Khó khăn tâm lý trong học tập trực tuyến của học sinh THPT trước yêu cầu đổi mới hình thức dạy học

Tại Hội nghị trực tuyến "Giải pháp hỗ trợ tâm lý học sinh thích ứng tích cực với học tập trực tuyến và chuẩn bị cho việc chuyển sang dạy học trực tiếp" ngày 17/12, Phòng Tâm lý học đường của Hệ thống Giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy chỉ ra những vấn đề học sinh Tiểu học và THCS gặp phải khi học online.

Khảo sát 401 học sinh tiểu học và 576 học sinh trung học cơ sở trên địa bàn quận Cầu Giấy, đơn vị trên nhận thấy trẻ tiểu học gặp nhiều khó khăn nhiều nhất về học tập, sau đó là các vấn đề liên quan đến xã hội và thể chất. Trong khi đó, các em THCS có nhiều áp lực với học tập, xã hội và gia đình.

Các vấn đề liên quan đến học tập gồm: học online nhiều [mệt mỏi, đau lưng, mỏi mắt]; đường truyền mạng không ổn định; khó tập trung [tiếng ồn bên ngoài, TV...]; ngại phát biểu, tương tác với thầy cô trong giờ.

Về thể chất, các em thấy bí bách khi ở nhà lâu; chỗ ở chật hẹp; giờ giấc sinh hoạt thất thường [thức khuya, dậy muộn]; thiếu không gian vận động; phải ở trong vùng cách ly, phong toả.

Liên quan đến xã hội, cả học sinh tiểu học và THCS đều nhận thấy đang phải đọc quá nhiều tin tức tiêu cực. Các em lo lắng về tình hình dịch bệnh, tiếp xúc nhiều với các hình ảnh, trường hợp thực tế tổn thương do Covid-19.

Trong gia đình, học sinh cảm thấy khó nói chuyện, giao tiếp với bố mẹ; gặp nhiều bất hoà, mâu thuẫn; áp lực trước kỳ vọng của phụ huynh; lo lắng về sức khoẻ của người thân.

Quảng cáo

Ngoài ra, học sinh cũng gặp không ít khó khăn liên quan đến giao tiếp tương tác với bạn bè. Các em cũng dành quá nhiều thời gian cho game, mạng xã hội dẫn đến gặp một số vấn đề như bị lừa đảo, xâm hại, bắt nạt trực tuyến...

Khảo sát cho thấy hiện học sinh chủ yếu được sự hỗ trợ từ gia đình, người thân trước những khó khăn trên; 62,8% học sinh tiểu học xác nhận điều này, với học sinh THCS là 35,1%. Có 8,2% học sinh tiểu học và 12,7% học sinh THCS được khảo sát cho biết thiếu người hỗ trợ. Các em mong muốn nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn không chỉ từ gia đình mà còn từ thầy cô và các chuyên gia tâm lý.

Những khó khăn khi học online khiến phần lớn học sinh được khảo sát muốn đến trường học trực tiếp. Tính theo thang điểm 10, mức độ sẵn sàng đi học của học sinh THCS là 6,42; của Tiểu học thậm chí cao hơn, ở mức 7,49.

Mức độ sẵn sàng đến trường dựa trên khảo sát học sinh.

Quảng cáo

Không chỉ học sinh, giáo viên cũng gặp rất nhiều khó khăn khi dạy online. Trả lời câu hỏi từ PGS Trần Thị Lệ Thu, giảng viên Khoa Tâm lý - Giáo dục học [Đại học Sư phạm Hà Nội], về những khó khăn trong quá trình dạy trực tuyến, hàng chục giáo viên đưa ra câu trả lời như "căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, áp lực, quá tải công việc".

Nhiều thầy cô cho biết giảm cảm hứng với công việc do những vấn đề liên quan đến sức khoẻ, tương tác với học sinh và hiệu quả của bài giảng online. Nhiều giáo viên cảm thấy khó tập trung và mất kiên nhẫn.

Quan sát giáo viên tại trường THPT Kinh Đô [huyện Đông Anh], Hiệu trưởng Hoàng Hữu Niềm, cho rằng giáo viên phải chịu áp lực rất lớn từ việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ công nghệ đến những đòi hỏi từ phụ huynh.

"Mọi nội dung về giáo dục học, tâm lý học, phương pháp giảng dạy hiện có mới chỉ phục vụ hình thức dạy trực tiếp. Vì vậy có thể nói các thầy cô chưa hề được chuẩn bị về mặt kiến thức cũng như phương pháp để dạy online", thầy Niềm nói, bày tỏ sự đồng cảm với giáo viên.

Nhà giáo này cho rằng các thầy cô và nhà trường cần giảm kỳ vọng vào việc học trực tuyến, không nên lấy dạy và học trực tiếp làm thước đo để so sánh, đồng thời phải chủ động, sáng tạo phương pháp tổ chức dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh.

Đồng tình với thầy Niềm, thầy Nguyễn Văn Hoà, người sáng lập Hệ thống Giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy, nhấn mạnh mong muốn giảm kỳ vọng khi dạy online. Thầy Hoà chia sẻ thời gian đầu triển khai hình thức dạy học trực tuyến, phụ huynh phản ứng rất dữ dội, thậm chí chống đối đóng học phí học online khiến nhiều nhà trường lúng túng. Bản thân thầy ban đầu cũng căng thẳng trước việc chuyển đổi từ trực tiếp sang trực tuyến.

Sau khoảng một tháng, thầy Hoà tự điều chỉnh cảm xúc với quan điểm học online học sinh vẫn có thể hạnh phúc nếu thầy cô hạnh phúc. Bớt cầu toàn, thầy yêu cầu giáo viên trong trường dạy được đến đâu tốt đến đó, từng bước thay đổi và nâng cao hiệu quả các tiết học. Thầy cô được khuyến khích tương tác với học sinh.

"Là người đứng đầu, tôi giảm sự căng thẳng thì chính giáo viên của tôi cũng bớt áp lực, trở nên hạnh phúc hơn. Giáo viên hạnh phúc thì học sinh và phụ huynh sẽ hạnh phúc", thầy Hòa nói. Đến giờ, phụ huynh trường Nguyễn Bỉnh Khiêm hầu như không còn nói về hiệu quả, không chê trách gì về chất lượng học online nữa mà đặt sự thoải mái, hạnh phúc của con mình lên hàng đầu.

Để học sinh, giáo viên giảm mệt mỏi, trở nên hạnh phúc hơn, thầy Hòa đề xuất phát triển bộ phận tư vấn tâm lý học đường. Đây là bộ phận quan trọng nhưng rất thiếu ở các trường phổ thông. Với các trường đã có đội ngũ tư vấn tâm lý học đường, thầy Hòa cho rằng cần liên kết lại, thường xuyên trao đổi chuyên môn, cùng nhau đưa ra các giải pháp hỗ trợ tâm lý cho cả học sinh và giáo viên.

Ba năm học qua, các nhà trường đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Học sinh nhiều lần phải dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, trong đó có đợt kéo dài hơn 7 tháng [từ tháng 5 đến nay]. Hiện, khoảng 50 tỉnh, thành vẫn phải cho học sinh học kết hợp trực tiếp và trực tuyến hoặc học trực tuyến hoàn toàn.

Theo các chuyên gia giáo dục, kết quả một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, có đến 55% trẻ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phải chuyển đổi qua hình thức học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Trong đó, 74% học sinh cho biết chưa thích nghi được với phương pháp học tập mới, 57% học sinh cho rằng bài giảng của giáo viên khó hiểu hơn khi học trực tiếp. Ngoài ra nhiều tác hại khác như ngồi học lâu trên máy vi tính gây hại cho mắt, não và các bộ phận khác của cơ thể, ảnh hưởng tâm lý, khả năng tập trung và ghi nhớ của học sinh... cũng được phản ảnh.

Ngành giáo dục TPHCM tập trung nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến cho học sinh

Theo TS. Nguyễn Thanh Hải, Viện nghiên cứu giáo dục STEM, Đại học Missouri [Mỹ], việc chuyển qua dạy học trực tuyến không chỉ gây khó khăn cho người dạy và người học ở Việt Nam mà ngay cả ở Mỹ - một quốc gia phát triển cũng gặp khó khi chuyển đổi qua hình thức dạy học trực tuyến.

Trong đó, khó khăn lớn nhất đến từ tâm lý của học sinh khi chuyển đổi từ trạng thái học tập bình thường qua học tại nhà với môi trường học tập và cách thức học tập rất khác. Việc thay đổi trạng thái tâm lý đòi hỏi thời gian cho học sinh thích nghi, nhất là học sinh nhỏ tuổi.

Bên cạnh đó, giáo viên cũng là đối tượng cần được chuẩn bị về tâm thế, tâm lý khi chuyển đổi hình thức dạy học mới.

Khó khăn thứ hai là về tài liệu dạy học trực tuyến bởi có nhiều điểm khác biệt so với tài liệu dạy học trực tiếp, đòi hỏi thời gian chuẩn bị, sự hy sinh của đội ngũ giảng dạy cũng như những chuẩn bị về hệ thống đường truyền, thiết bị dạy học, không gian học tập… cho học sinh. 

Thầy Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT TP thông tin, hiện nay có hơn 1 triệu học sinh TPHCM đang đối mặt với những khó khăn chung của đại dịch, trong đó nhiều em phải chịu tổn thất về mặt tình cảm, tinh thần...

Ngành GD-ĐT TP xác định dạy, học trực tuyến vừa là nhiệm vụ chung của toàn ngành vừa là một trong những cách chia sẻ khó khăn chung của xã hội. Việc dạy, học không nhằm chạy theo tiến độ chương trình mà để đảm bảo quá trình giáo dục liên tục cho học sinh.

Đại diện Sở GD-ĐT TP bày tỏ, dạy học trên internet là chuỗi hoạt động kết hợp nhiều hoạt động, giao nhiệm vụ cho học sinh chứ không chỉ dạy học thông qua hình thức livestream.  

Các diễn giả tham gia hội thảo trực tuyến sáng 11-9

Đồng quan điểm, theo Lâm Hồng Lãm Thúy, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TP, dạy học trên internet mới nhưng không lạ đối với học sinh vì qua các đợt dịch trước, học sinh TP đã được tiếp cận các hình thức học qua truyền hình, video clip, youtube… 

Phó Giám đốc Trung tâm thông tin và Chương trình giáo dục, Sở GD-ĐT TP Nguyễn Hồng Tuấn chia sẻ, dù muốn hay không thì phương án dạy học trên internet là giải pháp dạy học buộc phải chấp nhận trong giai đoạn hiện nay.

Theo đó, từ nhiều năm học trước, nhất là khi dịch Covid-19 bùng phát từ năm 2020, ngành giáo dục và đào tạo TP đã tổ chức nhiều hoạt động tập huấn, chuẩn bị về kỹ năng, phương pháp dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, thiết kế các bài giảng điện tử...

Theo các chuyên gia, những thách thức đối với nhà trường và phụ huynh khi con em học trên internet gồm: phụ huynh học sinh chưa chuẩn bị tốt tâm lý cho bản thân và con em mình, ngành giáo dục chưa thống nhất các phần mềm dạy học trên internet, tài liệu dạy học vốn không thiết kế dành riêng cho dạy học online, giáo viên thiếu phương pháp và kỹ năng dạy và học trực tuyến, học sinh khó hòa nhập và tiếp thu hiệu quả, thiếu các trang bị hỗ trợ dạy và học, đường truyền và kết nối internet không ổn định, môi trường học không phù hợp, ảnh hưởng đến sức khỏe, hòa nhập xã hội, sinh hoạt gia đình và kinh tế…

Để dạy và học trên internet đạt hiệu quả cần sự kết hợp của nhiều giải pháp như xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghệ, các phần mềm ứng dụng và kho học liệu đa dạng, phong phú; cần ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn dạy học trên internet cho giáo viên và phụ huynh, kết hợp với truyền thông để tạo sự đồng thuận của phụ huynh học sinh; nâng cao chất lượng tập huấn kỹ năng sư phạm dạy học online cho giáo viên, tổ chức hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng các phương án dạy học gồm dạy học trên internet, học qua truyền hình, nền tảng khác, sao in tài liệu cho học sinh...

Song song đó, ngành giáo dục cần nghiện cứu cần sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, có phương án cung cấp thiết bị đến từng học sinh và giáo viên, lên kế hoạch học online cho từng lứa tuổi, thống nhất phần mềm chung cho việc dạy và học trực tuyến, hỗ trợ internet tốc độ cao miễn phí cho các gia đình thu nhập thấp, giá cước internet băng thông rộng phải thấp, cho học sinh lựa chọn 100% học online hoặc 50% online…

THU TÂM

TPHCM Covid-19 dạy học trực tuyến học trực tuyến đường truyền mạng học sinh

Video liên quan

Chủ Đề