Hõm ức ở đâu

Dấu hiệu thường gặp

Thường thì người bệnh có cảm giác hơi tức ngực và khó thở hoặc đau ở giữa ngực, đôi khi đau lan tới cổ, hàm và 2 tay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các cơn đau nhức như vận động quá mạnh, làm việc với cường độ cao, quá sức, khi cố gắng đi nhanh hoặc lên cầu thang, khi làm việc vội vàng, sau một bữa ăn quá no, do xúc động đầu óc căng thẳng, stress hay sự thay đổi bất thường của thời tiết.

Người bị bệnh sẽ có cảm giác đau, tức vùng lồng ngực đi kèm với là tình trạng khó thở, thở nông. Đôi khi, cơn đau có thể lan rộng sang các khu vực lân cận như cổ, hàm, 2 tay,... Cơn đau âm ỉ, đau nhiều khi vận động, cúi gập người hoặc lúc đổi tư thế. Cũng có lúc, cảm giác đau tức ngực đột ngột xuất hiện kể cả khi người bệnh không làm gì. 

Chẩn đoán

Chụp Xquang thường quy được chỉ định ở tất cả bệnh nhân nghĩ đến đau có nguyên nhân do hội chứng xương ức để loại trừ các bệnh lý xương tiềm ần, bao gồm cả tổn thương di căn. Dựa vào biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân, có thể chỉ định thêm các xét nghiệm như tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, PSA, tốc độ máu lắng và kháng thể kháng nhân.

Xơ vữa mạch vành là một nguyên nhân gây đau vùng xương ức.

 Chụp CT và MRI ngực nếu nghi ngờ có khối u sau xương ức, chẳng hạn như u tuyến ức, cũng như để giúp phát hiện các khối u cơ ức hoặc các khối khác ở thành ngực trước. Điện cơ được chỉ định để loại trừ bệnh lý của rễ hay đám rối thần kinh cổ nghi ngờ có liên quan đến đau cánh tay. Tiêm cơ ức bằng thuốc tê và steroid có ý nghĩa trong cả chẩn đoán và điều trị.

Đau vùng xương ức là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Bệnh tim mạch: Nguyên nhân đầu tiên có thể dẫn đến những cơn đau ở xương ức là do thiếu máu và oxy chủ yếu là trong trường hợp động mạch vành quá hẹp hoặc xuất hiện xơ vữa động mạch khiến máu kém lưu thông. Bệnh mạch vành có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tổn thương từ khoang bụng: Ngay dưới lồng ngực là các cơ quan thuộc khoang bụng như dạ dày, gan, thận, lá lách, tuyến tụy, bàng quang, ruột non, ruột già... Tổn thương của những bộ phận này cũng có thể ảnh hưởng đến lồng ngực làm xuất hiện những cơn đau xương ức.

Chấn thương lồng ngực: Một số trường hợp các cơn đau tức ngực có liên quan đến những chấn thương xảy ra ở lồng ngực hoặc bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Ở trường hợp đau dây thần kinh liên sườn, bệnh nhân sẽ cảm nhận được những cơn đau tức dọc theo xương sườn.

Bệnh về tiêu hóa: Một số bệnh dạ dày như viêm loét, trào ngược dạ dày- thực quản cũng gây đau tức ngực cho người bệnh. Vị trí đau thường là sau xương ức; Áp-xe cơ hoành: đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến những cơn đau xương ức rất phổ biến.

Trào ngược dạ dày - thực quản cũng là một nguyên nhân phổ biến gây đau vùng xương ức.

Những cơn đau ở xương ức nói chung có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phức tạp. Nếu những cơn đau liên tục xuất hiện trong thời gian dài và mật độ trở nên dày đặc hơn, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm nhất.

Cần làm gì?

Như đã nói, đau vùng xương ức có thể có nhiều nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng, nên cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đặc biệt, nếu thấy đau mức độ nặng, đau lan ra cánh tay hoặc lên hàm, vã mồ hôi hoặc khó thở, cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất cấp cứu và xử trí kịp thời.

Với bệnh lý này trước hết các bác sĩ cần thăm khám để xác định nguyên nhân gốc rễ gây ra cơn đau cho người bệnh. Sau khi tìm ra nguyên nhân, tình trạng bệnh lý hiện tại và các yếu tố ảnh hưởng bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp điều trị phù hợp.

Giảm đau nhanh chóng là một trong những cách mà nhiều người nghĩ đến khi vùng xương ức có cảm giác nhức nhối. Nhằm theo dõi chặt chẽ tình trạng và diễn biến cũng như hạn chế các cơn đau nặng hơn, cần lưu ý một số vấn đề sau: đầu tiên, cần nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động quá mạnh, theo dõi tình hình sức khỏe. Với những cơn đau nhức vùng xương ức, có thể giảm đau bằng cả chườm nóng lẫn lạnh. Chườm lạnh sẽ có tác dụng hạn chế tình trạng viêm xảy ra. Chườm nóng là cách để hỗ trợ quá trình máu lưu thông, giảm đau nhức hiệu quả. Cần phải chú ý vận động nhẹ, không nên sợ đau mà nằm liên tục có thể dẫn đến cứng khớp khiến bệnh nặng hơn. Mát-xa nhẹ nhàng và thường xuyên sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn đồng thời cơ thể cũng được thư giãn, góp phần nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe.


Hiện nay, khoa Ngoại Thần kinh – Lồng ngực, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh đang triển khai thường quy các ca Lõm xương ức bẩm sinh Tuy nhiên ít người hiểu về bệnh này và không biết nên điều trị ở đâu. Lõm ngực bẩm sinh [lõm xương ức] là biến dạng lồng ngực do sự phát triển bất thường của xương ức và một số xương sườn làm cho lồng ngực bị lõm xuống gây ảnh hưởng tới hô hấp, tuần hoàn và ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

Nguyên nhân:

- Chủ yếu do dị tật bẩm sinh: Do xương ức bị đè ép trong quá trình hình thành bào thai, do dính chặt xương ức với cơ hoành, do bệnh loạn sản sụn, do rối loạn cấu tạo bào thai. - Có yếu tố di truyền gia đình. - Nam giới mắc nhiều hơn nữ 4 lần. Biến chứng không chỉ ở xương Trong bệnh lõm ngực bẩm sinh, bản chất bệnh ở xương nhưng biến chứng lại ở ngoài xương. Biến chứng tác động mạnh nhất là những thay đổi về mặt thẩm mỹ. Bộ ngực bị biến dạng, càng lớn, càng dậy thì, càng đến tuổi làm đẹp thì ngực càng bị biến dạng mạnh. Ngực trở nên gù vẹo, lõm sâu, co kéo. Đa phần các đối tượng đều cảm thấy xấu hổ, mất tự tin và ngại giao tiếp. Bên cạnh những biến đổi về mặt thẩm mỹ là những ảnh hưởng tiêu cực về mặt sức khoẻ.

Đầu tiên chúng làm đảo lộn vị trí và thay đổi hoạt động chức năng của tim. Tùy vào thể lõm ngực là chính tâm hay lệch tâm mà nó tác động tới tim như thế nào. Nhưng thường thì tim sẽ bị di đẩy ra khỏi vị trí bình thường. Điều này là thực sự không có lợi vì sự di đẩy của tim kéo theo sự xoắn vặn và kéo đẩy của mạch máu lớn. Sự tác động này thường làm thiếu hụt khối lượng máu tuần hoàn. Tim có thể lệch trái, lệch phải hoặc có khi bị ép ở chính giữa. Hoạt động phát nhịp tim có thể bị nhanh lên hoặc chậm đi bất thường.


Thứ hai đó là sự tác động tiêu cực lên phổi. Lồng ngực lẽ ra cần phải “căng” và nở nang để nở ra trong mỗi thì hô hấp. Nhưng do dị tật, thể tích lồng ngực bị giảm rất lớn. Hiện tượng này làm phổi không thể giãn ra được và do đó chức năng hô hấp không đảm bảo. Thường xuyên, người bệnh bị chứng thiếu khí thở, thiếu máu, giảm nồng độ oxy trong máu, tăng nồng độ khí carbonic trong máu. Thể lực bị suy giảm và hầu như bị giảm phát triển. Bệnh nhân khó có sự phát triển thể lực vạm vỡ nếu như không được điều trị sớm.
Điều đáng ngại hơn, nếu những bệnh nhân này bị các bệnh lý cấp tính khác như viêm phổi, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn huyết thì tai biến rất dễ xảy ra và nguy cơ tử vong rất cao.

Trước những biến chứng có thể xảy ra, việc điều trị là bắt buộc. Với bệnh lõm ngực bẩm sinh, phẫu thuật tạo hình là ưu thế lớn nhất [phẫu thuật Nuss]. Phẫu thuật sẽ làm thay đổi chiều hướng phát triển và hạn chế sự lấn chiếm vào trong lồng ngực của khối xương biến dạng. Trong phẫu thuật, phẫu thuật viên luồn một thanh kim loại cứng làm giá đỡ vào sau xương ức và xương sườn. Thanh kim loại này có tác dụng nâng khối xương lên, trả về vị trí cũ và định hướng cho khối xương phát triển ra ngoài mà không phát triển vào trong. Lồng ngực được giải phóng. Đây là một kỹ thuật toàn diện, an toàn và đạt hiệu quả tối ưu. Vì nó không làm mất đi phần xương nào của cơ thể nhưng lại bảo toàn được thể tích của lồng ngực.

Sau 2 – 3 năm ta có thể tháo được thanh nâng ngực.

Điều quan trọng là phát hiện sớm để điều trị sớm, điều trị trước dậy thì sẽ đem lại cơ hội phát triển bình thường cho các em. Tư vấn khám và điều trị bệnh lõm lồng ngực bẩm sinh tại khoa ngoại Thần kinh lồng ngực bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Liên hệ: Bs.CKII Ngô Mạnh Tuyến sđt: 0948.233.383

BSNT Nguyễn Trung Kiên sđt: 0395.635.589

                                        T/g: BSCKII. Ngô Mạnh Tuyến – Khoa Ngoại TK - LN

Công Nghệ Thông Tin

Vậy đau giữa ngực là bệnh gì? Đâu là những nguyên nhân gây ra đau nhói giữa ức? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Các triệu chứng đau nhói giữa ức

Đau nhói giữa ức là cảm giác đau giữa ngực hoặc có thể lệch sang trái. Bệnh nhân bị đau tức giữa ngực thường mô tả các triệu chứng họ thường gặp phải chẳng hạn như:

  • Cảm giác đè mạnh, ép chặt hay bị bóp nghẹt ở ngực.
  • Cơn đau kéo dài trong vài phút, tình trạng này trở nên tệ hơn khi người bệnh hoạt động. Cơn đau thường biến mất sau đó quay trở lại, với cường độ thay đổi.
  • Thở dốc.
  • Vã mồ hôi.
  • Choáng váng.
  • Buồn nôn.

Nguyên nhân khiến bạn bị đau nhói giữa ức

Đau nhói giữa ức do vấn đề tiêu hóa

Đau giữa ức là biến chứng thường gặp của thoát vị hoành và trào ngược dạ dày thực quản. Triệu chứng của 2 căn bệnh này thường trùng lấp và khó phân biệt. Ngoài ra, một số vấn đề tiêu hóa khác cũng có thể là nguyên nhân gây đau ở giữa ngực.

1. Trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản [GERD]

Trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau ngực không do tim, chiếm tỉ lệ 22-66%.

Trào ngược axit xảy ra khi axit dạ dày hoặc các chất có trong dạ dày gây khó chịu hoặc làm mòn niêm mạc thực quản. Đây có thể là một phần của tình trạng mạn tính được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD].

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD] là một rối loạn tiêu hóa mạn tính đặc trưng bởi sự chảy ngược dòng của các chất trong dạ dày vào thực quản, gây ra các triệu chứng hoặc tổn thương ở thực quản, họng, thanh quản và đường hô hấp. Đây là một trong những rối loạn tiêu hóa được chẩn đoán phổ biến nhất ở Mỹ với tỷ lệ hiện mắc là 20%, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Các triệu chứng của trào ngược axit bao gồm:

  • Đau, nóng rát sau xương ức.
  • Ợ nóng, ợ chua.
  • Nuốt đau, nuốt khó, thường xuyên cảm thấy vướng đàm ở cổ.
  • Khàn giọng, nhất là vào buổi sáng.
  • Ho kéo dài.
  • Viêm xoang, viêm họng tái phát nhiều lần.

2. Thoát vị gián đoạn [thoát vị hoành]

Thoát vị gián đoạn xảy ra khi dạ dày di chuyển ra khỏi vị trí bình thường, qua cơ hoành và vào lồng ngực. Các triệu chứng của tình trạng này thường xuất hiện sau ăn và bao gồm:

  • Ợ hơi thường xuyên.
  • Đau ngực.
  • Ợ nóng.
  • Nôn ra máu.
  • Cảm giác no.
  • Khó nuốt.

Những người bị đau vùng hạ vị và có các triệu chứng của thoát vị gián đoạn nên đi khám để được điều trị kịp thời.

3. Chứng co thắt thực quản gây đau nhói giữa ức

Chứng co thắt thực quản dùng để chỉ các cơn co thắt đột ngột của thực quản. Những cơn co thắt này có thể giữ thức ăn trong thực quản và ngăn không cho nó đi vào dạ dày, vì thế có thể gây nên triệu chứng đau.

4. Hội chứng Boerhaave

Hội chứng Boerhaave chỉ tình trạng vỡ thực quản do nôn ói nhiều hoặc quá mạnh, cử tạ, cơn động kinh co giật… làm tăng áp lực trong lòng thực quản mà gây vỡ, từ đó khiến bạn bị đau nhói giữa ức.

Video liên quan

Chủ Đề