Hướng dẫn trẻ đánh răng

Mẹo giúp trẻ 1-2 tuổi thích đánh răng

11:32AM - Thứ Ba | 13-04-2021

Đây sẽ là bài viết vô cùng hữu ích cho các cha mẹ có bé “sợ đánh răng”. Chỉ cần cha mẹ áp dụng những mẹo dạy trẻ đánh răng sau một cách thường xuyên và khéo léo thì từ nay trẻ 1-2 tuổi sẽ rất thích đánh răng.

Trên thực tế, thời gian bắt đầu cho trẻ tập đánh răng là từ lúc 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Dạy trẻ đánh răng càng sớm là cách giúp giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ, đồng thời tập cho trẻ một thói quen tốt. Nếu mẹ vẫn chưa tập thành công trong suốt thời gian qua, hoặc mẹ chỉ đang mới dạy trẻ 1 tuổi đánh răng, thì bài viết này của Con Cưng sẽ giúp mẹ dạy trẻ đánh răng thành công đấy.  

Đánh răng cho bé như thế nào là đúng?


Dạy trẻ đánh răng đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con

Trước khi thuyết phục trẻ tập đánh răng, mẹ cần phải biết ý nghĩa của việc đánh răng đúng cách quan trọng như thế nào. Khi đánh răng đúng cách, bé sẽ cảm thấy việc đánh răng thật nhẹ nhàng và dần trở nên yêu thích hơn. Hơn nữa, đánh răng đúng cách còn giúp chăm sóc và bảo vệ răng tốt nhất cho bé. Trái lại, nếu thực hiện sai cách có thể khiến bé bị đau, ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và rất có thể làm bé sợ trong những lần sau.

Vậy cách dạy trẻ đánh răng như nào là đúng? Mẹ có thể làm theo những bước sau nhé:

Bước 1: Cho bé súc miệng với nước để làm sạch khoang miệng

Bước 2: Làm sạch bàn chải đánh răng và lấy một lượng kem vừa đủ. Lượng kem khoảng 1 hạt đậu là vừa đủ đối với trẻ nhỏ.

Bước 3: Mẹ hướng dẫn bé đặt bàn chải nằm ngang, đầu lông của bàn chải sẽ tiếp xúc với cả răng và nướu. Đánh mặt ngoài trước theo thứ tự từ trên xuống dưới hoặc xoay tròn bàn chải đánh răng. Tiếp theo, bé sẽ đánh mặt trong của răng cũng với thứ tự từ trên xuống dưới

Bước 4: Mẹ hướng dẫn bé đánh mặt nhai bằng cách đặt lông bàn chải song song với mặt nhai của răng, sau đó chải nhẹ nhàng từ trong ra ngoài khoảng 10 lần.

Bước 5: Vệ sinh mặt trên của lưỡi bằng bàn chải, chải từ trong ra ngoài hoặc có thể dùng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi.

Bước 6: Súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ kem đánh răng trong miệng.

Một lưu ý nhỏ cho mẹ là sau khi đánh răng xong hãy nhớ hướng dẫn bé nhổ hết kem đánh răng ra và không được nuốt. Việc này có thể khó khăn đối với nhiều bé, nhưng mẹ hãy cố gắng dạy và làm mẫu để con có thể thực hiện nhé. Dù trên thị trường có những loại kem đánh răng cho bé có thể nuốt được, nhưng mẹ vẫn nên khuyến khích con không làm điều này.

Những mẹo "dụ" trẻ đánh răng hiệu quả

Cha mẹ hãy cùng bé đánh răng để tạo hứng thú cho bé

Để “dụ” trẻ tập đánh răng và trở nên thích đánh răng, mẹ có thể thực hiện theo những gợi ý sau đây nhé:

  • Việc đầu tiên là cha mẹ hãy đánh răng cùng bé để tạo không khí vui vẻ và hứng thú cho bé.
  • Mẹ hãy dạy trẻ 1 tuổi đánh răng một cách vui vẻ nhằm tạo cảm giác thoải mái cho bé. Mẹ hãy nhớ, đừng để bé bị đau trong lần đầu đánh răng vì bé sẽ bị tâm lý sợ hãi về sau này.
  • Đừng tiếc những lời khen khi trẻ tập đánh răng tốt và nhuần nhuyễn.   
  • Hãy tìm những hình ảnh về răng xấu [bị sâu, vàng ố] và răng đẹp [đều đặn, trắng tinh] cho bé xem. Bé sẽ biết cần giữ vệ sinh răng miệng như thế nào.
  • Hãy chọn nhiều mẫu kem đánh răng cho bé cùng nhiều loại bàn chải đánh răng cho bé với hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương.

Khi cha mẹ thực hiện khéo léo những mẹo trên, thì nhất định việc đánh răng sẽ trở thành niềm vui và khiến bé không cảm thấy đây là trách nhiệm gì nặng nề. Ngoài ra, mẹ đừng quên cho bé đi kiểm tra răng miệng 1-2 lần/ năm để phòng ngừa các bệnh về răng miệng thường gặp mẹ nhé.

Đồng hành cùng bé đánh răng mỗi ngày

Sau khi trẻ tập đánh răng quen dần, mẹ nên khuyến khích con chủ động hơn trong việc tự chải răng. Chắc chắn những lần đầu tiên con có thể chưa quen và chải răng chưa được sạch, nhưng mẹ hãy cứ để bé chủ động làm trước, sau đó kiểm tra lại mẹ nhé. Một lưu ý lớn cho mẹ về tần suất đánh răng của bé, tốt nhất mẹ cần duy trì cho bé đánh răng 2 lần/ngày vào sáng và tối trước khi đi ngủ nhé.

Ngoài ra, việc lựa chọn bàn chải đánh răng cho bé cũng rất quan trọng. Bàn chải đánh răng cho bé được đánh giá là tốt khi đảm bảo các tiêu chí gồm: lông mềm, đầu tròn và hợp với khuôn miệng bé. Để khơi gợi hứng thú ở bé một cách hiệu quả, mẹ nên chọn bàn chải có màu sắc bắt mắt cùng hình dáng ngộ nghĩnh.

Hiện nay, tại hệ thống siêu thị mẹ bầu và em bé Con cưng đang có rất nhiều các loại bàn chải đánh răng cho bé. Con Cưng mách mẹ một số các sản phẩm được bán chạy như: Bàn chải đánh răng voi xanh Dr Brown's [bé 0-3 tuổi], Bàn chải đánh răng trẻ em Jordan Step 1 [0-2 tuổi] [Xanh, Hồng], Bàn chải Bee bật nắp chú ếch xanh,...


Rất nhiều mẹ chọn bàn chải Bee bật nắp chú ếch xanh để đánh răng cho bé yêu

Mẹ hoàn toàn có thể đặt mua bất cứ mẫu bàn chải đánh răng cho bé nào, cũng như nhiều loại kem đánh răng cho bé một cách nhanh chóng và được giao hàng miễn phí, khi dùng App Con Cưng, hoặc truy cập website www.concung.com. Con Cưng hy vọng qua bài viết trên, hành trình dạy trẻ đánh răng của mẹ sẽ thật hiệu quả, bé yêu sẽ giữ thói quen này lâu dài. 

Bé đánh răng đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, tránh những nguy cơ dẫn đến các bệnh như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, hoặc hôi miệng có thể khiến trẻ bị mất răng. Dạy bé đánh răng đúng cách là một trong những phương thức bảo vệ và chăm sóc răng miệng cho trẻ mà cha mẹ nên làm ngay khi trẻ bắt đầu mọc răng và khi bé được hơn 1 tuổi.

1. Dạy trẻ đánh răng hằng ngày

Chải răng hàng ngày là cách bảo vệ răng miệng đơn giản, hiệu quả nhất

Chải răng hàng ngày là cách bảo vệ răng miệng đơn giản, hiệu quả nhất. Tuy nhiên nếu không biết đánh răng đúng cách cũng sẽ làm giảm hiệu quả bảo vệ răng miệng đi rất nhiều. Thậm chí còn gây ra một số vấn đề khác.

Theo các bác sĩ nha khoa, những tác dụng lớn nhất của việc chải răng đúng cách bao gồm:

  • Làm sạch tối đa mảng bám, vụn thực phẩm. Từ đó làm giảm tốc độ hình thành mảng bám cao răng.
  • Ngăn ngừa tỷ lệ bị chảy máu chân răng, tổn thương mô lợi do chải răng quá mạnh.
  • Hạn chế thấp nhất nguy cơ mắc bệnh về răng miệng do vi khuẩn tấn công như: Viêm lợi, sâu răng, mòn cổ răng, viêm tủy,…
  • Bảo vệ men răng, nướu. Ngăn ngừa tình trạng ê buốt răng, tụt lợi, viêm nướu,…

Như vậy có thể thấy, dạy trẻ đánh răng đúng cách đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ răng miệng. Do đó mẹ cần nắm vững những lưu ý. Và các bước khi chải răng để bảo vệ răng miệng tốt nhất.

2. Khi nào nên dạy trẻ đánh răng?

Khi nào nên dạy trẻ đánh răng?
  • Khi các bé còn chưa mọc răng, mẹ đã vệ sinh răng nướu cho trẻ bằng gạc mềm thấm nước ấm sạch hoặc nước muối pha loãng.
  • Với bé từ 6 – 12 tháng tuổi, ở giai đoạn này. Đa phần các bé đã mọc được khoảng 8 cái răng và răng hàm đang trong giai đoạn nhú lên. Lúc này, việc chăm sóc răng miệng và cho bé đánh răng là rất cần thiết. Do có không ít trường hợp trẻ bị sâu răng ở giai đoạn này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới răng, khi trẻ mọc răng vĩnh viễn.
  • Từ 1,5 tuổi, bé rất thích bắt chước những hành động của cha mẹ và mọi người xung quanh. Do đó, dạy trẻ đánh răng trong giai đoạn này sẽ giúp bé dần dần xây dựng thói quen đánh răng. Và tiếp nhận việc đánh răng và làm tốt việc này.
  • Khi trẻ trong giai đoạn từ 4 – 6 tuổi, đây là giai đoạn trẻ đã mọc gần như đủ răng. Ngoài thói quen đánh răng hằng ngày, cha mẹ cần hướng dẫn bé đánh răng đúng cách. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé được tốt nhất.

3. Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách theo các bước

Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách theo các bước

  • Bước 1: Súc miệng với nước để làm sạch khoang miệng.
  • Bước 2: Rửa sạch bàn chải trước khi đánh. Sau đó, lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ. Đối với trẻ nhỏ, lượng kem đánh răng vừa đủ chỉ khoảng bằng hạt đậu.
  • Bước 3: Đặt bàn chải nằm ngang và nghiêng khoảng 45 độ so với viền nướu. Đầu lông bàn chải phải tiếp xúc với cả răng và nướu. Hướng dẫn bé đánh răng mặt ngoài trước. Gồm tất cả răng ở hàm trên và hàm dưới bằng cách chải từ hàm trên xuống và từ hàm dưới lên. Hoặc xoay tròn bàn chải đánh răng.
  • Bước 4: Đánh mặt trong của răng tương tự như mặt ngoài. Đánh tất cả các răng ở hàm trên và hàm dưới bằng động tác chải lên, xuống hoặc xoay tròn.
  • Bước 5: Tiếp theo, dạy trẻ đánh răng nhai bằng cách đặt lông bàn chải song song với mặt nhai của răng. Sau đó nhẹ nhàng đưa bàn chải từ trong ra ngoài khoảng 10 lần.
  • Bước 6: Chải mặt trên của lưỡi từ trong ra ngoài bằng bàn chải răng thông thường. Hoặc có thể bằng dụng cụ chải lưỡi chuyên dụng để loại bỏ những vi khuẩn gây mùi hôi.
  • Bước 7: Làm sạch lại khoang miệng bằng cách súc miệng với nước. Để không còn kem đánh răng trong miệng. Ở bước này, mẹ nên lưu ý nhắc các bé nhổ bọt kem ra ngoài. Vì thời gian đầu hầu hết các bé thường hay nuốt kem đánh răng. Rửa sạch bàn chải, để khô bằng cách cắm phần lông bàn chải hướng lên phía trên, phần tay cầm ở dưới.

Trên đây là những bước dạy trẻ đánh răng rất hiệu quả có thể giúp mẹ dạy trẻ một cách tốt hơn.

4. Những lưu ý về việc dạy trẻ đánh răng

Những lưu ý về việc dạy trẻ đánh răng

  • Sau khi dạy trẻ đánh răng, cha mẹ nên giúp bé sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Tránh để những mảng bám hay thức ăn còn sót lại ở kẽ răng. Do đây là nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ nhỏ.
  • Tuyệt đối không được để bé đánh răng theo chiều ngang. Vì đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, mòn chân răng.
  • Thời gian đánh răng nên từ 2 – 3 phút.
  • Nên chọn bàn chải cho bé đánh răng loại có lông tròn, mềm, nhỏ phù hợp với kích thước của răng. Để tránh làm tổn thương nướu và để đạt được hiệu quả chải răng tốt nhất.
  • Nên thay bàn chải ít nhất 3 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Nếu bàn chải để lâu hoặc lông bàn chải đã bị xơ cứng sẽ gây ra nhiều tác hại cho răng.
  • Chỉ nên sử dụng kem đánh răng với hàm lượng flour phù hợp. Ngoài ra, trong kem còn phải chứa các chất diệt khuẩn, gây tê, chống đóng cao răng, sodium bicarbonate. Một số enzym có tác dụng tăng tính sát khuẩn của nước bọt.
  • Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên cho bé đi khám răng định kỳ ít nhất 3-6 tháng/lần để được bác sĩ đánh giá tình trạng răng miệng, giúp bé có 1 hàm răng chắc khỏe.

Xem thêm:

Vệ sinh đúng cách cho con theo 4 giai đoạn mọc răng

8 nguyên tắc khi dạy kỹ năng sống cho bé gái mẹ buộc phải biết!

Video liên quan

Chủ Đề