Khi nào không nên tiêm phòng cho trẻ

Theo các chuyên gia, việc chích ngừa vaccine cho trẻ đã được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các quốc gia khác còn đang nghiên cứu tiêm vaccine cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi. Bởi, tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi là việc hết sức cần thiết, mang lại nhiều lợi ích để bảo vệ sức khoẻ của trẻ.

Chia sẻ quan điểm về tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em, PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng: Là một bác sĩ nhi khoa nên tôi thấy vấn đề nữa là bảo vệ tính mạng và sức khỏe của trẻ em. Trẻ em được quyền hưởng những thành quả của khoa học, thành quả của nghiên cứu, xuất phát từ thực tế. Do vậy tôi nghĩ rằng các ông bố bà mẹ nên cho con mình cơ hội để phòng chống dịch bệnh và nếu không may mắc, thì sẽ không chuyển nặng và đặc biệt là không dẫn đến tình trạng tử vong.

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi là việc hết sức cần thiết.

Cũng theo chuyên gia này, trong xu hướng tới đây, Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] rất mong muốn chúng ta phủ được rộng hơn nữa ở nhóm tuổi thấp hơn nữa, nếu như có các nghiên cứu của các nhà sản xuất đưa ra các vaccine ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi. Bởi vì đây thực sự là nhóm trẻ yếu thế, hệ thống miễn dịch chưa đầy đủ. Biến chủng mới chúng ta cũng chưa xác định rõ là như thế nào. Do vậy, hy vọng rằng các nhà khoa học tìm hiểu để có thể tìm ra thêm những chế phẩm vaccine dành cho trẻ dưới 5 tuổi, tương tự như vaccine sởi bắt đầu chúng ta tiêm từ 9 tháng tuổi. Như vậy, sẽ là một mảnh ghép chúng ta ghép nốt vào bức tranh tổng thể của vaccine cộng đồng.

2. Trẻ nào không nên tiêm?

Chia sẻ với phóng viên Báo suckhoedoisong.vn về những băn khoăn của các cha mẹ, TS.BS. Phạm Quang Thái -Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định: Vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi an toàn không khác gì các vaccine trong tiêm chủng khác. Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng, vì sự lo lắng chỉ làm phức tạp vấn đề trong khi tâm lý vững vàng sẽ làm mọi chuyện suôn sẻ, TS. Thái khuyến cáo.

Tuy nhiên, theo TS. Thái đối tượng thận trọng khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi là những bé có bệnh lý nền, bé có bệnh lý dị ứng hay quá mẫn… . “Ngoài ra các bé có tình trạng bệnh lý cấp tính cũng phải trì hoãn tiêm”- BS Thái nói.

Đồng quan điểm này, BS. nhi khoa Lê Quang Mỹ, người từng tham gia vào đơn vị điều trị COVID-19 cho bệnh nhi ở TP.HCM cũng cho rằng, CDC Hoa Kỳ và châu Âu cũng đã nghiên cứu và đánh giá rất kỹ trước khi cấp phép vaccine để đưa vào sử dụng. Với vaccine Pfizer, theo nghiên cứu của CDC Hoa Kỳ về phản ứng phụ sau tiêm, trong 4.000 trường hợp trẻ tiêm Pfizer thì không có trường hợp nào sốc phản vệ. So sánh với những vaccine khác đã tiêm cho các cháu như: Dại, viêm não, sởi, quai bị, rubella, HPV thì vaccine COVID-19 hiện dùng gặp phản ứng bất lợi sau tiêm vẫn đứng hàng thứ 5 sau những vaccine chúng ta đã từng tiêm cho trẻ em.

Tuy nhiên, những bé cần trì hoãn không tiêm đó là những bé bị sốc thuốc mức độ nặng [tím tái, khó thở…]. Những bé dị ứng nặng với một trong những thành phần có trong vaccine [trong vaccine, ngoài thuốc sẽ có thêm 1 số thành phần khác]. Nếu xác định trẻ chắc chắn đã bị dị ứng rất nặng với chất nào đó thì không nên tiêm. Còn lại, các bé bị não úng thuỷ, động kinh, chậm phát triển… không có trì hoãn tiêm, thậm chí các nhà nghiên cứu còn khuyến khích tiêm ngừa cho các bé, vì rõ ràng, đây là đối tượng yếu thế, dễ bị bệnh hơn các bé khác.

Mầm bệnh truyền nhiễm luôn tồn tại trong môi trường sống, dễ xâm nhập và tấn công hệ miễn dịch của trẻ. Một số bệnh nguy hiểm có thể kể đến như sởi, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi và viêm não do vi khuẩn Hib,…

Trong 2 năm đầu đời, hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ còn non yếu và phụ thuộc nhiều vào kháng thể chứa trong sữa mẹ, tuy nhiên lượng kháng thể này không đủ để bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của các mầm bệnh. Tiêm chủng giúp bổ sung kháng thể, bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đồng thời hạn chế các biến chứng, di chứng nếu trẻ không may mắc bệnh.

Kháng thể phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bệnh do vi khuẩn Hib được bổ sung qua các vắc xin phối hợp 5 trong 1 hay vắc xin 6 trong 1 [phòng thêm bệnh bại liệt]. Theo khuyến cáo, các vắc xin trên nên được hoàn thành theo lộ trình 4 mũi, vào các mốc thời gian 2, 3, 4 tháng tuổi và tiêm liều nhắc lúc trẻ 18 tháng tuổi.

Tiêm chủng đủ liều, đúng lịch bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Nguy cơ tiềm ẩn nếu trẻ bị gián đoạn tiêm phòng

Trên thực tế, bố mẹ thường lỡ lịch tiêm phòng của con vì nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan như: quên lịch tiêm, đến ngày tiêm con không đủ điều kiện sức khỏe, lo lắng về chi phí,…

Việc thiếu hụt vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng cũng là một trong những nguyên nhân khiến bố mẹ dễ rơi vào tình huống bị động, hoang mang trước những nguy cơ về sức khỏe khi trẻ bị lỡ lịch tiêm phòng.

"Gián đoạn tiêm chủng có thể tạo lỗ trống miễn dịch, khiến nguy cơ mắc bệnh của trẻ tăng thêm. Nguy hiểm hơn, nếu mắc, bệnh có thể để lại một số biến chứng nặng lên hệ hô hấp, thần kinh, làm suy giảm chức năng gan và thậm chí khiến trẻ tử vong", thạc sĩ nhi khoa - bác sĩ Đào Nguyễn Phương Linh cho biết.

Không chỉ số trẻ mắc bệnh gia tăng, khi tỉ lệ bao phủ vắc xin cho trẻ em không đảm bảo, cộng đồng có thể đối mặt với nhiều đợt bùng phát dịch bệnh, gây áp lực lớn lên hệ thống y tế vốn đang gặp nhiều căng thẳng.

Tiêm chủng đủ liều, đúng lịch là ưu tiên hàng đầu

Chương trình tiêm chủng mở rộng xếp mũi ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bệnh do vi khuẩn Hib vào danh sách những mũi tiêm quan trọng cho trẻ dưới 2 tuổi, được cung cấp miễn phí tại các trung tâm y tế địa phương.

Bên cạnh vắc xin 5 trong 1 và DPT trong tiêm chủng mở rộng, vắc xin 6 trong 1 trong tiêm chủng dịch vụ cũng giúp phòng ngừa các bệnh kể trên, đồng thời phòng thêm bệnh bại liệt.

Thạc sĩ nhi khoa, bác sĩ Đào Nguyễn Phương Linh nhấn mạnh: "Dựa vào các độ tuổi mắc bệnh, nguy cơ biến chứng và tử vong, khả năng tạo kháng thể của hệ miễn dịch…, lịch tiêm chủng được thiết kế cho trẻ ở các độ tuổi để tạo ra sự bảo vệ sớm nhất, hiệu quả nhất, đồng thời giảm tối đa gánh nặng bệnh tật.

Chỉ khi trẻ được tiêm đúng lịch khuyến cáo thì khả năng phòng vệ của vắc xin trước bệnh truyền nhiễm mới đạt hiệu quả cao nhất".

Đảm bảo con được tiêm chủng đủ liều, đúng lịch, trước mỗi cột mốc tiêm chủng phụ huynh cần tìm hiểu tình hình vắc xin, đặt lịch tiêm; đồng thời thường xuyên rà soát lịch tiêm của trẻ nếu thiếu mũi.

"Trường hợp trẻ đã đến thời gian tiêm phòng nhưng trạm y tế địa phương đang hết vắc xin, bố mẹ có thể cân nhắc một số loại tương đồng trong chương trình tiêm chủng dịch vụ để không làm lỡ lịch tiêm của con.

Cụ thể, vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1 dịch vụ có thể thay thế vắc xin 5 trong 1 và vắc xin DPT của chương trình tiêm chủng mở rộng, đều có thể phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bệnh do vi khuẩn Hib. Vắc xin 6 trong 1 còn có thể phòng thêm bệnh bại liệt, giúp bảo vệ con toàn diện hơn", thạc sĩ nhi khoa, bác sĩ Đào Nguyễn Phương Linh chia sẻ.

Chủ Đề