Dây thần kinh thính giác là gì

U tế bào thần kinh thính giác là một khối u lành tính ảnh hưởng đến các dây thần kinh chạy từ tai trong tới não. Dây thần kinh bình thường khỏe mạnh được bao phủ bởi một lớp tế bào gọi là tế bào Schwann có chức năng cách ly và hỗ trợ cho các xung thần kinh. Khi các tế bào này bắt đầu phát triển và nhân lên với tốc độ bất thường, bạn sẽ bị u tế bào thần kinh thính giác.

Tỷ lệ mắc u tế bào thần kinh thính giác

U tế bào thần kinh thính giác chỉ xảy ra ở khoảng 2 trong số 100.000 người khi không có yếu tố dự đoán trước. Lý do phổ biến nhất là do chấn thương thính giác và có một số người tin rằng phơi nhiễm với bức xạ liều thấp ở vùng đầu và cổ ở độ tuổi trẻ có thể làm tăng nguy cơ của bạn. Trong khi có một số người tin rằng việc sử dụng điện thoại di động dài hạn có thể liên quan đến việc phát triển khối u, nhưng nghiên cứu không ủng hộ việc này.

U tế bào thần kinh thính giác sẽ trở nên phổ biến hơn nếu bạn bị u xơ thần kinh loại 2 [NF2]. Nếu bạn được chẩn đoán bị u xơ thần kinh loại 2, nguy cơ của bạn tăng lên mức 2 trong số 10.000 người. Trong cả hai trường hợp, u tế bào thần kinh thính giác có xu hướng xuất hiện từ 50 đến 70 tuổi.

Các triệu chứng của u tế bào thần kinh thính giác

U tế bào thần kinh thính giác ức chế chức năng bình thường của các dây thần kinh chịu trách nhiệm cho thính lực và cân bằng. Các triệu chứng của u tế bào thần kinh thính giác bao gồm:

- Mất thính giác ở một bên;

- Chóng mặt;

- Ù tai.

Nếu khối u đè lên dây thần kinh mặt, các triệu chứng cũng có thể bao gồm:

- Tê bì trên khuôn mặt;

- Yếu cơ mặt mặt;

- Tê liệt mặt.

Mặc dù u tế bào thần kinh thính giác là một khối u phát triển chậm, nhưng nếu không được điều trị, khối u có thể trở nên quá lớn, gây đè ép các cấu trúc não quan trọng và có thể đe dọa tính mạng.

Chẩn đoán

Chẩn đoán u tế bào thần kinh thính giác có thể khó khăn [đặc biệt là nếu khối u là nhỏ] bởi vì các triệu chứng trùng khớp với nhiều rối loạn tai trong khác. Một số xét nghiệm hữu ích nhất được sử dụng để chẩn đoán tình trạng này là:

- Thính đồ;

- CT scan;

- Chụp cộng hưởng từ [MRI].

MRI là phương pháp chẩn đoán ưu tiên vì nó có thể hữu ích trong việc xác định các khối u nhỏ [kích thước 2 mm hoặc lớn hơn] khi được sử dụng với độ tương phản gadolinium. Chụp CT có thể được sử dụng để nhìn thấy các khối u lớn hơn 2 cm.

Điều trị

Điều trị thường bao gồm phẫu thuật cắt bỏ khối u. Tuy nhiên, nếu khối u nhỏ và không có triệu chứng, bệnh nhân và bác sĩ có thể chọn theo dõi khối u. Bệnh nhân không có chỉ định mổ như bệnh nhân cao tuổi có tiền sử bệnh tim và phổi cũng có thể lựa chọn theo dõi. Phẫu thuật cắt bỏ khối u đi kèm với một số rủi ro bao gồm nguy cơ các dây thần kinh xung quanh khối u có thể bị tổn thương. Điều này đặc biệt đúng nếu khối u rất lớn. Các lựa chọn điều trị khác bao gồm xạ trị hoặc xạ phẫu. Cả hai phương pháp điều trị này nhằm giảm kích thước của khối u.

Để giảm nguy cơ tổn thương dây thần kinh xung quanh khối u, một số bác sĩ phẫu thuật có thể chọn cắt bỏ một phần khối u, nhưng không phải tất cả khối u. Sau phẫu thuật, liệu pháp xạ trị được sử dụng nhằm mục tiêu có thể được thực hiện để tiêu diệt phần còn lại của khối u.

Việc không điều trị u tế bào thần kinh thính giác có thể dẫn đến các vấn đề về thính giác và cân bằng vĩnh viễn. Nếu khối u nhỏ, bác sĩ phẫu thuật có thể muốn trì hoãn phẫu thuật loại bỏ khối u, và sẽ theo dõi MRI mỗi 6-12 tháng. Trì hoãn điều trị quá lâu có thể dẫn đến tổn thương không thể đảo ngược. Trước khi đưa ra quyết định về lựa chọn điều trị, bạn nên trao đổi thật cởi mở với bác sĩ./.

U dây thần kinh thính giác hay còn gọi là u dây thần kinh số VIII hoặc u dây thần kinh tiền đình-ốc tai. Đây là một u lành tính [không gây ung thư], bắt đầu từ dây thần kinh sọ thứ tám của não, còn được gọi là dây thần kinh tiền đình. Các tế bào thần

U dây thần kinh thính giác là bệnh gì?

[Ảnh minh họa]

U dây thần kinh thính giác hay còn gọi là u dây thần kinh số 8 hoặc u dây thần kinh tiền đình - ốc tai. Đây là một u lành tính [không gây ung thư], bắt đầu từ dây thần kinh sọ thứ tám của não, còn được gọi là dây thần kinh tiền đình. Các tế bào thần kinh bao quanh dây thần kinh này được gọi là các tế bào Schwann. U dây thần kinh thính giác còn được gọi là u tế bào Schwann tiền đình. U dây thần kinh thính giác có thể ảnh hưởng đến một trong hai tai [một bên] hoặc cả hai tai [hai bên].
U dây thần kinh số 8 là một căn bệnh phổ biến. Bệnh hầu hết xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 30 - 60 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Triệu chứng và dấu hiệu của u dây thần kinh thính giác

Các triệu chứng đầu tiên trong hơn 90% bệnh nhân mất thính giác một bên là khả năng nghe bị giảm, quá trình này thường xảy ra chậm. Các triệu chứng khác có thể có bao gồm: mất thăng bằng và ù tai [nghe thấy một tiếng chuông hoặc âm thanh rít lên trong tai]. Ngoài ra, khối u đang phát triển có thể đè vào dây thần kinh, gây tê và nhói ở mặt hoặc liệt cơ mặt [mất biểu cảm trên khuôn mặt]. Khối u lớn hơn có thể ép một phần của bộ não, dẫn đến đau đầu, đi đứng vụng về và lú lẫn.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu xuất hiện các triệu chứng nêu trên, bạn nên đi khám hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Ngoại thần kinh trên Hệ thống khám từ xa Wellcare để được kiểm tra và thăm khám. 

Gọi bác sĩ nếu bạn bị mất thính giác đột ngột hoặc cảm thấy có vấn đề về giữ thăng bằng, khó nuốt, ù tai, tê nhói mặt một bên, đặc biệt nếu kèm chóng mặt, nhức đầu hoặc các triệu chứng khác.

Nguyên nhân gây u dây thần kinh thính giác

Khối u phát triển là do có quá nhiều tế bào Schwann xung quanh dây thần kinh tiền đình. Tuy nhiên, vì sao cơ thể sản sinh nhiều tế bào Schwann vẫn là vấn đề đang được nghiên cứu. U thần kinh hai bên có thể là do các rối loạn di truyền u sợi thần kinh, u một bên hiếm khi xảy ra và không do di truyền. U dây thần kinh thính giác không truyền nhiễm và không thể lây lan từ người này sang người khác. Cho đến nay, vẫn chưa có cách nào để ngăn chặn u dây thần kinh thính giác.

Nguy cơ mắc bệnh u dây thần kinh thính giác

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh u dây thần kinh số 8. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do bố mẹ mang rối loạn gen thần kinh tuýp 2 [NF2] truyền sang con.

Điều trị u dây thần kinh thính giác

Phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ trị và theo dõi. Điều trị được quyết định dựa trên cơ sở kích thước khối u và tốc độ tăng trưởng, mức độ suy yếu chức năng, lối sống, độ tuổi, và nguy cơ phẫu thuật.
Phẫu thuật là cách điều trị đáng tin cậy nhất. Đối với các khối u rất nhỏ, thính lực có thể được cứu vãn và tình trạng bệnh có thể cải thiện tốt hơn. Phẫu thuật khối u lớn hơn thì phức tạp hơn.
Một sự lựa chọn tuyệt vời khác, thay vì phẫu thuật truyền thống, là phẫu thuật bằng dao Gamma. Phương pháp này sử dụng các tia bức xạ gamma năng lượng cao nhằm chính xác vào các khối u và không ảnh hưởng đến các vùng khác.
Xạ trị có thể làm giảm kích thước hoặc hạn chế sự tăng trưởng của u thần kinh. Liệu pháp này đôi khi được ưu tiên lựa chọn nếu bạn là người cao tuổi, hoặc có sức khỏe kém, hay có khối u ảnh hưởng đến cả hai tai, hoặc bạn có một khối u ảnh hưởng đến tai nghe được duy nhất.
Nếu bạn không thể xạ trị hoặc phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ yêu cầu theo dõi khối u và lặp lại MRI não định kì.

Chẩn đoán u dây thần kinh thính giác

Nếu các triệu chứng xuất hiện, các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thần kinh, kiểm tra thính giác bằng thính đồ lực. Việc chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng. Các bác sĩ sẽ yêu cầu chụp MRI [cộng hưởng từ] hoặc chụp CT não để chẩn đoán các khối u dây thần kinh thính giác.

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của u dây thần kinh thính giác

Bạn cần phải lưu ý biến chứng có thể xảy ra của việc loại bỏ khối u vì những phần của dây thần kinh điều khiển thính giác, thăng bằng, hoặc dây thần kinh mặt cũng có thể bị cắt bỏ theo trong quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của u dây thần kinh thính giác:

  • Tái khám đúng lịch hẹn;
  • Thường xuyên gặp bác sĩ để bác sĩ có thể kiểm tra, theo dõi và đưa ra các phương án điều trị giúp hạn chế diễn tiến của bệnh;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chủ Đề