Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Để biết cách đọc bản vẽ xây dựng, đầu tiên các bạn cần hiểu rõ thế nào là bản vẽ xây dựng? Bạn cũng cần nắm được các loại bản vẽ xây dựng phối hợp với nhau như thế nào trong một công trình. Bạn phải hiểu được khái niệm cơ bản về bản vẽ xây dựng để có thể đọc được bản vẽ xây dựng.

1. Thế nào là bản vẽ xây dựng?

➦ Là bản vẽ kỹ thuật (BVKT) được ứng dụng trong các công trình xây dựng.

➦ Người thi công căn cứ vào bản vẽ để xây dựng công trình.

VD: Xây dựng nhà cửa, cầu đường, bến cảng…

2. Ưu điểm khi sử dụng Bản vẽ xây dựng trong quá trình xây dựng?

➦ Thống nhất giữa người thiết kế và người thi công.

➦ Đảm bảo tính chính xác.

➦ Năng suất cao, giá thành hạ.

➦Diễn tả công trình tốt hơn là chỉ dùng lời lẽ mô tả.

3. Có những loại bản vẽ nào trong thiết kế công trình?

➦ Bản vẽ trình bày Mặt bằng tổng thể.

➦ Bản vẽ thể hiện Mặt bằng.

➦ Bản vẽ Mặt đứng.

➦ Bản vẽ Mặt cắt.

➦ Bản vẽ thể hiện chi tiết.

a. Bản vẽ Mặt bằng tổng thể

➦ Là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng.

➦ Thể hiện vị trí các công trình với hệ thống đường đi cây xanh.

➦ Sự quy hoạch của khu đất.

➦ Có mũi tên chỉ hướng bắc để định hướng.

b. Bản vẽ Mặt bằng

➦ Là hình cắt bằng của ngôi nhà.

➦ Mặt phẳng cắt đi qua cửa sổ.

➦ Không biểu diễn phần khuất.

➦ Thể hiện vị trí kích thước của tường, vách ngăn cầu thang.

➦ Cách bố trí các phòng, thết bị, đồ đạc.

➦ Có từng mặt cắt riêng từng tầng.

c. Bản vẽ mặt đứng

➦ Là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà.

➦ Có thể là hình chiếu đứng hoặc hình chiếu cạnh của ngôi nhà.

➦ Không thể hiện phần khuất.

➦ Thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà.

Ví dụ như công trình sau, Mặt đứng là bản vẽ nhìn vuông góc với công trình. Nhìn tổng thể theo góc độ thẳng đứng ta thấy được chiều cao, vật tư một cách chi tiết, cửa đi, cửa sổ, ban công, mái nhà. Tính thẩm mỹ của ngôi nhà qua cách bố trí cây xanh, bồn hoa, vị trí ốp gạch, hoa văn…

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường
Bảng vẽ mặt đứng một ngôi nhà

d. Bản vẽ Mặt cắt:

➦ Là hình cắt tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà;

➦ Thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà;

➦ Kích thước của cửa đi, cửa sổ;

➦ Kích thước của cầu thang, tường, sàn, mái, móng;

➦ Kích thước của các tầng.

Bản vẽ mặt cắt có thể là bản vẽ cắt ngang nhà (tưởng tượng 1 mặt cắt ở tầm cao 1,2-1,5m). Khi cắt nhấc phần trên ra, bạn nhìn từ trên xuống cắt ngang qua ngôi nhà (vuông góc thẳng đứng với mặt đất).

Bản vẽ mặt cắt có thể cắt dích dắc qua các vị trí cần trình bày.

Có thể là cắt theo chiều bổ dọc nhà. Mặt cắt này thể hiện được không gian bên trong nhà, chiều cao nhà, số tầng, chiều cao các tầng, các ô cửa, kích thước tường, độ cao dầm, độ dày sàn, cấu tạo vì kèo, sàn mái, cầu thang, vị trí hình dáng chi tiết kiến trúc bên trong các phòng. Như ví dụ bản vẽ dưới đây.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

e. Bản vẽ chi tiết:

Trích một chi tiết nào đó của công trình để vẽ phóng to hoặc trình bày rõ chi tiết đó hơn để có thể thi công.

Ngôn ngữ bản vẽ là loại ngôn ngữ thiết kế được sử dụng đồng loạt trên thế giới. Ngay cả khi không cùng ngôn ngữ nói, nhưng khi nhìn vào bản vẽ, hầu hết kiến trúc sư trên thế giới đều hiểu ý nghĩa của bản vẽ như nhau. Vì vậy, tôi xin nói ngắn gọn và tóm lược ý chính cũng như những ký hiệu trên bản vẽ để gia chủ có thể hiểu được.

Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, kiến trúc sư sẽ làm việc và trình bày với chủ nhà các phần bản vẽ sau để đi đến thống nhất ý tưởng xây dựng nhà:

f. Bản vẽ mặt bằng các tầng

Mặt bằng là hình chiếu của 1 tầng ngôi nhà lên mặt phẳng (phần này thường cao 1m so với cao độ tầng nhà đó). Phần mặt bằng dùng để bố trí các vật dụng và chia vùng các phòng, lối đi lại được bố trí trong phạm vi 1 tầng của ngôi nhà.

Ví dụ, mặt bằng tầng trệt là bản vẽ nhìn từ trên xuống bố trí các phòng và vật dụng trong tầng trệt của ngôi nhà. Nét vẽ dày là thể hiện tường, nét mỏng tùy theo cách vẽ thể hiện cho cầu thang lên, bậc tam cấp hoặc cửa, hình tròn có kí hiệu số bên trong là các trục, hình vuông nhỏ đi chung với nét tường là thể hiện các cột.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường
Cách đọc bản vẽ xây dựng: Bản vẽ mặt bằng tầng trệt 1 ngôi nhà

Hi vọng với những ví dụ và hình minh họa trên phần nào sẽ giúp bạn cách đọc bản vẽ xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng mà bạn tham gia.

Mỗi một ký hiệu có một ý nghĩa riêng. Nếu không nắm rõ gia chủ sẽ rất khó khăn trong việc đọc bản vẽ.

Tỷ lệ bản vẽ

Tỷ lệ của bản vẽ là tỷ số giữa kích thước đo của vật thể trên bản vẽ và kích thước thực của nó ngoài thực tế. Tùy theo khổ bản vẽ, kích thước và mức độ phức tạp của đối tượng cần biểu diễn mà kiến trúc sư sẽ lựa chọn một tỷ lệ phù hợp.

Tỷ lệ thường được các kiến trúc sử dụng cho các công trình nhà phố, biệt thự là từ 1:150 đến 1:100. Trong đó, 1:100 là tỷ lệ được dùng nhiều nhất.

Ngoài ra, tỷ lệ 1:75 đến 1:25 được sử dụng cho công tác thể hiện kết cấu, bố cục và sự liên hệ giữa các tầng. Tỷ lệ 1:20 và 1:10 thường được tận dụng cho bản vẽ nội thất. Tỷ lệ 1:5 đến 1:1 được tận dụng khi cần truyền đạt các chi tiết kỹ thuật với độ chính xác cao hơn.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Ký hiệu bản vẽ kiến trúc

1. Quy định về các nét vẽ trong thiết kế

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Kiến trúc sư sẽ ưu tiên theo thứ tự sau nếu trong bản vẽ có nhiều nét trùng nhau:

  • Nét liền đậm (đường bao thấy, cạnh thấy)
  • Nét đứt (đường bao khuất, cạnh khuất)
  • Nét chấm gạch mảnh (giới hạn mặt phẳng cắt có hai nét đậm ở hai đầu)
  • Nét chấm gạch mảnh (đường tâm, trục đối xứng)
  • Nét liền mảnh (đường kích thước)

2. Ghi kích thước trong bản vẽ

Kích thước được thể hiện trong bản vẽ có 3 thành tố chính: đường dóng, đường kích thước và con số kích thước.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Lưu ý:

  • Kích thước trên bản vẽ là kích thước thật của vật thể, không phụ thuộc vào tỷ lệ của hình biểu diễn
  • Đơn vị đo kích thước dài là mm, không ghi đơn vị sau con số kích thước
  • Đơn vị đo cao trình là m, không ghi đơn vị sau con số kích thước
  • Đơn vị đo kích thước góc là độ, phút, giây và phải ghi đơn vị sau con số kích thước

3. Các ký hiệu thường gặp trong bản vẽ kiến trúc

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Ký hiệu lỗ trống: Những ký hiệu biểu hiện khu vực trống không đặt để các đối tượng kiến trúc.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Ký hiệu cửa sổ: Những ký hiệu thể hiện các loại cửa sổ khác nhau trên bản vẽ như cửa đơn, cửa kép.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Ký hiệu cửa đi: Biểu thị các loại cửa đi và cách mở cánh cửa. Các yếu tố khác như vật liệu, cấu tạo cửa, kỹ thuật lắp ghép vào tường sẽ không được biểu thị qua những ký hiệu này.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Ký hiệu cầu thang và đường dốc: Thể hiện cho tất cả các loại cầu thang và đường dốc thoải, không bao gồm vật liệu xây dựng. Khi bản vẽ có tỷ lệ 1:100 hoặc lớn hơn, ký hiệu cầu thang phải thể hiện chi tiết cả vật liệu, cấu tạo theo đúng tỷ lệ của bản vẽ kết cấu nhà.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Ký hiệu vách ngăn: Ký hiệu được thể hiện bằng nét liền đậm và phải kèm theo chú thích về vật liệu. Nếu bản vẽ tỷ lệ 1:50 hoặc lớn hơn, ký hiệu vách ngăn cần phải thể hiện chi tiết vật liệu, cấu tạo theo tỷ lệ tính toán của bản vẽ kết cấu.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Ký hiệu vật liệu xây dựng: Những ký hiệu này giúp gia chủ nắm được các vật liệu được sử dụng cho công trình. Trong trường hợp đang thi công, gia chủ có thể dựa vào đó giám sát được phần nào tiến độ công việc đang thực hiện.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Ký hiệu bản vẽ thiết kế nội thất:

Thể hiện những đồ dùng nội thất cơ bản được bố trí trong không gian công năng. Giúp gia chủ hình dung được không gian bên trong công trình và những vật dụng nội thất nào sẽ được sử dụng. Các ký hiệu này được vẽ trên nguyên lý mặt bằng, tức là hình chiếu từ phía trên nhìn xuống.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Ký hiệu bản vẽ kỹ thuật

1. Các ký hiệu kết cấu

Các nét vẽ chủ đạo trong bản vẽ kết cấu gồm:

  • Cốt chịu lực vẽ bằng nét liền đậm
  • Cốt phân bố, cốt đai vẽ bằng nét liền đậm vừa
  • Đường bao quanh cấu kiện vẽ bằng nét liền mảnh

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Con số ghi ở trước ký hiệu φ (phi) chỉ số lượng thanh thép. Nếu công trình chỉ dùng một thanh thì không có con số này.

Trên đường dóng nằm ngang, con số đứng sau chữ L chỉ chiều dài thanh thép kể cả đoạn uốn móc ở đầu nếu có. Con số đứng sau chữ a chỉ khoảng cách giữa hai trục thanh thép kế tiếp cùng loại.

Đường kính, chiều dài… của thanh thép được ghi trên hình biểu diễn đầu tiên của thanh thép. Các lần sau gặp lại, những thanh cốt thép đó chỉ có số ký hiệu.

Dưới đây là chú thích chi tiết phần kết cấu KTS Đất Thủ gửi gia chủ tìm hiểu

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Lưu ý khi đọc bản vẽ kết cấu:

Từ hình chiếu chính, anh chị xem bố trí cốt thép. Căn cứ vào số ký hiệu thanh thép, tìm vị trí của chúng trên các mặt cắt để biết vị trí cốt thép cùng hình khai triển trong bảng kê. Các mặt cắt sẽ được bố trí gần hình chiếu chính. Lưu ý đến tỷ lệ mặt cắt có thể sẽ khác so với tỷ lệ hình chiếu chính. Thường bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép vẽ theo tỷ lệ 1:20, 1:50, 1:100.

2. Các ký hiệu thường gặp trong bản vẽ điện, nước (ME)

Những ký hiệu này biểu thị sơ đồ bố trí mạng lưới cung cấp điện đi khắp công trình cùng hệ thống cấp thoát nước khoa học. Hữu ích cho gia chủ trong cả quá trình thi công và sửa chữa về sau nếu gặp vấn đề về đường điện, nước.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Đọc bản vẽ một công trình thực tế

Để giúp gia chủ dễ hình dung hơn về cách đọc bản vẽ, Đất Thủ gửi đến quý gia chủ ví dụ cách đọc bản vẽ một công trình cụ thể.

Dưới đây là mặt bằng 2D tầng trệt của công trình biệt thự 2 tầng gia đình anh Dũng ở Thuận An. Công trình do Đất Thủ thực hiện thiết kế – thi công với dịch vụ “Xây nhà trọn gói – Chìa khóa trao tay”. Gia chủ có thể truy cập đường dẫn đến các thông tin chi tiết hơn về công trình.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Để hình dung rõ hơn các không gian công năng của khu vực tầng trệt, cùng Đất Thủ điểm qua một số hình ảnh 3D phối cảnh nội thất của công trình.

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ cầu đường

Trên đây là hướng dẫn cách đọc bản vẽ từ Đất Thủ gửi đến gia chủ. Những ai có nhu cầu tìm hiểu và đang trong quá trình chuẩn bị khởi công xây dựng công trình của mình.