Theo nhiều nghiên cứu đánh giá, khả năng hạ huyết áp của nhóm thuốc này có thể sánh ngang với thuốc ức chế men chuyển (ACEI).

Câu lạc bộ cựu quân nhân là gì?

Theo Nguyên Chủ tịch Hội CCB xã Hữu Đạo nhiệm kỳ 2017 - 2022 ông Dương Văn Huỳnh chia sẽ: “Cựu quân nhân là lực lượng đã được rèn luyện trong quân ngũ, có sức khỏe và phẩm chất tốt để tham gia vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và các phong trào ở địa phương.

Cựu chiến binh được hưởng quyền lợi gì?

Quyền lợi của Cựu chiến binh - Cựu chiến binh nghèo được ưu tiên vay vốn ngân hàng chính sách, các nguồn vốn ưu đãi khác để sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích xóa đói, giảm nghèo, được cấp thẻ bảo hiểm y tế và được hưởng các chính sách khác đối với người nghèo.

Chi hội CCB là gì?

Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đại diện ý chí, nguyện vọng của Cựu chiến binh, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.