Khắc phục tình trạng lười học nghị quyết lười học chính trị

Việc học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nghiên cứu lý luận chính trị là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lý luận như kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”. Lý luận có vai trò đặc biệt quan trọng trong định hướng, dẫn dắt hoạt động thực tiễn. Học tập và nghiên cứu lý luận chính trị nhằm cung cấp cho người học thế giới quan, phương pháp luận cách mạng và khoa học, từ đó vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đúng đắn vị trí, vai trò, tầm quan trọng của học tập lý luận chính trị, có biểu hiện ít quan tâm, xem nhẹ, coi thường việc học tập lý luận chính trị. Đại hội VIII của Đảng [năm 1996] khẳng định: “Lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới, cũng là biểu hiện của sự thoái hóa”. Đây là một trong những vấn đề tồn tại trong một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay.

Việc lười học, ngại học, học đối phó chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước dẫn đến việc không thể vận dụng được chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các học thuyết, các nguyên lý cơ bản và chân chính của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không thấu suốt cương lĩnh, điều lệ, chủ trương, nghị quyết của Đảng, không có lý luận dẫn đường, chỉ lối để vận động quần chúng.

Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII] chỉ ra một trong số biểu hiện để nhận diện sự suy thoái về tư tưởng chính trị trong đội ngũ cán bộ, đảng viên đó là: “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước”.

Đây là vấn đề hệ trọng, ảnh hưởng to lớn, thậm chí có thể kéo theo hàng loạt những vấn đề phức tạp, hệ trọng khác dẫn tới “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa”, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.

Bên cạnh việc lười học tập, nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết của Đảng, một bộ phận cán bộ, đảng viên có thái độ học tập chưa nghiêm túc, đọc sách báo, xem điện thoại… hoặc bỏ ra ngoài làm việc riêng. Vì vậy, sau mỗi buổi học hoàn toàn không nắm được báo cáo viên đề cập đến nội dung, vấn đề gì. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Lý luận như kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế... Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế”. Vậy nếu như học tập nghị quyết không nghiêm túc, không hiểu nội dung của vấn đề được học thì làm sao có thể vận dụng những tri thức đó vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn với mục đích nâng cao chất lượng công tác tại cơ quan, địa phương, đơn vị.

Thực tế, không ít cán bộ, đảng viên không nắm vững đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước dẫn đến giải quyết công việc kém hiệu quả, hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của tập thể hoặc cá nhân khác… Mặt khác, đây còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng, nghị quyết của Đảng dù rất đúng đắn, nhưng chậm được thực hiện. Thậm chí, có những trường hợp, cán bộ, đảng viên không nắm chắc, hiểu sâu chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, nên khi gặp những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch tỏ ra lúng túng, thiếu lý lẽ để đấu tranh, bác bỏ quan điểm sai trái, phản động, nhằm bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng.

Để góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng lười học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, trước hết, cần xác định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp và cán bộ, đảng viên về học tập lý luận chính trị. Cấp ủy các cấp cần duy trì và thực hiện đúng các quy định, chế độ về học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nghiên cứu lý luận chính trị; phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu, của cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các cấp, phải coi việc học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nghiên cứu lý luận chính trị là nghĩa vụ bắt buộc đối với tất cả cán bộ, đảng viên và phải được quy định thành chế độ để tự giác thực hiện.

Khắc phục triệt để tình trạng lười, ngại học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng; những biểu hiện sao nhãng, xem nhẹ việc nghiên cứu lý luận chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Phát huy tính tích cực, chủ động của mỗi cán bộ, đảng viên trong tự học tập, tự nghiên cứu cương lĩnh, điều lệ Đảng, chỉ thị, nghị quyết của Đảng; nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao trình độ lý luận chính trị. Tăng cường kiểm tra, đánh giá chất lượng, lấy kết quả học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nghiên cứu lý luận chính trị làm thước đo phẩm chất, năng lực, phân loại cán bộ, đảng viên.

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị số 01 của Bộ Chính trị về việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thì đây là vấn đề cần được cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp và mỗi cán bộ, đảng viên hết sức quan tâm để góp phần sớm đưa nghị quyết đại hội Đảng vào thực tiễn cuộc sống.

M.T

Khắc phục triệt để bệnh lười học, ngại học tập lý luận chính trị: giải pháp quan trọng nhằm góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay

Lý luận chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.việc đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị nhằm góp phần hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, củng cố niềm tin, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực tiễn.

Ngày đăng : 10/12/2021 Xem với cỡ chữ

Bản in

V.I.Lênin đã từng khẳng định: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng: “Nguyên nhân của bệnh chủ quan là: Kém lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông”, Người khẳng định: Không có lý luận chính trị thì chí khí kém cương quyết, không trông xa thấy rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị”, thậm chí hủ hóa, xa rời cách mạng. Từ thực trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên còn lười học, ngại học lý luận chính trị, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã yêu cầu: “Đảng phải chống cái thói xem nhẹ học tập lý luận”, “Đảng ta phải tự nâng cao mình lên nữa, mà muốn tự nâng cao mình thì phải tổ chức học tập lý luận trong toàn Đảng, trước hết là trong cán bộ cốt cán của Đảng”. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc học tập lý luận chính trị, ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII năm 1996, Đảng ta đã chỉ rõ: Lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới, cũng là biểu hiện của sự thoái hóa. Đến Hội nghị Trung ương 4 khóa XII Đảng ta tiếp tục chỉ ra 01 trong số 09 biểu hiện để nhận diện sự suy thoái về tư tưởng chính trị trong đội ngũ cán bộ, đảng viên đó là “nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”, đồng thời Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII cũng đã thẳng thắn thừa nhận: “Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, cho cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng dạy và học tập nghị quyết của Đảng chưa được coi trọng đúng mức”. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định phải “Khắc phục tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị trong cán bộ, đảng viên”.

Trong những năm qua, việc nghiên cứu,học tập lý luận chính trị luôn được các cấp uỷ Đảng trong toàn tỉnh quan tâm thực hiện và ngày càng đi vào nền nếp, góp phần củng cố, nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ đối tượng 4, đồng thời phối hợp, chỉ đạo Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện chỉ đạo các Trung tâm Chính trị cấp huyện tổ chức các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở [đối tượng 5]. Việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được thực hiện đúng theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương và Kết luận số 176-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng học tập lý luận chính trị; nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng trong cán bộ, đảng viên”.

Hệ thống Tuyên giáo các cấp trong tỉnh đã tham mưu cho cấp ủy các cấp quan tâm đến công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng và lịch sử Đảng bộ địa phương và triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 37-NQ/TW, ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030; Chỉ thị 23-CT/TW, ngày 09/2/2018 của Ban Bí thư về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới”. Công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo Nghị quyết số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, được các cấp ủy Đảng, chính quyền tích cực, chủ động triển khai thực hiện. Chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét, nhất là việc ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin xấu độc trên mạng xã hội, mạng internet.

Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo thực hiện một số giải pháp về tiếp tục quan tâm củng cố và xây dựng Trung tâm Chính trị các huyện, thị, thành phố theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; không ngừng đổi mới hình thức, phương pháp học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, đảm bảo tính nghiêm túc, khoa học và hiệu quả. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Cấp ủy các cấp cũng thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật thông tin, kiến thức mới, nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Hằng tháng, thông qua hội nghị báo cáo viên, các cấp ủy đều triển khai cập nhật những vấn đề lý luận mới, thông tin về đối ngoại, tình hình thực tiễn của đất nước, tỉnh cho đội ngũ báo cáo viên.

Các lớp đào tạo, bồi dưỡng thực hiện nghiêm túc nội dung, thời gian chương trình theo quy định; đã kịp thời quán triệt vào trong chương trình giảng dạy nội dung các nghị quyết, chỉ thị mới của Đảng. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập lý luận chính trị ở Trường Chính trị tỉnh và trung tâm Chính trị cấp huyện được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Đội ngũ cán bộ, giảng viên được kiện toàn cơ bản đáp ứng yêu cầu về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng. Nhiều giảng viên chuyên trách, giảng viên kiêm chức đã nêu cao tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị hiện nay.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảng dạy, học tập lý luận chính trị vẫn còn số một tồn tại, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra’; chất lượng và hiệu quả còn thấp so với yêu cầu mới; một số cấp uỷ cơ sở chưa thật sự quan tâm đúng mức công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, nhất là đối với đảng viên trẻ; chưa làm tốt việc học tập, quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng; phương pháp học tập, quán triệt còn chậm đổi mới, có mặt hiệu quả chưa cao. Một số cán bộ, đảng viên chưa tích cực, chịu khó học tập rèn luyện. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên có mặt chưa tích cực, tính chiến đấu chưa cao.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của việc nghiên cứu, học tập lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số các giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp và cán bộ, đảng viên về học tập lý luận chính trị, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Xem đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cấp uỷ, chính quyền. Cấp ủy các cấp cần thực hiện nghiêm quy định, chế độ học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nghiên cứu lý luận chính trị gắn với việc cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên.

Hai là, nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng dạy LLCT, trong đó tập trung xây dựng, củng cố, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên chính trị, báo cáo viên, đồng thời kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các trường chính trị. Ngoài việc bám sát nội dung kiến thức trong khung chương trình giáo trình, sách giáo khoa theo quy định, đội ngũ giảng viên cần tích cực, chủ động, kịp thời cập nhật, bổ sung các kiến thức mới về các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện và các vấn đề do thực tiễn đang đặt ra của địa phương, đơn vị. Chủ động đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Chú trọng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục LLCT theo hướng lấy người học làm trung tâm với phương châm “Dạy thực chất, học thực chất, kiểm tra đánh giá kết quả thực chất”. Chú trọng xây dựng các chuyên đề về “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” đưa vào chương trình giảng dạy LLCT ở trường chính trị.

Ba là, cần làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng, lấy kết quả học tập LLCT làm thước đo phẩm chất, năng lực, phân loại của cán bộ, đảng viên. Sau mỗi đợt học tập, cần tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, gắn với nhận xét, đánh giá cán bộ, đảng viên; đề cao trách nhiệm chính trị và tính tự giác, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong học tập và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng. Cán bộ, đảng viên giữ cương vị càng cao, càng phải gương mẫu học tập, nói và làm theo đúng nghị quyết của Đảng. Hải Nam

Lê Thùy Trang

Lần xem: 371

Go top

Bài viết khác

Video liên quan

Chủ Đề