Kết cấu đề tài tiểu luận là gì

Phương pháp nghiên cứu khoa học là một môn học đại cương bắt buộc đối với hầu hết sinh viên đại học, cao đẳng. Đây là một môn học đặt nền móng giúp sinh viên có những kiến thức căn bản về phương pháp nghiên cứu để từ đó phát triển tư duy, sự sáng tạo từ những kiến thức đã được học góp phần vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Và tất nhiên, sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên cần hoàn thành một “nghiên cứu đầu đời” mang tên tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học. Trong bài viết này, Luận Văn 123 sẽ hướng dẫn đến bạn cách viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học đạt kết quả cao nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!


Hướng dẫn viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

Tìm hiểu về tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp nghiên cứu khoa học là tổng hợp các phương pháp, công cụ nhằm hỗ trợ con người trong việc thu thập thông tin, số liệu… trong quá trình nghiên cứu khoa học của mình. 

Hiện tại, Luận Văn 123 đang cung cấp dịch vụ hỗ trợ & viết thuê tiểu luận cam kết chất lượng - uy tín. Nếu như bạn đang gặp vấn đề với bài tiểu luận phương pháp nghiên cứucủa mình, đừng ngân ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giúp đỡ nhé!

Các phương pháp nghiên cứu khoa học

Một đề tài, dự án, đề án, luận văn, tiểu luận nghiên cứu khoa học được hoàn thành dựa trên sự kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Trong đó, các phương pháp nghiên cứu khoa học thường được chia làm hai loại chính đó là phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Cụ thể:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu lý thuyết là việc bạn dựa vào các thông tin và số liệu tại các tài liệu có sẵn để đưa ra kết luận trình bày trong bài nghiên cứu khoa học của mình. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết gồm:

  • Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết
  • Phương pháp giả thuyết
  • Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
  • Phương pháp lịch sử
  • Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu thực tiễn là việc bạn thực hành về vấn đề mình nghiên cứu trong thực tiễn, từ đó giúp bạn hiểu được rõ bản chất của vấn đề. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm:

  • Phương pháp điều tra
  • Phương pháp quan sát khoa học
  • Phương pháp thực nghiệm khoa học
  • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
  • Phương pháp khảo sát
  • Phương pháp chuyên gia
  • Phương pháp phân tích – tổng kết kinh nghiệm


Các phương pháp nghiên cứu khoa học

[Nguồn: //www.alzheimer-europe.org/Research/Understanding-dementia-research/Types-of-research/Research-methods]

Hướng dẫn viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

Là một người chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc viết tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học, bạn có thể trình bày bài tiểu luận của mình theo bố cục sau đây nhé.

Phần mở đầu

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Khi lựa chọn bất kỳ một đề tài nghiên cứu nào, bạn luôn phải đảm bảo rằng đề tài đó có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như ý nghĩa về mặt thực tiễn. Đồng thời trả lời được câu hỏi “Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu là gì?”. Chỉ khi bạn xác định được rõ vấn đề này thì người đọc mới thấy rõ được tầm quan trọng của đề tài và có hứng thú với đề tài của bạn.

Mục đích của đề tài nghiên cứu

Mục đích của đề tài nghiên cứu bao gồm: mục đích chung và mục đích cụ thể.

Việc nêu rõ mục đích của đề tài nghiên cứu giúp người đọc hiểu được những nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu bao gồm:

Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu được thực hiện ở đâu?

Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian nào?

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu bạn sử dụng có thể là phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp chuyên gia….

Phần nội dung chính của tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học

Chương 1: Các khái niệm và kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu

Trong phần này, bạn trình bày cụ thể, rõ ràng những khái niệm và kiến thức liên quan đến đề tài mà mình nghiên cứu. Những thông tin này bạn có thể dễ dàng tìm được thông qua các sách báo, giáo trình hoặc trên mạng internet… Bạn cũng nên lưu ý không nên trình bày phần này quá dài dòng, lan man, tránh trường hợp phần lý thuyết thì quá dài mà quên mất rằng phần thực trạng và giải pháp mới là phần quan trọng nhất của bài tiểu luận nhé.

Chương 2: Thực trạng về vấn đề cần nghiên cứu

Đối với phần này, bạn sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin để nêu rõ thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu là gì nhé. Bạn hãy như rằng thực trạng của vấn đề bao gồm cả mặt tích cực và những hạn chế yếu kém đấy. Đối với những hạn chế, yếu kém, bạn hãy phân tích nó để từ đó tìm ra nguyên nhân. Nguyên nhân ở đây bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, bạn hãy cố gắng phân tích thật đầy đủ nhé.

Chương 3: Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém của vấn đề nghiên cứu

Sau khi đã đánh giá được vấn đề và tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế yếu kém, từ những kiến thức và hiểu biết của bản thân cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia, bạn đưa ra các giải pháp thật hợp lý cho vấn đề mà mình đang nghiên cứu nhé. Nếu nguyên nhân có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan thì giải pháp cũng bao gồm giải pháp vi mô và giải pháp vĩ mô đấy nhé.

Phần kết luận và kiến nghị

Trong phần kết luận và kiến nghị này, bạn hãy tóm tắt lại những nội dung chính của bài tiểu luận, đưa ra ý kiến của bản thân và giải pháp áp dụng vào thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

Danh mục tài liệu tham khảo

Đây là một phần không thể thiếu trong bài tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như bất kỳ văn bản học thuật nào đâu nhé. Qua việc bạn liệt kê danh mục tài liệu tham khảo, bạn thể hiện sự tôn trọng của mình đối với các tác giả, tác phẩm mà bạn sử dụng trong bài tiểu luận. Bên cạnh đó, người đọc cũng sẽ đánh giá được mức độ nghiêm túc của bạn trong việc thực hiện đề tài và chứng minh rằng bài luận văn của bạn không “đạo nhái”.

Nếu bạn chưa biết cách cách ghi tài liệu tham khảo đúng cách, XEM TẠI ĐÂY

Danh mục từ viết tắt

Chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng quá nhiều từ viết tắt trong bài tiểu luận của mình. Tuy nhiên, nếu đó là những từ viết tắt chuyên môn bạn sử dụng thì bạn cũng nên liệt kê nó thật cẩn thận, tránh trường hợp người đọc không hiểu rõ ý nghĩa của từ đó nhé.

Phụ lục [nếu có]

Trong trường hợp, bạn làm điều tra, khảo sát… hoặc có những tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài, bạn hãy bổ sung nó vào phần phụ lục của đề tài nhé.

Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn bạn viết bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học. Hy vọng rằng, những thông tin trong bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn trong quá trình viết tiểu luận của mình. Chúc bạn thành công và có kết quả cao!

Cấu trúc bài tiểu luận cũng như bố cục những là yếu tố cơ bản nhất mà sinh viên cần nắm được khi làm bài tiểu luận hay các nghiên cứu khác sau này. Tuy nhiên hầu hết sinh viên lại xem nhẹ và giành rất ít thời gian để làm việc này. Bài viết sau đây, Luận Văn Việt sẽ hướng dẫn ngắn gọn này về cách cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh nhằm mục đích giúp bạn đọc và tìm hiểu cách dễ dàng để viết và có một bài tiểu luận tốt.

1. Cấu trúc một bài tiểu luận hoàn chỉnh gồm những gì?

Thông thường cấu trúc một bài tiểu luận hoàn chỉnh nhất sẽ gồm có ba phần chính:

Mở đầu 

  • Lời mở đầu
  • Lý do chọn đề tài
  • Mục tiêu nghiên cứu [gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu chi tiết]
  • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
  • Phương pháp khoa học được sử dụng để nghiên cứu.
  • Tổng quát nội dung chính của bài [Tên chương và tiêu đề của mỗi chương]

Nội dung chính

  • Luận điểm 1: Luận điểm trọng tâm có tính quyết định giải thích vấn đề nghiên cứu
  • Luận điểm 2: Bổ sung lý luận cho luận điểm 1, góp phần làm rõ đề tài.
  • Luận điểm 3: Bổ sung lý luận và làm rõ mặt nghĩa cho 2 luận điểm trên 

Kết luận: Tóm tắt lại vấn đề nghiên cứu và nêu quan điểm cá nhân

Đối với phần nội dung chính, số lượng của luận điểm sẽ phụ thuộc vào từng ngành học và vấn đề nghiên cứu. Đối với những vấn đề nghiên cứu có phạm vi rộng và đối tượng nghiên cứu được chia thành nhiều nhóm khác nhau thì số lượng các luận điểm khi đó có thể lên đến 7-10 luận điểm.

Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn một đề tài nghiên cứu có phạm vi phù hợp sao cho số lượng luận điểm đưa ra là 3 sẽ hợp lý nhất. Khi đó cấu trúc bài tiểu luận của bạn sẽ nằm ở trạng thái hoàn hảo, tối ưu. Nó sẽ mang lại hiệu quả cả về mặt lý luận, khoa học, logic và cả tính dễ đọc, xúc tích của bài tiểu luận.

2. Cách làm cấu trúc bài tiểu luận chi tiết từng phần

Lời mở đầu

Điều quan trọng là phần mở đầu của bài tiểu luận của bạn phải mạnh mẽ, để bạn thu hút sự chú ý của người đọc ngay lập tức. Hãy suy nghĩ về cách, khi bạn đọc một bài báo, bạn quyết định rất nhanh xem bạn có muốn đọc toàn bộ hay không. 

Hầu hết người đọc muốn có một ý tưởng nhanh chóng và súc tích về bài viết trong một hoặc hai câu đầu tiên trước khi họ quyết định liệu họ có đủ hứng thú để tiếp tục hay không và cấu trúc bài tiểu luận của bạn cũng nên làm như vậy. Tất nhiên, giảng viên của bạn phải đọc các bài luận của bạn nhưng họ có nhiều khả năng đánh dấu cao nếu kinh nghiệm ít làm việc vặt hơn là một niềm vui.

Lý do chọn đề tài

Ở phần này bạn nên sử dụng câu hỏi có liên quan đến một vấn đề trong thực tiễn có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu của bạn. Bạn cũng nên bao gồm một cái gì đó về phương pháp bạn sẽ sử dụng. 

Nhân tiện, hầu hết các bài luận học thuật được viết ở ngôi thứ ba, vì vậy hãy viết, ‘nó sẽ được đề xuất’ thay vì ‘tôi nghĩ’ trừ khi bạn được yêu cầu đưa ra ý kiến ​​cụ thể. Liên kết vào đoạn đầu tiên của cơ thể chính bằng một câu kết thúc gợi ý điểm đầu tiên.

Mục tiêu của bài tiểu luận

Ở phần này bạn cần nêu được mục tiêu tổng quát của bài. Đó mục tiêu lớn nhất hướng tới việc giải quyết vấn đề đang nghiên cứu.

Và mục tiêu chi tiết: Là các mục tiêu bậc chiến thuật giúp giải thích và góp phần thực hiện mục tiêu chính

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Bạn cần xác định đối tượng nghiên cứu của đề tài là ai hoặc cái gì? Hay vấn đề nào?

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi hẹp trong khu vực hay phạm vi rộng ở tầm quốc gia, tổng thể?

Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào khi làm bài tiểu luận, hãy liên hệ với Luận Văn Việt thông qua số điện thoại 0915 686 999 hoặc email . Dịch vụ hỗ trợ làm tiểu luận thuê của chúng tôi cam kết đảm bảo chất lượng và bảo mật thông tin nhất cho khách hàng.

Phương pháp nghiên cứu

Có rất nhiều các phương pháp khoa học khác nhau để nghiên cứu nên bạn cần nêu rõ các phương pháp và cách thức cụ thể để bạn thực hiện nghiên cứu của mình.

Phương pháp nghiên cứu có vai trò khá quan trọng và thường được các giảng viên đánh giá cao nếu bạn trình bày tốt và có một lựa chọn đúng đắn.

Nội dung chính

Để có được cấu trúc bài tiểu luận tốt nhất thì trong phần này chỉ nên tóm lược vào 3 luận điểm chính. Tuy nhiên thì tùy thuộc vào số lượng từ bạn đã được yêu cầu viết và bao nhiêu điểm bạn muốn thực hiện bạn có thể linh hoạt sử dụng số lượng luận điểm thích hợp.

Bạn cần phải đảm bảo các luận điểm trong phần này phải liên quan đến ý trung tâm hay chính là vấn đề nghiên cứu. Lý tưởng nhất, bất cứ ai đang đọc bài luận của bạn sẽ có thể nói từ mỗi đoạn riêng lẻ chính xác câu hỏi là gì hay ý chính, luận điểm là gì và cách bạn cấu trúc bài tiểu luận của bạn. 

Để chắc chắn được tính logic, khoa học của các luận điểm và cấu trúc bài tiểu luận hoàn chỉnh, bạn hãy kiểm tra lại bài tiểu luận khi hoàn thành. Cũng cần nhớ rằng, bạn cần hỗ trợ các luận điểm của mình bằng các bằng chứng, từ nguồn chính hoặc văn bản học thuật. 

Một luận điểm được đưa ra mà không có hỗ trợ bằng chứng sẽ không thuyết phục. Bạn nên tham khảo thêm cấu trúc bài tiểu luận mẫu của những người đi trước để có thể kịp thời điều chỉnh và đạt kết quả tốt hơn.

Phần kết luận

Ở phần này, bạn sẽ tóm tắt những điểm chính được thực hiện trong bài luận, tổng hợp suy nghĩ của bạn và cho thấy bằng chứng rằng bạn đã chứng minh luận điểm mà bạn đặt ra trong đoạn mở đầu của bạn. 

3. Một số lưu ý đối với bố cục bài tiểu luận

Khi sắp xếp bố cục một bài tiểu luận bạn không chỉ quan tâm đến bố cục tổng thể của cả tiểu luận và phải quan tâm đến bố cục của từng trang, từng phần nội dung của tiểu luận. Sau đây là một số lưu ý quan trọng đối với bố cục một bài tiểu luận:

Tiêu đề

Phần tiêu đề được trình bày trên một trang bìa tiểu luận chuẩn gồm các nội dung sau:

  • Viết tên trường của bạn
  • Một phần ba của cách bên dưới tên của tổ chức của bạn, viết tên đề tài của bài tiểu luận.
  • Về phía dưới tên đề tài, viết tên của bạn, tên khoa và  tên của giảng viên hướng dẫn.
  • Một bản cấu trúc bài tiểu luận mẫu với một trang tiêu đề có sẵn sẽ thuận tiện cho bạn.

Trang đầu tiên trong bố cục bài tiểu luận

Trước khi bạn bắt đầu viết, bạn phải sắp xếp cấu trúc trang đầu tiên của bài viết của mình:

  • Thêm tiêu đề vào bài luận của bạn ở góc bên phải nửa inch bên dưới cạnh trên của tờ giấy. Bạn phải làm điều này cho mọi trang giấy của bạn ngoại trừ trang trích dẫn tác phẩm.
  • Ở góc trên bên trái của tờ giấy của bạn đặt tiêu đề
  • Ngay bên dưới tiêu đề, bắt đầu viết đoạn đầu tiên của tiêu đề của bạn.

Văn bản trích dẫn

Bất cứ khi nào trích dẫn tư liệu của người khác trong bài tiểu luận của bạn, bạn sẽ phải sử dụng trích dẫn trong văn bản trong văn bản để hiển thị cho người đọc nơi bạn tìm thấy thông tin của mình. 

Xem thêm: 7 Mẫu Lời Cảm Ơn Trong Tiểu Luận Hay Và Cảm Động Nhất

Tài liệu tham khảo

Phần tài liệu tham khảo là nơi bạn liệt kê mọi nguồn bạn đã sử dụng.

  • Liệt kê các nguồn của bạn theo thứ tự bảng chữ cái.
  • Nếu tham chiếu của bạn chiếm nhiều hơn hai dòng văn bản, hãy thụt dòng văn bản thứ hai sang phải một inch và tất cả các dòng khác cho cùng một tham chiếu sau lần thứ hai.
  • Tài liệu được lấy từ các hình thức truyền thông khác nhau [in, web, bài giảng, v.v.] phải được định dạng khác nhau. 
  • Viết tên cuối cùng của tác giả theo sau là tên của mình. Đặt tiêu đề và sau đó thông tin xuất bản như được chỉ ra ở trên.

Trên đây là những hướng dẫn của chúng tôi để giúp bạn trình bày bố cục và cấu trúc bài tiểu luận hoàn hảo và đạt điểm số cao. Hy vọng có thể giúp bạn hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình! Nếu bạn òn bất kì thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với Luận Văn Việt thông qua hotline 0915 686 999 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn.

Chúc bạn thành công!

Nguồn: Luanvanviet.com

Hiện tại tôi đang đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Luận Văn Việt. Tất cả các nội dung đăng tải trên website của Luận Văn Việt đều được tôi kiểm duyệt và lên kế hoạch nội dung. Tôi rất yêu thích việc viết lách ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và đến nay thì tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài.

Hy vọng có thể mang đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về tất cả các chuyên ngành, giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất!

Video liên quan

Chủ Đề