Khí hậu châu á thay đổi như thế nào từ Tây sang đông

Lý thuyết khí hậu châu Á Địa lí 8

1. Khí hậu châu Á phân hoá rất đa dạng

a] Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

- Đới khí hậu cực và cận cực.

- Đới khí hậu ôn đới.

- Đới khí hậu cận nhiệt.

- Đới khí hậu nhiệt đới.

- Đới khí hậu xích đạo.

b] Các đới khí hậu châu Á thường phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

- Đới khí hậu ôn đới:

+ Kiểu khí hậu ôn đới lục địa.

+ Kiểu khí hậu ôn đới gió mùa.

+ Kiểu khí hậu ôn đới hải dương.

- Đới khí hậu cận nhiệt:

+ Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

+ Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa.

+ Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa.

+ Kiểu núi cao.

- Đới khí hậu nhiệt đới:

+ Kiểu nhiệt đới khô.

+ Kiểu nhiệt đới gió mùa.

=> Nguyên nhân:

- Lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo.

- Lãnh thổ rất rộng lớn.

- Ảnh hưởng của các dãy núi, sơn nguyên cao ngăn ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa.

- Trên các núi và sơn nguyên cao khí hậu thay đổi theo chiều cao.

2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa

a] Các kiểu khí hậu gió mùa

- Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu:

+ Khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á.

+ Khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.

- Kiểu khí hậu gió mùa: trong năm có hai mùa rõ rệt.

=> Nguyên nhân: mùa đông gió từ nội đị thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể; mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng, ẩm mưa nhiều.

b] Các kiểu khí hậu lục địa

- Kiểu khí hậu lục địa ở châu Á: ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô.

- Phân bố: các vùng nội địa, khu vực Tây Nam Á.

- Đặc điểm: mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng khô, lượng mưa trung bình 200 - 500 mm, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.

=> Nguyên nhân: độ bốc hơi lớn, độ ẩm thấp.

  • Trả lời câu hỏi mục 1 trang 7 SGK Địa lí 8

    a] Quan sát hình 2.1, em hãy: Đọc tên các đới khí hậu từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo dọc theo kinh tuyến 80 độ Đ.Giải thích tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới như vậy? b] Quan sát hình 2.1, em hãy chỉ một trong các đới có nhiều kiểu khí hậu và đọc tên các kiểu khí hậu thuộc đới đó.

  • Quan sát hình 2.1, em hãy chỉ các khu vực thuộc các kiểu khí hậu gió mùa.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 8 SGK Địa lí 8

  • Quan sát hình 2.1, em hãy: Chỉ những khu vực thuộc các kiểu khí hậu lục địa. Cho biết các kiểu khí hậu lục địa có những đặc điểm chung gì đáng chú ý?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 8 SGK Địa lí 8

  • Bài 1 trang 9 SGK Địa lí 8

    Dựa vào các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của ba địa điểm dưới đây em hãy cho biết: Mỗi địa điểm nằm trong kiểu khí hậu nào? Nêu đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của mỗi địa điểm đó.

  • Bài 2 trang 9 SGK Địa lí 8

    Dựa vào bảng 2.1 hãy vẽ biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa vào vở học và xác định địa điểm này thuộc kiểu khí hậu nào.

  • Em hãy cho biết một số tài nguyên của vùng biển nước ta. Chúng là cơ sở cho những ngành kinh tế nào?

    Giải bài tập Câu hỏi 1 - Mục 2 - Bài học 24 - Trang 90 - SGK Địa lí 8

  • Giải bài thực hành 2 trang 63 SGK Địa lí 8

    Dựa vào hình 18.1, 18,2 và bài 14, trình bày về Lào hoặc Cam-pu-chia Theo các nội dung sau: - Địa hình: các dạng núi, cao nguyên, đồng bằng trong lãnh thổ từng nước. - Khí hậu: thuộc đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của gió mùa như thế nào? Đặc điểm của mùa khô, mùa mưa. - Sông, hồ lớn. - Nhận xét thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí, khí hậu đối với sự phát triển nông nghiệp.

  • Lý thuyết vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam Địa lí 8

    Lý thuyết vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam Địa lí 8 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

  • Giải bài 1 phần câu hỏi và bài tập trang 91 SGK Địa lí 8

    Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu biển.

Answers [ ]

  1. 1.c

    2.a

    3.c

    4.a

    tự luận

    Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nít-xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang….

    + Sông Mê Công [Cửu Long] chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào ?

    – Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

    – Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

    – Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

    – Chế độ nước:

    + Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

    + Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

    b2 cái này ở mô ra vậy?
    b3

    Châu Á là châu lục có số dân đông nhất trong các châu lục trên thế giới. Năm 2002 dân số châu Á là 3766 triệu người chiếm hơn 1/2 dân số thế giới.

    – Nhiều nước ở châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan,… đang thực hiện chính sách dân số làm hạn chế gia tăng dân số.

    2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc

    – Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc:

    + Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it: Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á.

    + Chủng tộc Môn-gô-lô-it: Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á

    + Chủng tộc Ô-xtra-lô-it: Chiếm tỉ lệ nhỏ phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á.

    – Các chủng tộc giao lưu đã dẫn tới sự hòa huyết.

    3. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn

    – Tại Ấn Độ ra đời 2 tôn giáo lớn Ấn Độ giáo và Phật giáo.

    – Tại Tây Nam Á: Ki-tô giáo [Pa-le-tin], Hồi giáo [A-rập Xê-ut].

Video liên quan

Chủ Đề