Hướng dẫn chụp ảnh bằng zenfone 2

Vì một lý do nào đó mà bạn muốn chụp màn hình điện thoại Asus Zenfone của mình nhưng bạn lại không biết thao tác thế nào để có thể chụp được. Để việc chụp ảnh màn hình Zenfone được dễ dàng hơn các bạn có thể theo dõi bài viết ngay dưới đây, áp dụng cho tất cả các mẫu điện thoại Asus Zenfone bao gồm Zenfone 2, 3, 4, 5, 6, Zenfone C, … Cách chụp ảnh màn hình ASUS Zenfone Max Plus Thay mặt kính Zenfone 4, 5, 6 khi nào thì cần thiết Chụp màn hình Zenfone 3, Screenshot điện thoại Asus Zenfone 3 Chụp ảnh màn hình Zenfone 2 2 cách chụp ảnh màn hình thiết bị Zenfone 4, 5 đơn giản nhất

Có thể bạn quan tâm

  • Hướng dẫn tự động đánh số thứ tự mục lục trong Word
  • Hướng dẫn cách xuống dòng trong Zalo trên máy tính, điện thoại đơn giản
  • 8 Cách khóa bàn phím laptop Win 7, 8, 10, 11 đơn giản, miễn phí
  • Hướng dẫn cách cách hủy ứng dụng VneID và đổi số điện thoại trên VneID
  • Cách xóa logo CapCut thành công 100%

Đối với máy tính thì việc chụp ảnh màn hình máy tính đã quá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, với sự phát triển của thiết bị smartphone thì việc chụp ảnh màn hình trên điện thoại trở nên đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều. Chụp ảnh màn hình giúp bạn lưu giữ lại được hình ảnh thú vị của những tin nhắn từ bạn bè, hay những tin tức trong quá trình duyệt web.

Bạn đang xem: Chụp màn hình ZenFone, Screenshot Asus ZenPhone 2, 3, 4, 5, 6

Tương tự các dòng điện thoại thông minh khác thì điện thoại Zenfone của Asus cũng được trang bị tính năng chụp ảnh màn hình hay còn gọi là Screenshot. Zenfone không chỉ có tính năng chụp ảnh màn hình điện thoại bằng các phím tắt mà còn có thêm một chức năng riêng khá thú vị. Vì thế bạn có thể chụp ảnh màn hình điện thoại Zenfone theo hai cách. Để biết từng bước chụp hình cụ thể ra sao các bạn có thể xem các chụp ảnh màn hình ZenFone sẽ được 9mobi.vn hướng dẫn chi tiết ngay sau đây

Với 2 cách chụp màn hình điện thoại Zenfone này bạn hoàn toàn có thể áp dụng cho các mẫu điện thoại như Asus Zenfone 2, Zenfone 3, 4, 5, 6 và Zenfone C

Cách 1: Chụp ảnh màn hình Zenfone bằng phím tắt

Xem thêm : Cách kiếm xu trên TikTok cực đơn giản khi xem livestream

Để lưu giữ lại ảnh trên màn hình điện thoại Zenfone các bạn chỉ cần nhấn và giữ đồng thời phím nguồn và phím giảm âm lượng [Power + Volume down] tới khi nghe thấy tiếng như khi bạn chụp ảnh là hoàn thành. Ảnh sẽ được lưu vào thư mục Screenshots trong thư viện ảnh. Và dưới đây là hình ảnh chi tiết để bạn dễ hình dung hơn.

Cách 2: Chụp ảnh màn hình điện thoại Zenfone bằng phím đa nhiệm

Ở cách này các bạn mở máy lên và chọn Cài đặt -> Chọn ASUS Customized Settings

Xem thêm : Cách lưu ảnh trên máy tính | Hướng dẫn tải ảnh từ Google

Tiếp theo các bạn tích chọn Tab and hold to get screenshot

Sau khi hoàn thiện các bạn có thể thoát ra và thử chụp ảnh bằng phím đa nhiệm trên Zenfone. Để chụp ảnh màn hình bằng phím đa nhiệm bạn chỉ cần nhấn và giữ phím này trong khoảng 2 giây là bạn có thể chụp lại màn hình điện thoại Zenfone.

Với hai cách chụp ảnh màn hình ZenFone như chúng tôi đã giới thiệu trên đây, độc giả đã có thể lưu giữ mọi hình ảnh yêu thích hiển thị trên màn hình điện thoại Zenfone rồi. Cách chụp ảnh màn hình điện thoại Zenfone này bạn có thể áp dụng với điện thoại Zenfone 2, Zenfone 4, Zenfone 5, Zenfone 6

//9mobi.vn/chup-anh-man-hinh-zenfone-2791n.aspx Lần trước chúng tôi cũng đã giới thiệu đến người dùng đang sử dụng điện thoại Zenfone 4, 5 cách chụp ảnh màn hình của mẫu điện thoại này, các bạn có thể tham khảo chụp màn hình Zenfone 4, 5 vàcách chụp lại màn hình của điện thoại Zenfone C, các bạn có thể tham khảo chụp màn hình Zenfone C

Cần thiết tìm hiểu giao diện công cụ camera để thành thạo sử dụng, thì việc vào thiết đặt [setting] lại các tuỳ chọn phù hợp và tối ưu hơn cho camera là rất cần thiết. Với Zenfone 2 có mấy tuỳ chỉnh cần thay đổi:

  • Chọn tỷ lệ khung hình. Nếu cần bức ảnh có độ phân giải cao 13MP thì chụp tỷ lệ 4:3, nếu chụp cần cảnh ngang rộng hoặc khung đứng cao và độ phân giải giảm còn 10MP thì chọn tỷ lệ 16:9. Mình thường để thường xuyên là tỷ lệ 4:3 để có độ phân giải ảnh cao nhất.
  • Chọn chất lượng ảnh là Fine thay vì mặc định máy mới là Standard. Chụp ảnh điện thoại có nhiều giới hạn, có được bức ảnh phải trả nhiều công sức tiền của, nên cứ chọn tuỳ chọn tốt nhất cho từng khung ảnh là yên tâm nhất.
  • Các tuỳ chỉnh khác để Auto, riêng +-EV sẽ được tăng hoặc giảm tuỳ thuộc hoàn cảnh chụp.

2. Bố cục cơ bản cho người bắt đầu Dẫu là chụp hoàn toàn tự động, khi đưa máy điện thoại lên, bạn sẽ phản xạ chọn khung ảnh theo bố cục phù hợp, để đối tượng cần chụp được nổi bật hoặc ấn tượng. Bắt đầu chơi nên tuân theo "Bố cục theo tỷ lệ vàng 1/3". Khung ảnh được chia thành 9 phần bằng nhau với hai cặp đường thẳng ngang và dọc cắt khung hình với khoảng cách đều. Cũng có những khung ngắm trong máy kỹ thuật số có những đường chia mờ mờ thế này ngay trên máy. Nếu không, ngay khi ngắm và chọn khung ảnh, bạn phải chia trong đầu khung ảnh có 9 phần như vậy để sắp xếp chủ thể chính và tiền cảnh/hậu cảnh phụ như thế nào. Khi quen dần, điều này sẽ gần như trở thành hoạt động vô thức khi mắt bạn đưa vào khung ngắm.

Bắt đầu chụp ảnh, bạn cứ đặt đối tượng cần nhấn mạnh vào 4 điểm mạnh nói trên. Khi quen rồi, sẽ tự nhiên có những sáng tạo phá bố cục nguyên tắc sau. Khởi đầu, đừng nên có suy nghĩ "tôi tự do, tôi không thích gò bó...!", bởi như thế, rất lâu để có bức ảnh tốt và ấn tượng theo cách của bạn.

Bạn thích tấm nào trong 3 tấm ảnh dưới đây? Cùng một cảnh và tại một vị trí đứng. Tấm ảnh 1: Oh! mây trời đẹp quá! Thế là dành gần hết khung ảnh cho phần mây trời. Nhìn vào là mây trời đập vào mắt ngay, hút người xem vào đám mây, còn phần đất nhà cửa là phụ trong bối cảnh.

Tấm ảnh 2: Oh! Hồ nước đẹp quá! Dành gần hết khung ảnh tập trung cho hồ nước. Phần mây trời và nhà cửa chỉ chiếm phần nhỏ trong bối cảnh.

Tấm ảnh 3: Hôm nay trời đẹp, dành nhiều phần cho mây trời và giữ phần nước với tỷ lệ 1/3 tại điểm tháp nhà thờ màu đỏ. Bức ảnh có vẻ hài hoà hơn, chuẩn mực kiểu kinh điển.

Hôm ở trên núi cao, buổi sớm mù mịt sương mình thử bố cục này. Mọi quy tắc chỉ là chiếc xe tập đi cho trẻ trước khi chúng đủ vững vàng để chạy nhảy một mình. Hãy mạnh dạn chọn khung hình sao dễ chụp nhất, phù hợp với mắt nhìn tự nhiên của con người. Chỉ cần áp khung ảnh vào không gian cảnh trí và lựa chọn một trong nhiều khung hình khác nhau để mở rộng sự sáng tạo tự do.

Ngược lại, lấy thêm phần trên để ảnh có chiều sâu hơn:

3. Đo sáng là quan trọng với camera điện thoại Trên điện thoại nói chung và Zenfone cũng thế, điểm đo sáng và canh nét là 1. Bạn thử chạm tay vào màn hình, chúng ta nói cái hình vuông màu xanh nhấp nháy trên màn hình là điểm canh nét. Đúng! Nhưng trước khi cái dấu vuông màu xanh đó canh nét vật thể cần chụp thì nó là điểm vuông đo sáng cho khung ảnh. Bạn thử để điện thoại sát vào một vật để điện thoại không thể lấy nét, rồi chạm vào nhiều vùng sáng / tối khác nhau, bạn sẽ thấy hình vuông đo sáng đó hoạt động [đo sáng và điều chỉnh ánh sáng toàn khung thay đổi khác nhau] dẫu cho đối tượng nằm ngoài khoảng cách mà ống kính có thể lấy nét. Do vậy, đo sáng vào đâu để kiểm soát được ánh sáng cho bức ảnh và thể hiện ý đồ chụp là rất quan trọng.

Hãy xem các tình huống sau: Mình chạm tay vào toà nhà sáng bên phải, tại đó sẽ được máy đo sáng, đúng nét và đủ sáng, vùng trời vẫn còn chút màu xanh của mây, nhưng các vùng chênh sáng khác thiếu sáng, tối thui.

Mình thay đổi điểm đo sáng là cái nhà màu nâu, vùng trời và dãy nhà góc phải rực sáng hơn, mây trời trắng tinh thừa sáng, nhưng phần đất và cảnh vật sáng rõ hơn. Nếu không có ý đó gì khác, bức ảnh này có ánh sáng hài hoà hơn.
Zenfone 2 có chế độ chụp Manual, bạn có thể chỉnh tay các thông số hoặc nhanh nhất là gia giảm lượng sáng ở thanh trượt EV để có ánh sáng theo ý muốn.
Tấm này đo sáng vào vùng đất, mặt trời cháy sáng mất nhiều chi tiết mây:
Tấm dưới đo sáng vùng mây trời, vùng đất sẽ thiếu sáng:
Tấm này mình vẫn đo sáng vùng mây gần mặt trời, và tăng thêm +1.5EV:

Ánh sáng rất quan trọng cho việc ghi hình, quyết định thành bại một bức ảnh. Điện thoại có những giới hạn nhất định, có những hoàn cảnh khó, dù hiệu chỉnh EV hay đo sáng kiểu gì cũng không thể có ánh sáng ưng ý cho vật thể trong khung, thì mình đành chờ sự thay đổi của ánh sáng.

Trường hợp này: Mình đo sáng và gia giảm EV thì vẫn không cân đối được ánh sáng cánh hoa và xung quanh. Một phần cánh hoa bị cháy trắng mất chi tiết.

Chờ khoảng vài phút thì ánh sáng thay đổi thế này:

4. Chụp hoàn toàn tự động Nghĩa là chỉ cần biết cách mở chức năng chụp ảnh, biết nút chụp nằm ở đâu, và đưa máy lên chụp. Điện thoại chụp hình hoạt động trên nền một phần mềm thuật toán có sẵn. Rất nhiều bức ảnh chụp tự động được máy cân chỉnh ánh sáng, độ tương phản và màu sắc kiểu "sáng mặt ăn tiền" nên làm người chụp cảm thấy ưng ý.

* Những hoàn cảnh chụp tự động đẹp

  • Ánh sáng đủ sáng đối tượng
  • Nguồn sáng thuận [tức là hướng ánh sáng chiếu từ sau lưng người chụp tới đối tượng]
  • Chụp phong cảnh ban ngày nắng sáng
  • Chụp lưu niệm ngoài trời sáng
  • Chụp cận cảnh tĩnh vật
  • Chụp văn bản

* Những hoàn cảnh chụp tự động không đẹp

  • Ánh sáng yếu, không đủ sáng đối tượng
  • Nhiều mảng/vùng sáng tối chênh lệch nhiều trong cùng khung ảnh
  • Nguồn sáng ngược [tức là hướng ánh sáng chiếu trực tiếp thẳng vào ống kính]
  • Muốn nhấn mạnh một chủ đề trong vùng ánh sáng phức tạp

Zenfone có chế độ chụp liên tục. Bấm giữ nút chụp, máy sẽ tự động chụp nhiều tấm ảnh. Chọn những tấm mình thấy ưng:

Khi nào thì chụp HDR? Trong một số trường hợp, khung ảnh có các vùng sáng chênh lệch lượng sáng, nếu vùng tối đủ sáng thì vùng sáng thừa và ngược lại. HDR [high dynamic range] nguyên là một kỹ thuật chụp chồng nhiều tấm ảnh với nhiều mức độ sáng khác nhau thành 1 tấm, để có được độ nét và màu sắc ở các vùng chênh sáng. Chế độ HDR trong điện thoại Zenfone 2 tích hợp sẵn.

Chúng ta xem khung ảnh có 2 vùng chênh sáng sau, muốn giữ ráng trời mà vùng đất đủ sáng thể hiện nhiều chi tiết cây cỏ hơn thì dùng chế độ HDR hiệu quả.

Chủ Đề