Igm dương tính là gì

Thưa bác sĩ! Em năm nay 32 tuổi, đã có thai lần 2 được 15 tuần. Ở lần mang thai trước [năm 29 tuổi], em bị sẩy thai vì nhiễm CMV-IgM dương tính. Em muốn hỏi xét nghiệm CMV là gì và ý nghĩa của hai chỉ số CMV-IgM và CMv-IgG là gì? Lần mang thai này của em có nguy hiểm gì không? Mong bác sĩ giải đáp giùm em ạ! Em xin cám ơn.

[ThanhTuyền – TP Cần Thơ]

Trả lời: Chào Thanh Tuyền! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tasscare.

Xét nghiệm CMV là gì?

CMV là bệnh nhiễm trùng bào thai do Virus Cytomegalo [một loại virus thuộc nhóm Herpes] gây ra. Bệnh có thể lây từ mẹ sang con nếu người mẹ đang mang thai bị nhiễm CMV nguyên phát. Thường thì bệnh không có các triệu chứng lâm sàng rõ rệt ở người lớn [một vài triệu chứng giống cúm như sốt, đau đầu, mệt mỏi, tăng bạch cầu đơn nhân, giảm bạch cầu đa nhân trung tính], nhưng ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng hết sức nặng nề như sọ nhỏ, điếc, gan và lách to, vàng da, giảm thị lực hoặc chậm phát triển trí tuệ…

Xét nghiệm CMV

Nguyên nhân nhiễm CMV là do tiếp xúc với các dịch thể của người đang bị bệnh như nước bọt, nước tiểu, phân, tinh dịch, máu, nước mắt, dịch âm đạo và sữa.

Xét nghiệm CMV được sử dụng để xác định xem một người nào đó có dấu hiệu và triệu chứng bị nhiễm trùng bào thai hay không.

Ý nghĩa của chỉ số CMV-IgM và CMV-IgG

*Click here [Tìm hiểu về Dịch vụ Xét Nghiệm CMV cho phụ nữ mang thai]

Hiện nay, việc xác định tình trạng nhiễm CMV được thực hiện qua định lượng các kháng thể CMV-IgM và CMV-IgG. Bình thường, nồng độ CMV-IgM là > 1,0 COI/mL và CMV-IgG là 0 – 10 IU/mL.

+ Nếu chỉ có IgG dương tính thì chứng tỏ bạn đã nhiễm CMV trong quá khứ [trước thời điểm mang thai]. Lúc này, nguy cơ nhiễm CMV cho thai là rất thấp hoặc không có.

+ Còn nếu IgM dương tính, điều đó có nghĩa là bạn mới nhiễm trong lúc mới mang thai, bạn sẽ có nguy cơ gây sẩy thai hoặc gây dị tật cho thai.

+ Nếu cả hai chỉ số CMV IgG và CMV IgM đều dương tính thì có khả năng bạn đã tiếp xúc với CMV lần đầu tiên gần đây hoặc CMV trước đã bắt đầu hoạt động. Bạn có thể đi đo lại nồng độ CMV IgG 2 hoặc 3 tuần sau đó để khẳng định chính xác hơn. Nếu nồng độ IgG tăng gấp 4 lần giữa các mẫu đầu tiên và thứ hai, thì bạn đã nhiễm CMV hoạt động.

Xét nghiệm phụ nữ mang thai 

Trường hợp của bạn, bạn đã từng mắc CMV trong lần mang thai đầu nên trong những lần mang thai sau, cơ thể của bạn sẽ xuất hiện kháng thể bảo vệ lâu dài. Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm trong lần mang thai này.

Rubella còn có tên gọi khác là bệnh sởi Đức. Với đa số mọi người, đây không phải là bệnh hiểm nghèo, chỉ gây sốt nhẹ và phát ban, sau đó sẽ tự khỏi sau vài ngày. Hiện đa phần trẻ em đều được tiêm phòng rubella bằng vaccine MMR [vaccine 3 trong 1 ngừa được bệnh sởi-quai bị-rubella] hoặc vaccine MMRV [vaccine 4 trong 1 ngừa được sởi-quai bị-rubella-thủy đậu].

Đối với phụ nữ mang thai, những rủi ro mà bệnh rubella mang lại cho bé có thể rất nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu mẹ bị nhiễm rubella trong 3, 4 tháng đầu của thai kỳ, bé sẽ dễ bị sinh non và khi sinh ra dễ gặp các vấn đề về mắt, thính giác, tim.

Xét nghiệm huyết thanh học [IgM/IgG] – Xét nghiệm chẩn đoán rubella

Xét nghiệm huyết thanh học là xét nghiệm chẩn đoán Rubella thường được áp dụng. Xét nghiệm này sẽ giúp xác định cơ thể có kháng thể rubella hay không.

Kháng thể là một loại protein do hệ miễn dịch sản sinh, có tác dụng giúp cơ thể chống lại mầm bệnh xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Mỗi loại kháng thể nhắm đến một loại mầm bệnh [vi trùng, virus] nhất định. Việc phân tích các loại kháng thể trong máu cung cấp được rất nhiều thông về khả năng miễn dịch của một cá nhân.

IgM và IgG là hai loại kháng thể rubella. Do đó:

  • Xét nghiệm IgM: Được thực hiện nếu nghi ngờ nhiễm rubella. IgM [ImmunoglobulinM] là kháng thể đầu tiên xuất hiện khi người bệnh lần đầu tiếp xúc với kháng nguyên. IgM tồn tại 7-10 ngày trong cơ thể người lớn và tồn tại khoảng 1 năm trong cơ thể trẻ sơ sinh.
  • Xét nghiệm IgG: Khi virus rubella xâm nhập vào cơ thể, kháng thể IgG sẽ xuất hiện. IgG [ImmunoglobulinG] sẽ tồn tại trong máu suốt đời. Những người cần biết chắc chắn rằng mình miễn dịch và không thể bị rubella như nhân viên y tế, người hay đi du lịch, công tác, phụ nữ có ý định mang thai… sẽ thực hiện xét nghiệm này.

Thai phụ bị nghi ngờ mắc bệnh rubella cần thực hiện cả hai xét nghiệm. Em bé sau khi sinh cũng phải thực hiện đủ hai loại xét nghiệm IgM/IgG.

Xét nghiệm IgM để làm gì?

1. Xét Nghiệm IgM Là Gì? Thực hiện xét nghiệm IgM trong máu giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý như Rubella, Lupus ban đỏ, sốt rét, viêm khớp dạng thấp,… Protein IgM là một loại kháng thể được tạo thành bởi hệ miễn dịch khi gặp phải tác nhân gây bệnh ở một số bệnh lý.

Xét nghiệm IgG dương tính là gì?

Nếu kết quả cho thấy IgG là dương tính, vậy tứ bệnh nhân đang gặp tình trạng sốt virus Dengue lần thứ phát. Thông thường các kháng nguyên NS1 sẽ xuất hiện trong máu ngày 1-9, còn kháng thể IgM sẽ thường xuất hiện ngày 3-4 và các kháng thể IgG thì xuất hiện muộn hơn vào ngày 14 sau thời điểm nguyên phát nhiễm Dengue.

Dengue IgM dương tính là gì?

Dengue NS1 + Dengue RNA + IgM dương tính, IgG âm tính: sốt xuất huyết nguyên phát và bệnh đang ở giai đoạn cấp tính; Dengue NS1 +Dengue RNA + IgM + Dengue IgG dương tính: sốt xuất huyết thứ phát và bệnh đang ở giai đoạn cấp tính.

Bệnh thận IgM là gì?

Hội chứng tăng-IgM là sự thiếu hụt globulin miễn dịch [Ig] có đặc trưng bởi nồng độ IgM huyết thanh bình thường hoặc tăng và giảm hoặc vắng mặt các globulin miễn dịch huyết thanh khác, dẫn đến sự nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Chủ Đề