Mọc giữa dòng sông xanh một bông hoa tím biếc có cấu trúc như thế nào

Giải chi tiết:

[5,0 điểm]

I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

-  Thanh Hải là nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là một trong những tác giả tiêu biểu của nền thơ Việt Nam.

-  “Mùa xuân nho nhỏ” là tác phẩm nổi bật của Thanh Hải, được ra đời trong hoàn cảnh rất đặc biệt: trước khi nhà thơ sắp vĩnh biệt cuộc đời.

-  Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh xuân thật nhẹ nhàng, đằm thắm, giản dị nhưng hết sức mơ mộng. nổi bật là hai khổ thơ đầu.

II. Phân tích:

1. Mùa xuân thiên nhiên:

- Từ “mọc” đặt ở đầu câu thơ vang lên như một điểm nhấn, một sự phát hiện đầy xúc cảm của nhà thơ.

- Hình ảnh: “dòng sông xanh”, “hoa tím biếc” – hai hình ảnh mộc mạc, đơn sơ mà đẹp nên thơ đặc trưng của thiên nhiên xứ Huế. Bức tranh mùa xuân được phác họa với những hình ảnh, màu sắc hài hòa.

- Điểm tô vào bức tranh xuân là âm thanh rộn rã, tưng bừng của con chim chiền chiện.

- “Ơi!”, “hót chi mà” : từ cảm thán, thể hiện cảm xúc dâng tràn của nhà thơ khi bắt gặp vẻ đẹp của cảnh vật mùa xuân quê hương.

- “Giọt long lanh rơi”, “tôi hứng”: từ gợi tả - có thể là giọt nắng, giọt mưa, giọt sương, cũng có thể là giọt nước mắt xúc cảm của hà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, cuộc sống. Tất cả đều được cảm nhận với niềm trân trọng.

-> Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi mới, tràn đầy nhựa sống.

2. Mùa xuân đất nước – mùa xuân cách mạng:

- Hình ảnh đối xứng: “người cầm súng” – “người ra đồng” -> hình ảnh mùa xuân đất nước được thể hiện qua hai lực lượng tiêu biểu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc:

+ “Người cầm súng” ở ngoài tiền tuyến chiến đấu để bảo vệ thành quả cách mạng.

+ “Người ra đồng” ở lại hậu phương để lao động sản xuất nhằm xây dựng và phát triển đất nước.

-> Hình ảnh tương xứng, hài hòa như nhịp bước đi lên của toàn dân.

- “Lộc” – một sự phát hiện độc đáo của nhà thơ. Đây là chồi non, cũng có nghĩa là sự may mắn. Nhưng cành lộc trong thơ gắn liền với công cuộc xây dựng và bảo vệ.:

+ Đối với người chiến sĩ: lộc là cành lá ngụy trang che mắt quân thù, đem lại sự bình an.

+ Đối với người nông dân: lộc là những nương mạ trải dài xanh tốt, báo hiệu vụ mùa thắng lợi.

“Tất cả như hối hả 

Tất cả như xôn xao”

-  Cấu trúc điệp trong thơ cùng với từ gợi tả tạo nên một không khí khẩn trương, hối hả như nhịp sống đi lên của đất nước.

-> Tâm trạng vui sướng dạt dào của tác giả lúc xuân về.

III. Đánh giá:

Hai khổ thơ đã khắc họa chân thực, sinh động mùa xuân thiên nhiên của xứ Huế tươi mới, tràn đầy sức sống, đồng thời cũng là mùa xuân tươi đẹp của cả đất nước, dân tộc. Qua đây ta thấy được tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng và ngòi bút tài hoa của nhà thơ Thanh Hải.

Câu thơ mọc giữa dòng sông xanh 1 bông hoa tím biếc thuộc kiểu câu nào xét theo cấu tạo

Câu hỏi và hướng dẫn giải

Nhận biết

[5,0 điểm]

Phân tích đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

[Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập II]


Video liên quan

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Đặt câu hỏi

Các câu hỏi tương tự

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi.

Sông Hồng – Hà Nội

Nước sông Hồng đỏ rực như pha son về mùa lũ, khi phớt hồng như hoa đào về mùa thu, khi pha chút hồng nhẹ như má người con gái vào đầu xuân. Màu nước sông Hồng đặc biệt, không giống bất kì một dòng sông nào.

Ban đêm, từ phía bắc sông Hồng nhìn về Hà Nội, ánh điện lung linh. Những ngọn đèn áp từ cảng Vĩnh Tuy đến cầu Thăng Long như những vì sao xanh. Những ngọn đèn từ cửa sổ nhà cao tầng, ngọn cao, ngọn thấp nhấp nhô như con rồng vàng uốn khúc bay lên. Sao trời và đèn thành phố chen nhau soi bóng như những bông hoa nhài bập bềnh trên sông, vầng trăng là bông hồng vàng đang mở cánh. Dòng sông như đang sóng sánh, ánh trăng sao luôn biến đổi khi tỏ khi mờ.

Thỉnh thoảng trên mặt lại xuất hiện một vài cánh buồm ngược xuôi theo dòng nước lấp lóa trăng sao và ánh điện. Những vì sao và ánh đèn rẽ ra cho thuyền đi, rồi lại lấp lánh cuộn lên sau bánh lái. Mấy con thuyền chài, ngọn đèn dầu le lói trong khoang, nằm im lìm, trầm ngâm trên cồn cát giữa sông.

Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đánh dấu một giai đoạn phát triển mới cuả thủ đô ngàn năm văn hiến. Bức tranh sông Hồng, Hà Nội tương lai chắc chắn sẽ càng thêm rực rỡ đẹp tươi.

[Theo Hà Nội mới]

Bài 1: Cho câu văn: Khi ngựa đập móng lộp cộp đầu hồi,hoa lê bật bông trắng như tuyết thì xuân sang. Xét theo đặc điểm cấu tạo.câu văn trên là câu....

Bài 2:Câu nào sau đây không phải câu ghép. A Cánh đồng lúa quê em đang chín rộ. b Mây đen kéo kín bầu trời, cơn mưa ập tới. c bố đi xa về, cả nhà vui mừng. d bầu trời ĐẦY SAO NHƯNG LẶNG GIÓ.

Bài 3: Câu nào là câu ghép A Mùa đông,giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng B Xuân đến, trăm hoa đua nở C Khi làng quê đã khuất hẳn, tôi vẫn đắm nhìn theoCâu 4:Câu nào là câu ghép A Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần,càng vàng dần càng nhẹ dần B Cả một vùng nước sóng sánh, vàng chói lọi. C Bầu trời cũng sáng xanh lên D Biển sáng lên lấp lóa như đặc sánh còn trời thì trong như nước

Câu 5Câu nào là câu ghép A Xuân về,cây cối đâm chồi nảy lộc B Mỗi lần nghe thấy tiếng chim hót tôi lại nghĩ đến những cây bàng xanh mướt, vòm trời xanh có mây trắng nhẹ như bông C giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên con tàu lớn

Video liên quan

Chủ Đề