Hướng dẫn báo cáo hội phụ nữ

http://longgiang.phuoclong.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-hoat-dong/tong-ket-cong-tac-hoi-phu-nu-nam-2023-va-phuong-huong-nhiem-vu-nam-2024-87.html http://longgiang.phuoclong.binhphuoc.gov.vn/uploads/longgiang/news/2023_10/tong-ket-nam-2023-cua-hoi-phu-nu.jpg

Xã Long Giang http://longgiang.phuoclong.binhphuoc.gov.vn/uploads/longgiang/quochuy_1.png

Chiều ngày 20/10/2023, Hội LHPN xã Long Giang tổ chức họp mặt kỷ niệm 93 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10/2023; tổng kết hoạt động hội năm 2023, phương hướng nhiệm vụ năm 2024. Tuyên dương những cá nhân đã đóng góp cho hoạt động công tác Hội và phong trào phụ nữ năm 2023. Về dự có đồng chí Trần Thị Thu Lành, Thường trực Hội LHPN Thị xã, đ/c Dương Thị Lệ Thủy - PBT Đảng ủy xã, các đ/c đại diện UBMTTQ, các ban ngành đoàn thể xã, bí thư chi bộ, cùng các chị em hội viên phụ nữ xã Long Giang. Tại buổi họp mặt, bà Trần Thị Hồng Thắm - PCT hội đã ôn lại truyền thống vẻ vang, những đóng góp to lớn của Phụ nữ Việt nam qua các thời kỳ. Đồng thời thông qua dự thảo báo cáo hoạt động công tác hội năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024. Tặng hoa cho nguyên cán bộ lãnh đạo Hội qua các thời kỳ. Phát biểu tại buổi họp mặt, đồng chí Dương Thị Lệ Thủy - PBT Đảng ủy thay mặt cho Chính quyền địa phương chúc mừng các cô các chị em phụ nữ nhân dịp 20/10, ghi nhận và biểu dương những thành tích mà chị em phụ nữ đã đạt được, mặt khác cần duy trì và phát huy hiệu quả các nguồn quỹ, các mô hình, các CLB trong thời gian tới. Đề nghị BCH cần tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Để đẩy mạnh công tác vận động quần chúng theo tinh thần Nghị quyết 8 Trung Ương Đảng, kịp thời trẻ hoá đội ngũ cán bộ Hội cấp Thành Phố, tác động tích cực vào việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động Hội ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban chấp hành Thành Hội quyết định kết thúc sớm nhiệm kỳ IV, tổ chức Đại hội phụ nữ Thành phố nhiệm kỳ V.

Để có cơ sở thực tiễn phong trào nhằm vận dụng đúng đắn sự chỉ đạo của Trung Ương Hội và Thành uỷ vào việc xây dựng phương hướng nhiệm vụ công tác Hội trong thời gian tới (1991-1995), Ban Chấp Hành Thành Hội nghiêm túc kiểm điểm đánh giá tình hình phong trào phụ nữ TP và hoạt động Hội từ Đại hội Phụ nữ Thành Phố lần thứ IV (3-1987) đến cuối năm 1990 như sau.

  1. CHUYỂN BIẾN TÌNH HÌNH CHUNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH QUẦN CHÚNG PHỤ NỮ THÀNH PHỐ:

Hơn 3 năm qua cùng với những chuyển động chính trị ở các nước XHCN Đông Au, những diễn biến phức tạp nhiều mặt về tình hình kinh tế xã hội trong nước và Thành phố ta trong quá trình chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế KT thị trường đã tác động không nhỏ đến đời sống và tinh thần tư tưởng của các tầng lớp phụ nữ TP:

  1. Thực tiễn nghị quyết 6 của TW và các chủ trương Nghị quyết của Thành uỷ Thành phố ta đã tích cực phát triển năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế, thực hiện khoản 10 trong nông nghiệp, cơ chế thoáng trong kinh doanh, dịch vụ và xuất nhập khẩu, mở cửa với nước ngoài, cho Việt Kiều về thăm quê hương vv... tạo điều kiện cho đồng bào các giới chủ động làm ăn, đã gây phấn khởi cho nhân dân. Đặc biệt là tình hình an ninh chính trị trong nước và Thành phố được ổn định, việc rút quân ở Campuchia về nước vv... đã tạo đựơc niềm tin của các mẹ và chị em đối với đường lối bảo vệ an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết 8 (A và B) TW gần đây, tuy chưa thâm nhập sâu vào nhận thức chính trị của đông đảo quần chúng phụ nữ, nhưng bước đầu đã khơi dậy tinh thần trách nhiệm, tình cảm cách mạng của chị em cán bộ Đảng viên, của các bà mẹ truyền thống, của bộ phận hội viên tích cực. Chị em cảnh giác trước bối cảnh tình hình Đông Au và hoạt động xấu của bọn di tản phản động, có trăn trở đối với vấn đề bảo vệ chế độ XHCN ở nước ta, đồng thời phát huy tinh thần làm chủ, đấu tranh chống tiêu cực, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể.
  1. Tuy nhiên, trong bước chuyển mình đổi mới về mặt kinh tế xã hội, mở cửa và kinh doanh du lịch ở Thành phố, cũng còn nhiều thiếu sót yếu kém về mặt quản lý đã gây thêm khó khăn cho kinh tế đời sống, tác động nhiều đến tâm tư quần chúng phụ nữ.

_ Giảm bao cấp ở các ngành, thực hiện hạch toán kinh doanh trong xí nghiệp, nhiều cơ sở làm ăn không hiệu quả đã bớt lao động mà phần lớn là lao động nữ. Sản xuất công nghiệp, TTCN và kinh tế gia đình đều gặp khó khăn, công ăn việc làm khó kiếm, dẫn đến nạn thất nghiệp gia tăng và lao động nữ chiếm 2/3 trong số người thất nghiệp hiện nay ở Thành phố. Việc giải quyết tranh chấp ruộng đất ở ngoại thành còn nhiều mắc mứu phức tạp, làm cho hàng ngàn hộ nông dân nghèo, diện chính sách bị trắng tay; định mức thuế công thương nghiệp còn nhiều điểm bất hợp lý tiêu cực ít nhiều tồn tại trong ngành thuế, có gây bất bình trong tiểu thương vv... từng lúc đã dẫn đến hiện tượng đấu tranh của một số hộ nông dân ngoại thành, diễn biến tiêu cực trốn thuế của tiểu thương và phản ứng nghỉ bán của vài ngành hàng ở một số chợ ở Thành phố.

_ Hàng ngoại nhập lậu đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và cạnh tranh gay gắt với hàng nội hoá làm cho ngành thương nghiệp ách tắc, giá vàng thường xuyên bị đẩy lên cho kéo vật giá lên theo. Nền kinh tế nhiều thành phần làm phân hoá giai cấp trong xã hội và mức sống giàu nghèo chia làm hai cực ngày càng cách biệt trong nhân dân. Tệ nạn mại dâm phát triển, nạn video đen, sách xấu, lối sống ăn chơi, nạn tham nhũng, hối lộ, đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp làm cho phụ nữ các giới, những người mẹ, người vợ thêm bất bình và lo lắng. Bên cạnh đó, chính sách xã hội còn nhiều điều chưa hợp lý, chế độ đãi ngộ, lương bỗng còn bất công, ngân sách xã hội Thành phố không đảm bảo tối thiểu cho nhu cầu phát triển giáo dục mầm non và cấp I đã có hàng ngàn giáo viên bỏ dạy, trẻ thất học nhiều thêm, nhất là ở ngoại thành. Việc bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em hết sức khó khăn: còn nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng; tỷ lệ bệnh phụ khoa trong chị em công nhân, nông dân và lao động nông trường khá cao. Cơ chế quản lý tài chánh tiền tệ của chính quyền lỏng lẻo, tạo kẻ hở cho bọn lừa đảo cướp của dân, nạn bẽ hàng loạt tín dụng năm nay đã làm cho hàng vạn gia đình lao động, cán bộ hưu trí, người già neo đơn bị phá sản, cơ cực, gây bất bình trong nhiều giới.

Tất cả những vướng mắc, yếu kém tồn tại trên đây đã làm suy giảm lòng tin của quần chúng phụ nữ trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế-xã hội ở Thành phố. Các mẹ và chị em đã đóng góp nhiều ý kiến cho HĐXD các cấp, bày tỏ thái độ qua dư luận xã hội và cho là chính quyền các cấp chậm sửa, đã kéo lùi thành quả cách mạng của chúng ta.

Tuy nhiên, điều đáng trân trọng là quần chúng phụ nữ, vốn giàu lòng yêu nước, có tín nhiệm quá trình lãnh đạo của Đảng, nên dù có nhiều bức xúc trong cuộc sống, có đòi hỏi công bằng xã hội và quyền dân chủ, nhưng các chủ trương chính sách của Đảng, chính quyền đề ra đều được các mẹ và chị em hưởng ứng, tham gia thực hiện có kết quả nhất định. Cũng từ đó mà Thành phố ta luôn luôn có phong trào quần chúng.

II CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO PHỤ NỮ THÀNH PHỐ TRONG XU THẾ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG:

Nghị quyết Đại Hội Phụ nữ Thành Phố lần IV đã nêu 3 mục tiêu: đẩy mạnh phong trào Người phụ nữ mới, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế xã hội của Thành phố; chăm lo bảo vệ quyền lợi đời sống phụ nữ trẻ em và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, trên cơ sở đổi mới nội dung và phương thức hoạt động Hội.

Nghị quyết cũng đề ra 4 phong trào của phụ nữ Thành phố là: lao động sản xuất tiết kiệm và phát triển kinh tế gia đình; vận động xây dựng gia đình văn hóa mới; phụ nữ tự rèn luyện để nâng cao năng lực làm chủ và bình đẳng; phụ nữ tham gia bảo vệ an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng và chính quyền vững mạnh.

Từ Đại Hội IV của phụ nữ Thành phố đến nay, tình hình tư tưởng, đời sống và chuyển biến về mặt tâm lý xã hội của các tầng lớp phụ nữ Thành phố đã có nhiều thay đổi theo tình hình chính trị-xã hội và cơ chế quản lý kinh tế đổi mới trên đất nước ta. Để chủ trương cho phù hợp, TW Hội đã chỉ đạo kết thúc 10 năm phong trào Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và triển khai 2 cuộc vận động lớn “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình và nuôi dạy con, hạn chế trẻ suy dinh dưỡng và trẻ bỏ học”.

Trên cơ sở sẵn có của phong trào phụ nữ Thành phố, Thành Hội đã triển khai thực hiện hai cuộc vận động gắn với 4 phong trào do Nghị quyết Đại Hội IV của phụ nữ đã đề ra và nhiệm vụ chính trị kinh tế xã hội của Đảng bộ Thành phố tổ chức thành phong trao hành động của cán bộ, hội viên và quần chúng phụ nữ, đã có những mặt đạt được hiệu quả và còn những khó khăn tồn tại như sau:

1/ Phong trào lao động sản xuất và cuộc vận động phát triển kinh tế gia đình:

  1. Lực lượng nữ CNVC chiếm trên 50% tổng số CNVC, là lực lượng đáng kể góp phần vào việc hoàn thành chỉ tiêu kinh tế xã hội của Thành phố. Hơn 3 năm qua, với các phong trào đăng kí thi đua “Đổi mới tổ chức và phong cách lao động-nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm”, chị em công nhân và cán bộ quản lý các nghành dệt, nhựa, dược phẩm... đã nổ lực phấn đấu đưa xí nghiệp vào cơ chế mới làm ăn có hiệu quả, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng lên. Thành phố đã xuất hiện thêm lực lượng công nhân nữ có tay nghề, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, có nhiều chị em cán bộ quản lý giỏi thuộc các thành phần kinh tế. Ngành giao thông vận tải có trên 3000 chị em đăng ký thi đua và có 14 công trình 8/3 và 20/10. Chị em trong ngành y tế, giáo dục tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng đã đóng góp thật tích cực vào sự nghiệp phát triển giáo dục và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đa số nữ cán bộ CNVC hành chánh sự nghiệp đã phấn đấu thi đua nâng cao chất lượng công tác và học tập, rèn luyện. Chị em trí thức khoa học kỹ thuật TP đã có nhiều đề tài nghiên cứu và ứng dụng thành công vào sản xuất, phục vụ sức khoẻ và đời sống. Tuy nhiên, cơ chế quản lý mới chuyển đổi, chưa đồng bộ đã gây không ít khó khăn trì trệ trong sản xuất kinh doanh , riêng 6 tháng đầu năm 1989 đã tinh giảm 5.000 CNVC (hầu hết là nữ), từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và khả năng lao động sản xuất của lao động nữ TP. Chị em các ngành lao động nặng nhọc và ô nhiễm như vệ sinh, xây dựng, bốc vác... vẫn phải kiên trì bám công việc để sống mặc dù đã có chính sách chuyển lao động nữ sang các khâu phù hợp hơn. Nhiều cơ quan xí nghiệp chưa thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với lao động nữ, nhưng Thành phố chưa có cuộc họp nào để kiểm điểm đánh giá và có biện pháp khắc phục. Lao động nữ khu vực ngoài quốc doanh còn chịu nhiều thiệt thòi hơn về mặt chính sách xã hội.

+ Lực lượng lao động nữ trong TTCN, hơn 3 năm qua đã giảm sút, mất việc nghiêm trọng vì nhiều mặt hàng và ngành nghề bị mất thị trường tiêu thụ, ngưng sản xuất, phá sản. Các cơ sở làm ăn tốt nhiều năm, có chủ nhiệm nữ giỏi giang, năng động cũng đang gặp khó khăn lớn.

+ Về phân phối lưu thông, do mở rộng kinh doanh thương nghiệp các thành phần kinh tế nên Hội LHPN các cấp không còn liên tịch với ngành lương thực và thương nghiệp HTX và cũng không duy trì được mạng lưới phân phối lẻ và dịch vụ của Hội trên địa bàn dân cư, mà nghị quyết nhiệm kỳ IV đề ra. Các cấp Hội tập trung lo củng cố Chi Hội phụ nữ tại các chợ Thành phố, nắm tiểu thương nòng cốt, qua đó quản lý giáo dục tiểu thương chấp hành nghĩa vụ thuế và đưa yêu sách trong vòng luật pháp, đồng thời Hội đề xuất giảm miễn thuế cho những chị em quá nghèo.

+ Các huyện Hội ngoại thành tích cực tham gia giải quyết vấn đề tranh chấp ruộng đất, thực hiện khoản 10 trong nông nghiệp; vận động làm thuỷ lợi nội đồng, đóng góp cho công trình kinh đồng Củ Chi, đẩy mạnh sản xuất lúa, rau, màu, ứng dụng kỹ thuật và giống mới để tăng năng suất, chống sâu rầy bảo vệ mùa màng. Đời sống một bộ phận nông dân có lên nhưng cũng còn những hộ quá khó khăn mà từng lúc Hội phải vận động cứu đói.

  1. Cuộc vận động phát triển kinh tế gia đình ở Thành phố gặp rất nhiều khó khăn trong tổ chức thực hiện; nhưng lại là một yêu cầu bức xúc của mọi gia đình lao động ở nội và ngoại thành. Bằng mọi cố gắng, các cấp Hội đã vận động phát triển kinh tế gia đình nhiều cách:

+ Phát huy những ngành nghề, việc làm sẵn có ở địa phương, tổ chức trao đổi kinh nghiệm, tay nghề giúp nhau cùng làm. Hội vận động chị em có vốn, mặt bằng kỹ thuật đứng ra tổ chức sản xuất gia đình tạo việc làm cho từng nhóm lao động nữ: tổ chức mạng lưới gia công chế biến, may mặc, thủ công mỹ nghệ cho chị em lãnh làm tại nhà, vận động chăn nuôi, làm nấm... bình quân đã có 50% hộ hội viên làm được kinh tế gia đình (so với chỉ tiêu đề ra là 70%)

+ Phối hợp tổ chức dạy nghề, mở rộng các CLB hướng nghiệp ở Nhà Văn Hoá phụ nữ Thành phố và quận huyện, liên hệ giới thiệu việc làm. Hơn 3 năm qua, đã thu hút được 4,5 vạn chị em học nghề đồng thời giải quyết công ăn việc làm ổn định và thời vụ cho hơn 100.000 lao động nữ. Thành Hội cũng tranh thủ được một dự án tài trợ nhỏ, đầu tư với phương thức quay vòng vốn luân lưu cho chị em nông dân chăn nuôi heo nái ở 6 xã thuộc 2 huyện Hóc Môn và Thủ Đức.

Tuy nhiên, tình hình khó khăn chung đã làm cho phong trào ngày càng bế tắc. Vì đầu vào cao hơn đầu ra nên chăn nuôi bị lỗ lã, sản phẩm TTCN không tiêu thụ được, nguồn lao động gia công không có hợp đồng. So với điều kiện đất đai, vốn giống của các tỉnh thành, Thành phố vận động việc giúp nhau về vật chất để làm kinh tế gia đình hiệu quả ít hơn.

Điều mong muốn của chị em là chính quyền sớm có chủ trương biện pháp tháo gỡ khó khăn và có khoản đầu tư cho kinh tế gia đình, một bộ phận kinh tế mang lại lợi ích không nhỏ trong nền kinh tế chung của Thành phố, đồng thời giúp cho bà con lao động tăng thu nhập ổn định được đời sống, bớt được tệ nạn xã hội. Trung ương Hội mở rộng quan hệ đối ngoại với các tổ chức xã hội quốc tế tranh thủ nguồn tài trợ giúp cho các tỉnh, Thành hội tổ chức dạy nghề và đầu tư phát triển kinh tế gia đình

  1. Vận động xây dựng gia đình văn hoá mới, nuôi dạy con tốt, hạn chế trẻ suy dinh dưỡng và trẻ bỏ học:

Từ 3 tiêu chuẩn gia đình văn hoá mới, Hội đã phát động nhuyễn ra thành nhiều phong trào như: tổ chức tốt cuộc sống gia đình, nâng cao trách nhiệm làm mẹ nuôi dạy con tốt, sinh đẻ có kế hoạch, thực hiện tốt luật hôn nhân và gia đình... bằng giáo dục kiến thức, phổ biến luật, trao đổi kinh nghiệm, động viên chị em đăng kí thực hiện và nhân điển hình tốt. Đặc biệt là cuộc vận động nâng kiến thức bà mẹ về phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em (được thực hiện từ cuối năm 1988 đến nay) đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo được niềm tin và sự gắn bó hội viên với Hội. Bằng những loại hình phong phú, các cấp Hội đã phổ biến kiến thức phòng chống suy dinh dưỡng cho hơn 380.000 lượt bà mẹ, phối hợp y tế khảo sát tình hình trẻ suy dinh dưỡng ở phường xã, khám bệnh chăm sóc cho hơn 14.000 cháu, lập được quỹ phòng chống suy dinh dưỡng ở quận, phường chăm lo cho các cháu hơn 40 triệu đồng. Hội còn vận động đỡ đầu nhà trẻ suy dinh dưỡng, giúp cho những bà mẹ nghèo hàng chục triệu đồng để khắc phục suy dinh dưỡng cho con.

Trước tình trạng trẻ em bỏ học và thất học ngày càng tăng, Hội LHPN các cấp đã chủ động phối hợp 3 môi trường giáo dục các cháu hư bỏ học, làm nòng cốt huy động các đoàn thể, các đơn vị sản xuất kinh doanh, phụ nữ từ thiện... góp công sức chăm lo và trợ cấp 48 triệu đồng cho 3000 học sinh nghèo trở lại trường học và hơn 15.000 cháu vào lớp đêm. Giải học bỗng Nguyễn Thị Minh Khai của các quận Hội 5, Tân Bình, Bình Thạnh... là một trong những sáng kiến đầy tình thương và trách nhiệm của các cấp Hội để giúp cho trẻ em nghèo học giỏi có điều kiện phát triển học vấn, góp phần đào tạo thế hệ tương lai.

Ngoài việc chăm lo thường xuyên cho hệ nhà trẻ mẫu giáo chính quy, các cấp Hội đã phối hợp khảo sát nhóm trẻ gia đình, đề xuất biện pháp chấn chỉnh quản lý, đào tạo và hỗ trợ việc nuôi dạy để giúp cho các bà mẹ lao động nghèo có chỗ gửi con thuận tiện.

Vấn đề tồn tại đáng buồn hiện nay là ngân sách dành cho y tế, giáo dục, bảo vệ bà mẹ trẻ em quá ít ỏi. Không thể vì xoá bao cấp mà thiếu quan tâm đến con người. Để cho trẻ em suy dinh dưỡng, bệnh tật, thất học, nhà trẻ xuống cấp, và mẹ thiếu thuốc men, phụ nữ tái mù chữ thì rất khó khắc phục có khi phải qua một hai thế hệ.

Để khẳng định vai trò trọng yếu của gia đình, nền tảng của xã hội, nơi nuôi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ, đầu năm 1990, năm những ngày lễ lớn của dân tộc và kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác Hồ, Thành phố ta đã tổ chức phát động phong trào xây dựng gia đình văn hoá mới. Hội LHPN các cấp đã thực sự làm nòng cốt trong cuộc vận động, đã tổ chức học tập cho hơn 8 vạn phụ nữ và đồng bào, động viên trên 42.000 hộ đăng ký thực hiện. Tuy nhiên, cho đến nay phong trào vẫn chưa rộng, mạnh, sôi nổi vì việc xây dựng tế bào gia đình và nếp sống xã hội còn được đặt quá thấp so với những vấn đề kinh tế trước mắt.

Cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá mới, đấu tranh với lối sống tiêu cực, lành mạnh hoá mối quan hệ xã hội là một phong trào có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong tình hình nếp sống và đạo đức xã hội bị nhiều mối tác động, xuống cấp như hiện nay. Riêng Hội phụ nữ và người phụ nữ trong gia đình không thể tự mình vận động được phong trào, nếu các ban ngành đoàn thể, tổ chức xã hội và các thành viên trong mỗi gia đình thiếu trách nhiệm, không tham gia thực hiện.

  1. Vận động phụ nữ các giới tham gia công tác xã hội, chăm lo, bảo vệ quyền lợi phụ nữ trẻ em:

Từ tình hình bức xúc đời sống của chị em hội viên nghèo, lao động thất nghiệp, hộ nông dân trắng tay thiếu đói... Hội LHPN TP xác định phải chuyển mạnh nội dung hoạt động sang công tác xã hội, đẩy mạnh phong trào đoàn kết tương trợ, vận động chị em hảo tâm các giới cùng tham gia, đóng góp công của, chăm lo thiết thực cho phụ nữ trẻ em, người bất hạnh, cô đơn...

Hội phụ nữ từ thiện Thành phố, 13 quận huyện và 150 các tổ nhóm phụ nữ từ thiện đựơc hình thành từ các hoạt động xã hội từ thiện của chị em các Chi Hội chợ và các nhóm chị em hảo tâm của các quận huyện Hội. Các chị đã tổ chức các hoạt động xã hội từ thiện, văn hoá văn nghệ có doanh thu và ra sức vận động đồng bào hảo tâm ở Thành phố, Việt Kiều về nước và một số tổ chức xã hội từ thiện nước ngoài ủng hộ tài chánh, vật chất giúp cho các cơ sở xã hội nuôi người già và trẻ mồ côi tàn tật của Thành phố, phối hợp với các cơ sở Hội chăm lo cho trẻ suy dinh dưỡng, thất học và người nghèo khổ trên địa bàn dân cư trong 2 năm (1989-1990) hơn 300 triệu đồng.

Chị em nữ tu Thiên chúa giáo và Phật giáo vừa góp sức cứu trợ cho phụ nữ cho phụ nữ, trẻ em nghèo bất hạnh; vừa trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân các trại phong, trẻ tật nguyền mồ côi. Phụ nữ Hoa góp nhiều sáng kiến cùng với Hội tổ chức các hoạt động từ thiện sôi nổi trong chị em giới sản xuất kinh doanh...

Các cấp Hội còn đặc biệt quan tâm chăm lo bảo vệ quyền lợi phụ nữ trong hôn nhân gia đình, đấu tranh can thiệp những trường hợp chị em bị ức hiếp hành hạ, bị xâm phạm quyền lợi và tài sản, bị xử lý bất công, trẻ em bị ngược đãi, vi phạm nhân phẩm... qua công tác Hội thẩm ở Toà án, hướng dẫn luật pháp, nhất là công tác hoà giải ở cơ sở, giải quyết bất hoà, hàn gắn hạnh phúc cho hàng vạn gia đình. Hội vận động chị em các giới tham gia các đợt sinh hoạt dân chủ, góp ý vào nghị quyết 6-8 của Đảng, trong các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp, góp phần làm trong sạch Đảng và chính quyền nhân dân.

  1. Phong trào phụ nữ tham gia xây dựng an ninh quốc phòng đảm nhiệm tốt công tác hậu phương quân đội:

Ba năm qua, ngoài việc động viên con em thực hiện nghĩa vụ quân sự, các mẹ và các chị em cũng đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động lập lại trật tự an ninh, phát hiện các vụ phạm pháp tiêu cực; vận động tội phạm ra đầu thú, tham gia truy quét tệ nạn xã hội và văn hoá phẩm đồi trụy. Các cấp Hội đã đấu tranh kiên quyết để dẹp kinh doanh xông hơi xoa bóp (thực chất lồng vào kinh doanh mãi dâm), tổ chức Hội thảo và đấu tranh dư luận, báo động về tệ mại dâm của năm du lịch, đồng thời kiên trì giáo dục cải tạo gái lỡ lầm. Tuy nhiên trong bối cảnh xã hội hiện nay, Hội chưa thể thu hẹp được diện phụ nữ chậm tiến.

Các cấp Hội phát động rộng rãi phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” hết lòng giúp đỡ gia đình liệt sĩ, chăm sóc thương binh ở phường xã cũng như các phân khoa kết nghĩa quân y viện 175 và các quân y viện trên địa bàn quận huyện thật chí nghĩa chí tình. Sau khi quân tình nguyện ở Campuchia rút về nước, các quận huyện Hội đã tích cực phối hợp lo ổn định đời sống, tổ chức dạy nghề và tạo công ăn việc làm cho bộ đội xuất ngũ chăm lo tốt cho con em thương binh liệt sĩ. Các cấp Hội tiếp tục kết nghĩa chăm lo cho Trung Đoàn Gia Định, các đơn vị của sư đoàn 302 anh hùng trong nhiệm vụ mới kết hợp xây dựng kinh tế với quốc phòng, đồng thời hết sức quan tâm chăm sóc lực lượng vũ trang ở cơ sở.

Hưởng ứng phong trào “Trở về điểm hẹn” của Thành phố ta, các cấp Hội đã tích cực vận động chị em các giới tham gia xây dựng nhà tình nghĩa cho thương binh, gia đình liệt sĩ và làm hết sức mình để xây dựng quỹ hậu phương quân đội, vận động gần 300 triệu đồng để làm công tác đền ơn đáp nghĩa. Vấn đề đặt ra hiện nay là đời sống các gia đình diện chính sách nghèo neo đơn ngày càng khó khăn vất vả... Sự quan tâm còn mức độ và chánh sách chưa thoả đáng của chính quyền cùng với sự chăm lo “theo khả năng” của đoàn thể, không thể giải quyết một cách cơ bản cuộc sống của các gia đình chính sách, thương binh liệt sỹ mà phải tạo điều kiện giúp cho bà con có phương tiện làm ăn ổn định.

III. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC TỔ CHỨC XÂY DỰNG HỘI ĐỂ GIÁO DỤC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ ĐOÀN THỂ PHỤ NỮ:

  1. Những năm gần đây, kiểm tra lại tình hình cơ sở, các cấp Hội để nhìn nhận rằng số lượng hội viên của chúng ta thực chất không còn là bao nhiêu. Phần lớn Hội viên không tham gia sinh hoạt, tiểu tổ Hội không hoạt động, chủ yếu là do phương thức cũ không còn phù hợp với tình hình hiện nay, không đáp ứng yêu cầu cuộc sống quần chúng phụ nữ. Chỉ tiêu đến năm 1990 phải củng cố cho được 3/4 phường xã và 2/3 tiểu tổ Hội đã không đạt được.

Để tìm lối ra cho tình hình trên, cán bộ Hội đã cố gắng đi sâu sát cơ sở, nghiên cứu tìm tòi đổi mới công tác tổ chức Hội: vừa củng cố tổ chức trên địa bàn dân cư, vừa tập họp chị em theo lứa tuổi, ngành nghề, yêu cầu sở thích phù hợp như tổ Hội mẹ truyền thống, bạn gái trẻ, nhóm sản xuất chăn nuôi, học nghề, tổ từ thiện, công tác xã hội, nhóm văn nghệ, tổ các bà mẹ có con suy dinh dưỡng, có con nhận học bỗng Nguyễn Thị Minh Khai... Qua đó mà hướng dẫn chị em sinh hoạt; có nội dung phù hợp và thiết thực, thu hút được chị em tham gia, tuy chưa nhiều, chưa rộng khắp, nhưng có khả năng phát triển.

Hội còn tập trung xây dựng lực lượng hội viên phụ nữ nòng cốt, để qua nòng cốt mà nắm quần chúng và gợi ý hoạt động cho chị em. Đồng thời vận dụng phương pháp chỉ đạo điểm, xây dựng mô hình mới cho công tác củng cố tổ chức Hội ở khu phố và ấp, tuy chất lượng đạt chưa cao nhưng cũng rút được những kinh nghiệm thực tế mặt tồn tại về tổ chức trên địa bàn dân cư. Qua củng cố xây dựng và nắm lại, hiện nay thực lực Hội có 93.582 hội viên nòng cốt (trên tổng số 450.000 hội viên trên danh sách cũ ở cơ sở).

  1. Công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng đựơc từng bước đổi mới nội dung, không sinh hoạt chính trị chung chung mà phổ biến chủ trương chính sách gắn với giải quyết đời sống, yêu cầu bức xúc của quần chúng. Hội còn quan tâm nhiều đến việc giáo dục truyền thống nhằm xây dựng tư tưởng, tình cảm đúng đắn, có trách nhiệm đối với sự ổn định tình hình chính trị của đất nước. Đặc biệt đi sâu vào các chuyên đề giáo dục kiến thức cho chị em về tổ chức cuộc sống gia đình; nuôi dạy con, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, phẩm chất công dung ngôn hạnh mới của bạn gái trẻ, kiến thức khoa học kỹ thuật vận dụng trong sản xuất chăn nuôi... đã thu hút được chị em tham gia theo từng đối tượng, lứa tuổi thích hợp. Ngoài việc tổ chức những loại hình sinh hoạt nhẹ nhàng vui tươi hoặc sôi nổi hấp dẫn, cán bộ Hội còn biết gắn công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức với việc chăm lo thiết thực cho bà mẹ trẻ em như giáo dục phòng chống suy dinh dưỡng gắn với việc tổ chức khám sức khoẻ và chăm lo vật chất cho trẻ em suy dinh dưỡng. Do những nổ lực đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền giáo dục, các cấp Hội đã thu hút được chị em phụ nữ các giới tham gia, nhưng nhìn chung vẫn là bộ phận hội viên quần chúng tích cực, còn chị em lưng chừng và chậm tiếm vẫn chưa thiết tha sinh hoạt Hội.
  1. Qua Đại hội quận huyện và Đại hội phường xã, bộ máy chuyên trách Hội được củng cố một bước: trẻ hoá đội ngũ, nhiều chị em có trình độ văn hoá cấp III và đại học, có nhiệt tình và đa số trưởng thành từ phong trào Hội. Bộ máy chuyên trách cấp quận huyện đã thực sự quá tinh gọn (5 đến 7 người), định xuất ở phường xã có nơi chỉ có một Hội trưởng, nhiều chị em còn rất lúng túng trong phương pháp công tác, chưa phát huy các uỷ viên Ban chấp hành ngành đứng chân cho từng chuyên đề công tác Hội, và cũng ít nơi có điều kiện chăm lo cho chị em phụ trách khu phố để động viên chị em nhiệt tình gắn bó với công tác vận động quần chúng đầy khó khăn.
  1. Phong trào phấn đấu tự rèn luyện trong cán bộ Hội có phát huy được tác dụng. Trong 3 năm qua, có hàng chục cán bộ Thành phố và quận huyện theo học đại học tại chức, hầu hết đã qua trung cao cấp lý luận. Hơn 3000 cán bộ các cấp được huấn luyện, công tác bồi dưỡng tập huấn báo cáo viên và tuyên truyền viên được phân cấp tổ chức thực hiện đều đặn, thường xuyên để đáp ứng yêu cầu công tác Hội. Mỗi chuyên đề giáo dục và hoạt động xã hội đều tranh thủ sự phối hợp và công tác của anh chị em trí thức, khoa học kỹ thuật, văn nghệ sĩ ... làm cho nội dung công tác Hội được phong phú, chất lượng hơn.

Mặt hạn chế hiện nay là việc phấn đấu tự rèn luyện của cán bộ Hội còn quá gian khổ do đời sống khó khăn và gánh nặng gia đình con cái nhất là cán bộ ở ngoại thành. Các cấp Hội lại không có quỹ đào tạo như các ngành, nên không có điều kiện giúp cho chị em học tập để tiêu chuẩn hoá theo yêu cầu công tác, và cũng không mở rộng được công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Hội ở các cấp, nhất là chị em cơ sở là đội ngũ cán bộ không biên chế, do đó đã hạn chế nguồn bổ xung cán bộ giới cho phong trào.

  1. Việc triển khai thực hiện quyết định 163/HĐBT về đảm bảo vai trò các cấp Hội tham gia quản lý Nhà nước, Thành phố Hồ Chí Minh được chọn là một trong các nơi làm điểm. Các cấp Hội LHPN đã tích cực triển khai trong hệ thống Hội và tranh thủ chánh quyền từng mức tổ chức thực hiện. Đến nay đã có 9 quận huyện đã được phổ biến tinh thần quyết định 163 theo hệ chánh quyền. Thành Hội và 10/18 quận huyện Hội có định kỳ làm việc với thường trực Uỷ ban nhân dân cùng cấp để phản ảnh tình hình quần chúng phụ nữ, đề xuất những vấn đề có liên quan đến phụ nữ trẻ em, đề ra những biện pháp phối hợp tổ chức thực hiện giữa các ngành chính quyền và đoàn thể phụ nữ. Các quận huyện Hội và một số phường xã cũng đã cử thành viên tham gia Hội đồng tư vấn một số ban như: Điều phối lao động, nhà đất, thi đua... Các quận huyện Hội 4,5,8... được cấp thêm mặt bằng làm việc và tổ chức CLB hướng nghiệp, một vài quận huyện Hội được ứng trước kinh phí để triển khai hoạt động Hội...

Tuy nhiên, so với các Tỉnh hội bạn thì tác động của quyết định 163/HĐBT đối với hoạt động Hội ở Thành phố ta chưa đúng tầm vóc phải có. Chỉ thị 09 của Uỷ Ban nhân dân Thành phố tuy có ra kịp thời nhưng chưa đủ hiệu lực trong tổ chức thực hiện. Chính quyền một số quận huyện phường xã còn quan niệm quyết định 163/HĐBT là của Hội nên chưa quan tâm thực hiện.

Bên cạnh đó, chỉ thị 44/BBT về chánh sách cán bộ nữ (được cụ thể hoá bằng chỉ thị 54 của Thành phố) qua năm năm thực hiện chưa được tổng kết đánh giá để bổ sung chỉ đạo. Trên thực tế, cán bộ nữ, đặc biệt là cán hộ Hội ở cơ sở và một số quận huyện còn nhiều thiệt thòi về lương bổng, quyền lợi học tập và đào tạo, chánh sách đải ngộ, chế độ hưu trí... chưa tương xứng với cống hiến của chị em trong công tác vận động quần chúng. Từ đó cán bộ trẻ ngán ngại khi được điều về công tác Hội, đội ngũ kế thừa không quy hoạch được, vấn đề nhân sự luôn bị động lúng túng qua các kì Đại Hội phụ nữ các cấp

IV NHỮNG MẶT ƯU, KHUYẾT ĐIỂM CỦA HỘI LHPN THÀNH PHỐ TRONG TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO:

+ Ưu điểm:

  1. Nhận thức được đổi mới tư duy từ Đại hội IV của Đảng, yêu cầu bức xúc của quần chúng và nhiệm vụ của đoàn thể phụ nữ trong tình hình mới, các cấp Hội đã mạnh dạn xác định mặt giảm sút của phong trào và yếu kém của cơ sở, hội viên. Từ đó có quyết tâm khắc phục, quyết tâm tìm tòi đổi mới nội dung hoạt động Hội và phương thức tập họp quần chúng đặc biệt đi sâu vào công tác xã hội và chăm lo quyền lợi đời sống phụ nữ trẻ em làm đòn bẩy phong trào. Công tác quần chúng nói chung đang gặp khó khăn, 2 cuộc vận động của Hội và phong trào xây dựng gia đình văn hoá mới luôn gặp trở ngại ách tắc, các cấp Hội đã kiên trì vượt khó, tìm lối ra cho phong trào, chủ động tranh thủ cấp lãnh đạo, phối hợp các ngành, tìm nguồn tài trợ... để có thể tổ chức thực hiện. Điều đó thể hiện ý thức trách nhiệm của các cấp Hội đối với phong trào phụ nữ Thành phố.
  1. Về phương pháp công tác, các cấp Hội đã phát huy sáng kiến, năng động và khéo vận dụng những biện pháp thích hợp để đạt hiệu quả công tác nhằm từng bước gắn bó Hội viên với Hội như: Giáo dục kiến thức đi đôi với chăm lo thiết thực cho bà mẹ trẻ em. Đặt mạnh việc giáo dục phát huy truyền thống sát hợp từng đối tượng phụ nữ để giải quyết tình hình tư tưởng quần chúng, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội. Mở hướng mới của công tác chăm lo đời sống bằng cách “điều tiết tự nguyện trong nội bộ nhân dân” thông qua các hoạt động xã hội từ thiện... Hội đã kết hợp từ việc nâng kiến thức-chăm lo đời sống-hoạt động văn hoá xã hội ... để hướng chị em vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị-kinh tế-xã hội của địa phương mình.
  1. Bồi dưỡng gìn giữ được đội ngũ cán bộ quận huyện gắn với hoạt động Hội, có nhiệt tình và trách nhiệm, từ đó tác động được phong trào phụ nữ ở cơ sở với nhiều mức độ trong tình hình công tác vận động quần chúng gặp nhiều khó khăn. Nhiều chị em đã phấn đấu rất gian khổ để vừa đảm bảo công tác, chăm lo gia đình, vừa nỗ lực học tập để có thể “tự tiêu chuẩn hoá” cả về mặt văn hoá, chính trị và nghiệp vụ, nhiều quận huyện Hội đã cố gắng vượt bậc để xây dựng quỹ Hội bổ sung kinh phí hoạt động và tự chăm lo một phần cho cán bộ quận huyện và cán bộ chủ chốt ở cơ sở để chị em gắn bó nghĩa tình với đoàn thể phụ nữ. Thành Hội xác định đây là vốn quý của Hội, của Đảng vì có cán bộ mới có phong trào.

+ Khuyết điểm, tồn tại:

  1. Trong tình hình biên chế giảm, cán bộ ít, cơ sở yếu, Hội ta lại phải ôm đồm quá nhiều việc liên quan đến các ngành và nhiệm vụ chung của địa phương. Từ đó không tập trung được khả năng thực hiện chức năng nhiệm vụ chính của Hội, phong trào phụ nữ Thành phố có sút giảm về quy mô và chất lượng, nội dung phong trào chưa có sắc thái riêng của giới, chưa đủ sức thuyết phục, hấp dẫn chị em các giới tự giác tham gia.
  1. Công tác tuyên truyền giáo dục của Hội chưa phát huy được các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, phát thanh, truyền hình (vốn là ưu thế của thành phố) để tác động hỗ trợ cho hoạt động Hội và phong trào phụ nữ. Riêng Báo Phụ nữ Thành phố đã tăng trang, tăng số xuất bản nhưng chưa làm được đầy đủ chức năng là cơ quan báo chí của Hội để vận động phong trào phụ nữ thành phố.
  1. Chưa dồn sức thoả đáng cho công tác xây dựng Hội, tiến độ củng cố cơ sở Hội viên còn rất chậm. Hình thức tập hợp tuy đổi mới nhưng chưa có nhiều dạng thích hợp đáp ứng yêu cầu của các đối tượng quần chúng phụ nữ trong xã hội có nhiều thành phần kinh tế. Ba năm qua còn loay hoay nhiều ở việc kiện toàn bộ máy, vừa qua một số nơi tổ chức Đại Hội phường xã mà chưa kịp củng cố tiểu tổ và xây dựng nòng cốt hội viên. Từ đó mà Hội LHPN TP đến nay nắm chắc thực lực hội viên, chất lượng nòng cốt chưa vững, đội ngũ cán bộ chủ chốt phường xã chưa ổn định. Mặt trận Liên Hiệp Phụ nữ chưa thu hút được lực lượng chị em nhiều giới, hoạt động của nữ CNVC chưa thực sự gắn với phong trào Hội ở cơ sở. Trên đây là mặt yếu cơ bản của tổ chức Hội mà sắp tới phải quyết tâm dồn sức khắc phục theo tinh thần Nghị quyết 8 Trung Ương.
  1. Việc chỉ đạo thực hiện quyết định 163/HĐBT (về mặt chánh quyền) thành phố ta là một trong những nơi làm điểm nhưng triển khai chưa sâu rộng, tác động chưa nhiều đối với hoạt động Hội và phong trào phụ nữ Thành phố. Do đó vai trò vị trí của các cấp Hội, sau khi có quyết định 163/HĐBT được phát huy đúng mức.

+ Nguyên nhân, ưu điểm, khuyết điểm:

Từ đường lối đổi mới của Đại Hội VI và các nghị quyết của Trung Ương Đảng, hơn 3 năm qua Hội LHPN TP có điều kiện phấn đấu vươn lên trong khó khăn, duy trì được phong trào và từng mặt hoạt động có đạt hiệu quả là nhờ có bộ phận quần chúng phụ nữ tích cực còn gắn bó với hoạt động của giới, có sự nỗ lực chủ quan to lớn của đội ngũ cán bộ Hội các cấp và sự chuyển đổi nội dung phong trào của Trung Ương Hội. Đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Thường Trực Thành Ủy đối với Hội LHPN TP. Gần đây có Nghị quyết 8 Trung Ương, sự quan tâm của các cấp Uỷ Đảng đối với hoạt động của các đoàn thể có chuyển biến rõ nét, tạo tiền đề cho bước phát triển mới của phong trào quần chúng nói chung và phong trào phụ nữ Thành phố ta.

Nguyên nhân tồn tại yếu kém, về mặt chủ quan do cấp Hội nhiều nơi còn lúng túng trong việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động Hội, trình độ năng lực, đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu đối với hoạt động, nhất là thiếu nguồn bổ sung cán bộ trẻ vì chánh sách cán bộ chưa thoả đáng, chưa công bằng đối với cán bộ đoàn thể và cán bộ nữ. Việc tổ chức sản xuất gây quỹ Hội để bổ sung nguồn kinh phí hoạt động Hội ngày càng khó khăn bế tắc, đã thực sự hạn chế một số mặt công tác và phong trào. Nguyên nhân về mặt khách quan cũng hết sức quan trọng là tình hình kinh tế đời sống khó khăn, quản lý xã hội còn nhiều sơ hở lỏng lẻo, vi phạm tiêu cực chưa được xử lý nghiêm minh; quyền làm chủ của quần chúng chưa thật sự được tôn trọng... từ đó làm thương tổn tình cảm cách mạng và tác động đến lòng tin của quần chúng, nên các tầng lớp phụ nữ chưa thật sự hồ hởi phấn khởi tham gia phong trào hành động cách mạng như những năm đầu mới giải phóng. Về mặt lãnh đạo, các cấp Uỷ Đảng chưa quan tâm đúng mức đến phong trào phụ nữ và vai trò của Hội LHPN, sự phối hợp trong công tác vận động quần chúng giữa các đoàn thể và các ban ngành chính quyền chưa đổi mới, chưa đồng bộ do đó đã hạn chế hiệu quả phong trào.

Từ Đại Hội hôm nay, chúng ta mạnh dạn nhìn thẳng vào thực trạng của tình hình, nghiêm túc kiểm điểm đánh giá phong trào phụ nữ Thành phố 3 năm qua để thấy rõ mặt được và những mặt chưa được, rút ra những kinh nghiệm cho hoạt động nhiệm kỳ tới, nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục yếu kém tồn tại, thúc đẩy phong trào phụ nữ Thành phố lên bước phát triển mới theo tinh thần Nghị quyết 8 của Đảng, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Thành phố, vốn giàu lòng yêu nước và nhiệt tình cách mạng.