Hướng dẫn têm trầu cánh phượng đơn giản năm 2024

Trong phong tục truyền thống của người Việt, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu thường đi đôi với lời chào để bắt đầu cho một cuộc nói chuyện, một cuộc lương duyên, lễ cưới xin, hội hè, lễ thôi nôi…. Người ta ăn trầu để thưởng thức vị cay thơm của lá trầu không, vị chát của vỏ cây chay, ngọt bùi của quả cau, hương vị nồng nàn của vôi….

Khi nhai, các hương vị hòa quyện với nhau khiến nhiều người cảm nhận được hương vị của cuộc sống. Bởi vì nếu tách riêng thì cay đắng, éo le nhưng chỉ cần khi hòa chung thì trở nên tươi thắm và đẹp đẽ. Chính vì những ý nghĩa như vậy, trầu cau đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của người Việt trong suốt nhiều thế hệ qua.

Nói đến trầu têm cánh phượng, là nói đến những miếng trầu của vùng Kinh Bắc. Cũng với những nguyên liệu quen thuộc, những liền chị đã dùng đôi bàn tay khéo léo của mình để trang trí cho miếng trầu thêm đẹp mắt và hấp dẫn.

Những mâm lễ có têm trầu cánh phượng đẹp càng thể hiện được sự đảm đang của người phụ nữ. Chính vì vậy, trầu têm cánh phượng luôn có được một vị trang trọng trong bất kỳ mâm lễ nào.

Trầu têm cánh phượng dùng trong các mâm cúng

Nguyên liệu cần chuẩn bị để têm trầu cánh phượng

Để có thể têm được những miếng trầu cánh phượng đẹp, cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết dưới đây:

  • Lá trầu: Lựa chọn những lá trầu quế vừa tầm, lá không quá non hoặc quá già, không quá nhỏ hay quá to; lá trầu không bị úa, rách, dập nát.
  • Quả cau: Chọn những quả cau bánh tẻ có kích thước trung bình.
  • Cánh hoa hồng đỏ: Chọn những bông hoa vừa phải, không quá lớn hoặc quá nhỏ; cánh hoa không bị dập nát.
  • Vôi tươi.
  • Vỏ trầu.

Cách têm trầu cánh phượng cúng thôi nôi

Theo kinh nghiệm của những nghệ nhân thường xuyên têm trầu cánh phượng, cách têm trầu cánh phượng thôi nôi khá đơn giản và không có điểm gì khác biệt so với những cách têm trầu cho các mâm lễ khác.

Dưới đây là cách têm trầu cánh phượng đơn giản nhất, nhưng cũng khá đẹp mắt, tăng tính thẩm mỹ khi tự trang trí thôi nôi:

  • Bước 1: Làm sạch tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị [trừ vôi] bằng cách dùng khăn sạch và lau nhẹ nhàng. Không nên rửa với nước để tránh lá trầu và cánh hoa bị dập nát.
  • Bước 2: Gập đôi lá trầu lại dọc theo đường sống lưng của lá.
  • Bước 3: Dùng kéo sắc và cắt tỉa lá trầu thành hình răng cưa. Chú ý không cắt các răng cưa quá to hoặc quá nhỏ.
  • Bước 4: Bôi một lượng vừa đủ vôi sống lên sống lưng của lá trầu. Không nên bôi quá nhiều vôi vì chúng sẽ bị chảy, khi đó miếng trầu sẽ không còn đẹp.
  • Bước 5: Gập 2 lá răng cưa gần nhất ở phía đuôi vào giữa, sau đó lật ngược hai cánh ra phía ngoài.
  • Bước 6: Cau bổ thành 4 phần bằng nhau. Sau đó gọt vỏ đến nửa thân để tạo thành khe hở có thể cắm được lá trầu.
  • Bước 7: Dùng vỏ trầu để tỉa thành hình đuôi phượng.
  • Bước 8: Têm trầu
  • * Gấp cánh phượng sang hai bên và têm chặt lại, cài chắc vào thân miếng cau.
    • Cài một cánh hoa hồng đỏ vào khe hở của miếng cau, ở giữa lá trầu và miếng cau.
    • Cài vỏ rễ vào giữa miếng cau và cánh hoa để làm đuôi phượng.

Sau đã têm xong trầu cánh phượng, nhẹ nhàng đặt miếng trầu vào trong khay đựng trầu. Không nên mạnh tay để tránh làm hỏng miếng trầu.

Chủ Đề