Khám thần kinh cho trẻ ở đâu

So với nhiều chuyên khoa khác, tâm lý trong môi trường bệnh viện là một lĩnh vực còn khá mới mẻ với nhiều người. Chính vì thế, phụ huynh còn e dè khi đưa trẻ đến phòng khám tâm lý để được hỗ trợ. Đối diện với  các vấn đề tâm lý ở trẻ em, phụ huynh dễ có hai cách nhìn nhận khá cực đoan. Nhiều người cho rằng ở cái tuổi ‘ăn chưa no, lo chưa tới’, con trẻ sẽ không có gì để lo lắng hay buồn bã. Ở thái cực ngược lại, nhiều bậc cha mẹ lại sợ hãi và mặc cảm vì liên tưởng đến các bệnh lý ‘tâm thần’, ‘khùng điên’…

Vậy khi nào một trẻ cần gia đình quan tâm và đưa đến các phòng tham vấn trị liệu tâm lý?

Để con phát triển toàn diện

Có hai mảng lĩnh vực chính trong thực hành tâm lý trẻ em thường gặp. Thứ nhất là các vấn đề liên quan đến sự phát triển của trẻ. Một trẻ phát triển bình thường phải đạt được các mốc về vận động thô, vận động tinh, ngôn ngữ, nhận thức, tự lập, xã hội tương ứng với độ tuổi sinh học… Khi một trẻ hơn 18 tháng nhưng chưa thể nói được từ đơn, chưa thể chập chững bước đi hay cầm nắm bằng hai tay có thể xem là yếu tố cần lưu ý.

Một lĩnh vực khác ít được quan tâm nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ là những tương tác, giao tiếp với người khác. Nếu trẻ hơn một tuổi nhưng chưa có sự phân biệt người lạ và người quen, hạn chế tiếp xúc ánh mắt, ít chơi tương tác với ba mẹ, bạn bè đồng trang lứa có thể là dấu hiệu của những rối loạn nghiêm trọng về phát triển. Khi phát hiện con gặp phải những khó khăn ấy, cha mẹ cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được đánh giá phát triển, kiểm tra nguy cơ mắc các rối loạn về não bộ, phát triển…

Ngoài ra, những kỹ năng tự phục vụ bản thân cũng là điều cần thiết để chuẩn bị cho trẻ trong việc bước vào lớp học và xã hội hoá sau này. Nhiều phụ huynh vì quá thương yêu, bảo bọc con, luôn làm hết mọi việc và phục vụ con từ miếng ăn, giấc ngủ đến vệ sinh, tắm rửa. Cách thức như thế không làm trẻ phát triển tốt mà còn khiến cho các bé thiếu kỹ năng tự lập. Đến khi vào lớp mẫu giáo, vì không thể tự chăm sóc cho bản thân, trẻ dễ có những lo lắng, sợ hãi không chịu đến trường. Nhiều trẻ đến phòng khám tâm lý với có những vấn đề về lo âu, sự tự tin, kỹ năng giải quyết vấn đề ở trường… mà nguồn gốc sâu xa từ việc thiếu kỹ năng tự lập.

Trẻ con cũng biết buồn???

Mảng lĩnh vực thứ hai thường gặp trong thăm khám tâm lý trẻ em là các vấn đề về stress, lo âu, căng thẳng, trầm cảm… ở các bé. Trẻ dù nhỏ đến đâu cũng cảm nhận được tất cả các cảm xúc vui, buồn, giận dữ… Nhiều kinh nghiệm lâm sàng cho thấy ngay cả ở trẻ em vẫn có thể mắc các rối loạn lo âu, trầm cảm.

Cha mẹ hoặc người chăm sóc chính là những người phát hiện ra một trẻ có vấn đề tâm lý. Các bé thường có những thay đổi trong sinh hoạt, lời nói và cảm xúc thể hiện nhiều yếu tố tiêu cực… Sau giờ học, trẻ có thể trở nên thụ động, không còn hứng thú với các hoạt động vui chơi, chỉ tự nhốt mình trong phòng. Nhiều bé không chịu đến trường, thay đổi thói quen ăn uống, bỏ ăn hoặc ăn quá nhiều. Một số trẻ còn gặp các rối loạn về giấc ngủ như ngủ không yên giấc, hay có các cơn hoảng loạn ban đêm, mộng du…

Ngoài ra, khi phụ huynh nhận thấy tương tác giữa mình và trẻ không còn tốt và gây nên sự khó chịu, ảnh hưởng đến không khí gia đình cũng là lúc cha mẹ cần tìm đến sự hỗ trợ của tâm lý. Nhiều trường hợp, gia đình trải qua một biến cố lớn như chuyển nhà, thay đổi trường lớp, mất mát người thân có thể làm cho trẻ gặp nhiều khó khăn về tâm lý.

Những tổn thương, mất mát sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời đứa trẻ không chỉ trong hiện tại mà còn kéo dài đến sau này. Nó sẽ không biến mất nếu phụ huynh và trẻ không can đảm đối diện và vượt qua với sự hỗ trợ chuyên môn của các chuyên gia tâm lý.

Mỗi phiên khám, đánh giá và can thiệp tâm lý trẻ em thường diễn ra trong 45 – 60 phút. Để giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian, hạn chế tình trạng chờ đợi, BV Nhi đồng Thành phố hiện triển khai hình thức đặt hẹn khám qua tổng đài.  Cha mẹ có nhu cầu đưa trẻ đến khám tâm lý có thể liên hệ trước qua số tổng đài 028 2253 6688 để được tư vấn đặt hẹn với chuyên gia và lựa chọn giờ đến khám.

Chuyên gia tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện
Đơn vị Tâm lý – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

Trên 12 năm thành lập
Chuyên môn cao

Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám

Cơ sở vật chất tiện nghi
Nhập khẩu Châu Âu, Mỹ

Chi phí khám hợp lý

Áp dụng bảo hiểm y tế

Chăm sóc khách hàng
chu đáo

Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa LH: [024] 3942 9999

Lý do nên chọn Bệnh viện Hồng Phát

Trên 12 năm thành lập
Chuyên môn cao

Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám

Cơ sở vật chất tiện nghi
Nhập khẩu Châu Âu, Mỹ

Chi phí khám hợp lý

Áp dụng bảo hiểm y tế

Chăm sóc khách hàng
chu đáo

Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa LH: [024] 3942 9999

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG 12/05

ĐỀ PHÒNG NHỮNG CĂN BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TUYẾN VÚ

LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN CANH TÍ 2020 – BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Khám thần kinh là quá trình kiểm tra nhằm phát hiện sự rối loạn của hệ thần kinh. Chuyên khoa nội thần kinh là một lĩnh vực nội khoa giữ chức năng khám nội thần kinh chẩn đoán, tư vấn và điều trị chuyên sâu những bệnh lý có liên quan đến yếu tố thần kinh.

Để biết khám nội thần kinh là khám gì? Cần biết chuyên khoa nội thần kinh là nơi theo dõi và điều trị các bệnh lý thần kinh có thể điều trị bằng thuốc được [như đau nửa đầu Migraine, động kinh, tai biến mạch máu não...]. Khác với chuyên khoa ngoại thần kinh là nơi chuyên theo dõi và điều trị các bệnh lý thần kinh cần đến sự can thiệp ngoại khoa [như mổ u não, chấn thương sọ não...].

Khám nội thần kinh nhằm giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến chuyên khoa sâu thần kinh bao gồm:

  • Các bệnh đau đầu: chứng đau nửa đầu, đau đầu căn nguyên mạch máu, đau đầu mạn tính hàng ngày,...
  • Điều trị bệnh đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ,...
  • Đau thắt lưng hông do thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, đau do viêm khớp cùng chậu...
  • Rối loạn tiền đình;
  • Điều trị chóng mặt do thiếu máu não;
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lý rối loạn về giấc ngủ: mất ngủ cấp tính hoặc mãn tính;
  • Khám thần kinh và điều trị liệt dây 7 ngoại vi: Viêm các dây thần kinh sọ não và các dây thần kinh ngoại vi khác như hội chứng ống cổ tay, đau vai khuỷu tay do chơi thể thao,...
  • Khám thần kinh và chẩn đoán liệt nửa người do đột quỵ não;
  • Các bệnh lý về sa sút trí tuệ: suy giảm nhận thức nhẹ, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ nguyên nhân mạch máu [sa sút trí tuệ sau đột quỵ], Alzheimer;
  • Bệnh rối loạn vận động như bệnh Parkinson;
  • Khám và theo dõi điều trị bệnh lý động kinh ở người lớn và trẻ em;
  • Viêm não tủy, viêm đa dây thần kinh, các bệnh gây thoái hoá hệ thần kinh, xơ cột bên teo cơ, nhược cơ, xơ não tuỷ rải rác;
  • Bệnh lý nhiễm trùng thần kinh: viêm não màng não, viêm tủy...
  • Bệnh lý Thần kinh ngoại biên: viêm đa dây thần kinh, viêm đa rễ dây thần kinh [Hội chứng Guillain-Barre], các bệnh rễ và đám rối dây thần kinh, thần kinh liên sườn, liệt các dây thần kinh sọ...
  • Bệnh lý thần kinh do rối loạn chuyển hóa;
  • Nhiễm độc: bệnh Wilson, nghiện rượu, thiếu B1, B12...

Đây là các bệnh lý thần kinh thường gặp mà các bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh cần có rất nhiều kinh nghiệm để chẩn đoán và điều trị.

Song song đó các phương tiện cận lâm sàng như điện não, điện cơ, CT Scan, MRI, các chẩn đoán huyết học, miễn dịch học đã hỗ trợ đắc lực cho đội ngũ y, bác sĩ.

Thông qua phương pháp điện não đồ giúp chẩn đoán bệnh lý thần kinh

Theo quy ước, đầu tiên hỏi bệnh, việc lượng giá thần kinh dựa trên thăm khám kiểm tra mọi chức năng từ cảm giác, vận động, cơ lực, trương lực cơ, phản xạ, các dây thần kinh sọ đến các hoạt động của hệ tự trị và cả chức năng tâm trí.

Có thể bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác trong khám nội thần kinh như:

  • Xét nghiệm sàng lọc máu, nước tiểu hoặc các chất dịch cơ thể khác có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh, hiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh và theo dõi mức độ của các loại thuốc điều trị.
  • Xét nghiệm di truyền của những người có tiền sử gia đình mắc bệnh thần kinh có thể xác định liệu họ có mang một trong những gen được biết là gây ra rối loạn hay không.
  • Điện não đồ nhằm theo dõi hoạt động điện của não thông qua hộp sọ. Điện não đồ được sử dụng để giúp chẩn đoán rối loạn co giật và rối loạn chuyển hóa, nhiễm trùng hoặc viêm ảnh hưởng đến hoạt động của não.
  • Điện cơ hay EMG được sử dụng để chẩn đoán các rối loạn thần kinh và cơ, chèn ép rễ thần kinh cột sống và rối loạn tế bào thần kinh vận động như xơ cứng teo cơ bên. EMG ghi lại hoạt động điện trong cơ bắp. Cơ bắp phát triển các tín hiệu điện bất thường khi có tổn thương thần kinh hoặc cơ.

Các phương pháp khám nội thần kinh thông qua chẩn đoán hình ảnh bao gồm:

  • Chụp cắt lớp vi tính [CT scan] sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh hai chiều của các cơ quan, xương và mô. Chụp CT có thể hỗ trợ chẩn đoán thích hợp bằng cách hiển thị vùng não bị ảnh hưởng.
  • Hình ảnh cộng hưởng từ [MRI] sử dụng sóng vô tuyến do máy tính tạo ra và từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết của các mô cơ thể. Sử dụng các chuỗi xung khác nhau, MRI có thể hiển thị hình ảnh giải phẫu của não hoặc tủy sống, đo lưu lượng máu hoặc tiết lộ các khoáng chất như sắt.
  • Chụp cắt lớp phát xạ positron [PET] quét cung cấp hình ảnh hai và ba chiều về hoạt động của não bằng cách đo các đồng vị phóng xạ được tiêm vào máu. Quét PET của não được sử dụng để phát hiện hoặc làm nổi bật các khối u và mô bệnh, cho thấy lưu lượng máu và đo chuyển hóa tế bào và mô.

Chụp cắt lớp phát xạ đơn photon [SPECT] là một thử nghiệm hình ảnh hạt nhân có thể được sử dụng để đánh giá các chức năng não nhất định. Như với chụp PET, một đồng vị phóng xạ, hoặc chất đánh dấu, được tiêm tĩnh mạch vào cơ thể.

Hình ảnh cộng hưởng từ [MRI] sử dụng sóng vô tuyến do máy tính tạo ra và từ trường mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết của các mô cơ thể

Các bệnh lý thần kinh thường ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe người bệnh. Vì vậy, mọi người nên chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đúng cách để phòng bệnh ngay từ khi chưa có biểu hiện nào của bệnh.

Những cách sau đây giúp bạn phòng tránh và hạn chế các bệnh lý nội thần kinh:

  • Khám sức khỏe định kỳ từ 6 tháng - 1 năm để theo dõi tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
  • Áp lực, căng thẳng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh lý thần kinh. Vì vậy, nên giảm bớt áp lực bằng cách phân bổ thời gian hợp lý, thư giãn thường xuyên để ngăn ngừa sớm.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ít đường để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Phòng tránh bệnh tiểu đường giúp giảm thiểu được nguyên nhân gây ra một số bệnh lý về thần kinh.
  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để hệ thần kinh được nghỉ ngơi đầy đủ, tránh suy nhược và mắc bệnh. Chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng và cần được quan tâm đúng mức.
  • Vận động thường xuyên bằng tập thể dục, đi bộ... mỗi ngày để máu lưu thông, tránh tắc nghẽn và tránh được nguy cơ.

Để việc khám nội thần kinh đạt kết quả chính xác nhất cần đến các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ y, bác sĩ dày dặn kinh nghiệm về chuyên khoa nội thần kinh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Đau nửa đầu kéo dài có nguy hiểm?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề