Hút dịch khớp gối bao nhiêu tiền

Hỏi: Mẹ cháu năm nay 68 tuổi. Bị thoái hóa khớp đầu gối phải nặng, kèm theo loãng xương cao và tràn dịch khơp. Cháu muốn tìm hiểu về phương pháp chữa trị thay khớp gối. Chi phí bao nhiêu? Có được hưởng bảo hiểm ko ạ? Mẹ cháu 68 tuổi với tình trạng xương khớp như vậy có thay được không? Quy trình tiến hành như thế nào- tức là phải trải qua mấy lần phẫu thuật [vì nhà cháu ở Lào Cai ]. Thay khớp thì khả năng phục hổi như thế nào? Ngoài biện pháp thay khớp thì có phương pháp nào điều trị hiệu quả ko? Kính mong các bác sĩ tư vấn giúp ạ?

Trả lời:

Chào bạn

Qua câu hỏi của bạn về trường hợp mẹ của bạn chúng tôi xin trả lời như sau

Phẫu thuật thay khớp gối được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân thoái hoá khớp gối giai đoạn IV [là giai đoạn cuối cùng của thoái hoá khớp và không còn biện pháp điều trị nào khác có thể bảo tổn được]. Đa số những bệnh nhân thoái hoá khớp gối có chỉ định thay khớp đều là bệnh nhân nữ, đã trải qua các phương pháp điều trị khác nhau nên việc thưa loãng xương là điều khó tránh khỏi. Vì vây bạn không phải băn khoăn nhiều về tình trạng thưa loãng xương của mẹ bạn. Các bác sĩ có thể giúp giải quyết vấn đề này.

Chi phí cho phẫu thuật thay khớp gối khoảng trên dưới 80tr [trong đó tiền khớp khoảng 65tr, còn lại là tiền công phẫu thuật, tiền giường nằm]. Hiện nay phẫu thuật thay khớp gối đã được bảo hiểm thanh toán xong mức thanh toán còn tuỳ thuộc vào loại thẻ bảo hiểm ý tế của từng bệnh nhân. Tuy nhiên mức tối đa chỉ được khoảng hơn 40tr. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi thì bạn nên xin giấy chuyển bảo hiểm y tế cho mẹ bạn về Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Thủ tục đăng ký khám tại bệnh viện cũng rất đơn giản. Bạn đưa mẹ xin đăng ký khám bệnh tại phòng khám số 7 của khoa khám bệnh. Tại đó mẹ bạn sẽ được các bác sỹ thăm khám và tư vấn đầy đủ. Thông thường, nếu tình trạng sức khoẻ của mẹ bạn tốt, các xét nghiệm trong giới hạn bình thường sẽ được xếp lịch mổ sau 2 ngày nhập viện. Thời gian nằm viện và tập luyện sau mổ khoảng 5 ngày. 

Hút dịch khớp gối là một phương pháp được áp dụng phổ biến trong chẩn đoán cũng như điều trị một số bệnh lý xảy ra ở khớp gối. Phần dịch khớp lấy ra khỏi không gian xung quanh khớp gối bằng vật dụng chuyên dùng một mặt sẽ giúp bác sĩ xác định yếu tố gây đau và sưng khớp gối [hay nói đúng hơn là nguyên nhân gây viêm khớp], mặt khác giảm áp lực cho các mô mềm bao quanh đầu gối, từ đó giảm đau, giảm viêm sưng.

Phương pháp này diễn ra tương đối nhanh chóng và nhẹ nhàng sau khi bác sĩ tiến hành gây tê cục bộ. Tuy nhiên, chọc hút dịch khớp gối có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu thực hiện sai cách, không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn bắt buộc.

Khi nào người bệnh nên hút dịch khớp gối?

Chọc hút dịch khớp gối không áp dụng cho mọi trường hợp. Đó là lý do nhiều người thắc mắc tình trạng mình đang gặp phải có nên hút dịch khớp gối không? Để trả lời cho câu hỏi này, JEX đã tìm hiểu và liệt kê danh sách những trường hợp có thể tiến hành hút dịch ở khớp gối, cụ thể:

  • Người bị viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối.

  • Người bị tràn dịch khớp gối.

  • Người bị viêm màng hoạt dịch khớp gối.

Ngoài hỗ trợ điều trị một số bệnh lý kể trên, bác sĩ cũng có thể sử dụng biện pháp chọc dịch khớp gối để xác minh [chẩn đoán] những vấn đề sau:

  • Nhiễm trùng khớp hoặc nhiễm trùng bao hoạt dịch khớp gối.

  • Chấn thương khiến máu chảy vào khoang khớp gối.

  • Nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp hoặc gout.

Mặc dù việc loại bỏ dịch khớp gối giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng đau và sưng, nhưng nếu thuộc nhóm đối tượng dưới đây, người bệnh được khuyến cáo là không nên tiến hành rút dịch khớp gối:

  • Người mắc chứng chảy máu hoặc máu khó đông, đang dùng thuốc chống đông máu.

  • Người có biểu hiện nhiễm trùng da hoặc các mô sâu hơn ở vị trí chọc hút.

  • Người đã phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo.

Để biết chính xác có nên hút dịch ở đầu gối hay không, mọi người cần đến bệnh viện uy tín thăm khám trước khi thực hiện. Sau khi trao đổi các thông tin về bệnh sử, và kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng thể, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định chọc hút dịch hoặc một giải pháp điều trị khác, phù hợp với mỗi người bệnh.

Tìm hiểu thêm: Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện

Hút dịch khớp gối có an toàn không?

Phương pháp hút dịch khớp gối tương đối đơn giản, thực hiện dễ dàng và nhanh chóng mà không cần xâm lấn. Hơn nữa, trước khi đưa mũi kim vào đầu gối để hút dịch, bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ, thế nên gần như không cảm thấy khó chịu hay đau đớn.

Chọc hút dịch khớp gối diễn ra an toàn nếu thực hiện đúng quy trình kỹ thuật

Đặc biệt, bác sĩ sẽ sử dụng hình ảnh siêu âm để chắc chắn rằng mũi kim đi đúng vào bao khớp, tránh nguy cơ tổn thương các mô khác, đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh. Tuy nhiên, mọi người nên lựa chọn bệnh viện uy tín để được đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp hút dịch khớp theo đúng quy trình, đáp ứng được các tiêu chuẩn y tế về vệ sinh và tiệt trùng. Nếu chủ quan hút dịch đầu gối ở những cơ sở kém chất lượng, người bệnh có thể phải đối mặt với một số biến chứng nghiêm trọng, làm tổn thương khớp gối và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe toàn thân.

Những biến chứng có thể xảy ra sau khi hút dịch khớp gối

Mặc dù rút dịch khớp gối tương đối đơn giản, không rạch mổ như những ca phẫu thuật khác, nhưng bệnh nhân vẫn có thể gặp rủi ro. Một số biến chứng do chọc hút dịch gối không đúng cách, bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn khớp gây ra các triệu chứng như sưng, bầm tím và đau quanh khớp gối, sốt, thậm chí khiến tình trạng tràn dịch tái phát nhanh hơn.

  • Tổn thương gân, dây thần kinh hoặc mạch máu quanh khớp gối.

  • Chảy máu tại vị trí chọc hút kéo dài.

  • Choáng váng, tức ngực, khó thở, vã mồ hôi…

Theo các chuyên gia, biến chứng chọc hút dịch khớp gối hiếm khi xảy ra, nhưng mọi người không nên chủ quan. Nếu xuất hiện biến chứng, bệnh lý khớp gối đang điều trị sẽ chuyển biến khó lường hơn.

 Kỹ thuật chọc hút dịch khớp gối

Quá trình hút dịch khớp gối đơn giản nhưng cần tuân thủ nghiêm ngặt các bước từ thăm khám, khử trùng đến đưa mũi kim vào lấy dịch ra bên ngoài. Dưới đây là mô tả chi tiết tất cả thao tác chọc hút dịch gối, mọi người có thể tham khảo để dễ dàng hình dung:

  • Bước 1: Thăm khám sức khỏe và xác định vị trí đặt mũi kim

Người bệnh sẽ được kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát để chắc chắn đủ điều kiện thực hiện thủ thuật hút dịch khớp. Nếu sức khỏe đảm bảo, bác sĩ sẽ xác định và đánh dấu vị trí đưa mũi kim vào để hút dịch ra khỏi khớp gối thông qua phim chụp X-quang.

Trước khi đưa mũi kim vào khớp gối, bác sĩ sẽ tiến hành sát trùng da [khử khuẩn] một cách cẩn thận. Thao tác này giúp giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng cho người bệnh sau khi hút dịch.

Để giảm đau giúp người bệnh yên tâm và thoải mái khi mũi kim đưa vào da, bác sĩ sẽ làm gây tê cục bộ. Thủ tục gây tê khớp gối được thực hiện bằng cách tiêm hoặc xịt thuốc tê ở vùng da xung quanh vị trí đặt mũi kim.

  • Bước 4: Chọc và hút dịch khớp gối

Bác sĩ dùng ông bơm và kim tiêm đã được tiệt trùng kỹ càng để chọc, hút dịch ra ngoài. Tùy vào lượng dịch cần loại bỏ ra ngoài, bác sĩ dùng một hoặc nhiều ống bơm và kim tiêm đối với một lần hút dịch.

Sau khi dịch khớp gối được loại bỏ hết, bác sĩ sẽ dán băng lên vết thương. Loại băng dán này phải được tiệt trùng để tránh nguy cơ nhiễm trùng tại vết thương.

Dán băng bảo vệ vết thương để tránh nhiễm trùng sau hút dịch khớp gối

Hoàn thành quá trình chọc hút dịch khớp gối, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc điều trị. Vết thương sau hút dịch hồi phục nhanh, nên người bệnh không mất nhiều thời gian nghỉ ngơi, chờ phục hồi.

Lưu ý sau khi hút dịch khớp gối

Hút dịch khớp gối xong, để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng, đồng thời thúc đẩy vết thương hồi phục nhanh và cải thiện sức khỏe khớp gối, người bệnh cần lưu ý những điều quan trọng sau:

Người mới trải qua quá trình hút dịch khớp cần nghỉ ngơi, hạn chế đi lại và cử động khớp gối. Tuyệt đối không được nâng vác đồ vật nặng hoặc đặt vật nặng lên vùng điều trị trong 48 giờ sau hút dịch.

Trường hợp cảm thấy đau nhức và sưng tấy, người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh để xoa dịu. Chườm lạnh chỉ nên tiến hành trong khoảng 15-20 phút/ lần và nên lặp lại nhiều lần trong ngày.

Đối với trường hợp được bác sĩ chỉ định đeo nẹp gối sau khi hút dịch cần tuân thủ nghiêm túc. Việc đeo nẹp gối sẽ giảm tác động lực từ bên ngoài đến khớp gối, giúp vết thương nhanh lành.

Dùng thuốc chống viêm không steroid [NSAID] theo kê đơn của bác sĩ để giảm bớt sự khó chịu. Uống thuốc chống viêm cần tuân theo đúng liều lượng bác sĩ hướng dẫn để tránh tác dụng phụ.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, trong đó tăng cường nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, omega-3… sẽ giúp nâng cao sức khỏe tổng thể. Nhờ đó, khớp gối mới chọc hút dịch bình phục tốt hơn.

  • Tập luyện tăng cường sức mạnh khớp gối

Khi vết thương bình phục, người bệnh nên thực hiện các động tác nhẹ nhàng để tránh tê cứng khớp gối. Thói quen vận động, tập thể dục nên duy trì đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả cao.

Thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối là những bệnh khớp mãn tính, có thể tái phát bất kỳ lúc nào. Vậy nên, sau khi hút dịch khớp gối, người bệnh vẫn cần đến bệnh viện thăm khám định kỳ để theo dõi tình hình xương khớp, kịp thời điều trị khi có dấu hiệu tràn dịch.

  • Bổ sung dưỡng chất chống viêm cho khớp gối

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể bổ sung thêm những tinh chất có khả năng điều hòa miễn dịch, hỗ trợ ức chế quá trình viêm như bộ dưỡng chất gồm: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… có trong sản phẩm JEX thế hệ mới. Phản ứng viêm được kiểm soát sẽ góp phần ổn định hoạt động sản xuất dịch nhờn và cải thiện chất lượng dịch khớp, từ đó hạn chế tràn dịch khớp gối, đồng thời giúp đầu gối chắc khỏe và vận động linh hoạt.

JEX thế hệ mới giúp điều hòa miễn dịch, hỗ trợ giảm viêm, cải thiện chất lượng dịch nhờn, duy trì khớp gối chắc khỏe

Tìm hiểu thêm: JEX thế hệ mới có hỗ trợ cải thiện bệnh tràn dịch khớp gối?

Chú ý: Sau khi hút dịch khớp gối, nếu gặp phải các vấn đề dưới đây, cần liên hệ ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời:

  • Phản ứng dị ứng, chẳng hạn như đau nặng hơn hoặc khó thở.

  • Sốt và ớn lạnh.

  • Xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng như mẩn đỏ, nóng hoặc sưng vị trí hút dịch.

Ngoài những lưu ý kể trên, sau khi hút dịch khớp gối, người bệnh nhớ giữ cho vết thương luôn sạch sẽ và khô ráo. Đặc biệt, không tùy tiện uống bất kỳ loại thuốc giảm đau, kháng viêm nào ngoài kê đơn.

Chủ Đề