Hyperaldosteronism là gì

Định lượng nồng độ Aldosteron trong máu và nước tiểu, cách lấy và bảo quản mẫu bệnh phẩm đúng quy định.

07/05/2019 | Mẫu xét nghiệm chẩn đoán bệnh sởi
22/04/2019 | Xét nghiệm vi khuẩn Lậu và Chlamydia Trachomatis bằng kỹ thuật Realtime PCR đa mồi trên cùng một mẫu bệnh phẩm
11/04/2019 | Xét nghiệm tại nhà hết gánh lo bệnh tật và lợi ích không ngờ

1. Đại cương về Aldosteron

Aldosterone là một hormone steroid được sản xuất tại vùng cầu của vỏ thượng thận, được giải phóng và kiểm soát chủ yếu bởi hệ thống Renin – angiotensin – aldosteron.

             

                Hình 1: Sự hình thành Aldosteron trong cơ thể người

Khi thể tích dịch ngoài tế bào giảm làm giảm dòng máu tới thận sẽ kích thích thận bài tiết renin. Renin tác động lên Angiotensinogen hình thành Angiotensin I, khi có sự xuất hiện của Angiotensin-Coverting Enzym [ACE] sẽ chuyển đổi thành angiotensin II. Chất này kích thích vỏ thượng thận tăng sản xuất Aldosteron.

Aldosteron hoạt động dựa trên tác động lên ống lượn xa và ống góp của nephon, tại các đơn vị thận gây tăng tái hấp thu Natri và Clo đồng thời tăng bài xuất Kali và ion hydrogen. Các tác động này làm tăng khả năng giữ nước và tăng thể tích dịch ngoài tế bào. Mục đích quan trọng nhất của các thay đổi đó là duy trì Natri và Kali bình thường trong máu, kiểm soát thể tích máu và huyết áp.

2. Những trường hợp nào cần làm xét nghiệm aldosteron

Định lượng nồng độ Aldosteron được thực hiện trên cả mẫu máu và nước tiểu trong các trường hợp :

- Xác định tình trạng cường aldosteron nguyên phát hoặc thứ phát.

- Xác định tình trạng thiếu hụt Aldosteron nguyên phát hoặc thứ phát.

- Đánh giá khả năng bài tiết aldosteron của tuyến thượng thận.

- Chẩn đoán phân biệt các rối loạn nước và điện giải khi kết hợp với một số xét nghiệm khác như: Renin, ACTH, Cortisol

3. Cách lấy và bảo quản mẫu bệnh phẩm

a. Bệnh phẩm máu

Xét nghiệm sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương. Có 2 tư thế khi lấy máu bao gồm: tư thế đứng thẳng và nằm ngửa, tùy vào tình trạng của bệnh nhân để lựa chọn cho phù hợp. Các tư thế khi lấy máu có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét nghiệm, do vậy cần tuân thủ việc này.

- Trước khi lấy máu bệnh nhân cần nghỉ ngơi tối thiểu 30 phút, sau đó nằm ngửa trên một mặt phẳng và lấy máu tĩnh mạch. Nếu lấy ở tư thế đứng thẳng thì bệnh nhân cần đứng thẳng hoặc đi lại trong khoảng thời gian 30 phút sau đó ngồi và thực hiện lấy máu luôn tại thời điểm đó.

- Bảo quản: Xét nghiệm không bị ảnh hưởng trong khoảng thời gian 24h ở nhiệt độ phòng

Chủ Đề