Khóa tài khoản ngân hàng khi mất điện thoại

Có những cách nào báo khóa thẻ ATM gấp khi bị mất hoặc đơn giản là nghi ngờ có gian lận thẻ, trước khi yêu cầu ngân hàng phát hành thẻ ATM khác không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Có rất nhiều trường hợp người dùng thẻ ngân hàng để lộ thông tin thẻ của mình, và đôi khi thông tin thẻ ngân hàng của bạn bị lộ trong trường hợp mà bạn không ngờ đến. Trong những trường hợp đó thì khóa thẻ ATM là một trong những giải pháp giúp tài khoản của bạn được an toàn. Bạn có thể khóa thẻ thông qua nhiều hình thức khác nhau, sau đây là 3 cách để giúp bạn khóa thẻ ngân hàng tạm thời của mình nhé.

Khi bị mất thẻ ATM hoặc nhận thấy tài khoản của mình có những dấu hiệu bất thường, bạn hãy thực hiện theo những cách sau để khóa thẻ nhanh chóng nhất.

Gọi số hotline của ngân hàng

Khách hàng có thể gọi trực tiếp lên số điện thoại của tổng đài của ngân hàng đó để khóa thẻ. Ngay lập tức nhân viên tư vấn của ngân hàng sẽ xác thực tài khoản bằng việc đề nghị bạn cung cấp: Số CMND, số thẻ, số tài khoản để đối chiếu... Sau khi kiểm tra nhân viên sẽ thực hiện khóa thẻ cho khách hàng.

Dưới đây là bảng tổng hợp số hotline của một vài ngân hàng lớn khách hàng nên lưu lại để sử dụng khi cần thiết:

Khóa thẻ thông qua dịch vụ ngân hàng điện tử

Hãy áp dụng cách này ngay nếu bạn không nhớ số CMND, số thẻ, số tài khoản khi gọi tới số hotline. Không mất quá nhiều thời gian của bạn chỉ cần 1 thiết bị thông minh có kết nối mạng là có thể thực hiện khóa thẻ chỉ trong vòng 1 phút:

Qua Internet Banking

Bước 1: Truy cập vào trang chủ của ngân hàng: 

VD: Vietcombank; Agribank 

Bước 2: Chọn Internet Banking/ngân hàng trực tuyến

  • Nếu chưa có tài khoản bạn cần tạo lập một tài khoản trên hệ thống bằng cách gọi đến số tổng đài của ngân hàng và yêu cầu nhân viên lập và cung cấp tài khoản cho mình.
  • Đã có tài khoản trên hệ thống: Bạn chỉ cần nhập Tên, số điện thoại và mã bảo mật để truy cập vào hệ thống.

Bước 3: Vào mục Tiện ích/Tiện ích gia tăng => chọn “Khóa thẻ” trong tab Thẻ

Ví dụ: Khóa thẻ Vietcombank online

Bước 4: Chọn "Loại thẻ muốn khóa"

Bước 5: Ấn “Xác nhận” và hoàn tất quá trình khóa thẻ

Qua Mobile Banking

Bước 1: Tải ứng dụng về máy

  • CH Play: TẠI ĐÂY
  • App store: TẠI ĐÂY

Bước 2: Tạo lập tài khoản

Bước 3: Đăng nhập lại vào tài khoản mới lập

Bước 4: Vào mục "Thẻ" => chọn "Loại thẻ muốn khóa" => ấn "Khóa thẻ"

Ví dụ: Khóa thẻ ATM Agribank

Bước 5: Xác nhận và thoát ra khỏi ứng dụng

Qua tin nhắn điện thoại

Đây được xem là 1 trong những cách được khá người dùng sử dụng khi muốn khóa thẻ mà chưa thành thạo việc sử dụng các dịch vụ hiện đại. Khách hàng chỉ cần soạn tin nhắn theo cú pháp của ngân hàng mà mình đang sử dụng dịch vụ và gửi đến tổng đài tương ứng là thẻ của bạn sẽ được khóa một cách nhanh chóng.

VD: Khóa thẻ ngân hàng Sacombank

Soạn cú pháp: THE_KHOA_4 số cuối của số thẻ rồi gửi 8149

Trực tiếp tới quầy giao dịch

Nếu không thể khóa thẻ theo các cách trên, hãy mang theo CMND/hộ chiếu và các giấy tờ có liên quan khác ra chi nhánh/phòng giao dịch gần nhất để yêu cầu khóa thẻ. Tra cứu chi nhánh các ngân hàng bằng công cụ này. Cách làm này rất an toàn nhưng bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để chờ đến lượt giao dịch và làm các thủ tục khóa thẻ khác.

Lưu ý khi khóa thẻ ATM

Những lúc không ngờ tới chính là lúc thông tin của bạn dễ bị đánh cắp nhất. Vì vậy khi khóa thẻ các bạn cần nằm một số lưu ý sau để bảo đảm an toàn cho tài khoản của mình:

  • Bạn phải là người trực tiếp thực hiện các thao tác khóa thẻ ATM. Nếu trong trường hợp cần sự trợ giúp của bạn bè người thân cũng tuyệt đối không được cho họ biết mật khẩu đăng nhập, mã Pin và số tài khoản của bạn.
  • Khi sử dụng ngân hàng điện tử để khóa thẻ ATM, hệ thống báo lỗi thì các bạn nên thoát ra sau đó vào lại. Tránh tình trạng cố tình đăng nhập và bị tin tặc chiếm đoạt thông tin.
  • Sau khi thẻ đã được khóa, khách hàng cần thu xếp thời gian đến ngân hàng để làm lại thẻ trong trường hợp bị mất thẻ ATM hoặc thay đổi các thông tin trên thẻ để mở lại thẻ và tiếp tục sử dụng.
  • Khóa tài khoản ngân hàng bạn sẽ không thể giao dịch được, vì vậy nếu cần thực hiện giao dịch nào đó các bạn mang giấy tờ tùy thân ra ngân hàng để được hỗ trợ.

Toàn bộ những thông tin bổ ích về cách khóa thẻ ATM khi gặp sự cố hoặc mất cắp được chia sẻ ở trên thực sự rất cần thiết cho quý khách hàng đã và đang sử dụng các dịch vụ thẻ của ngân hàng. Đừng quên thuộc lòng những cách làm này để trở thành những người tiêu dùng thông thái các bạn nhé!

Đăng ký ngay

Theo thị trường tài chính Việt Nam

Bài viết có hữu ích không?

Không

Có rất nhiều trường hợp người dùng thẻ ngân hàng để lộ thông tin thẻ của mình, và đôi khi thông tin thẻ ngân hàng của bạn bị lộ trong trường hợp mà bạn không ngờ đến. Hiện tại có rất nhiều hình thức lừa đảo nhằm dụ người dùng điền thông tin thẻ như nhắn tin trúng thưởng và yêu cầu người dùng điền thông tin thẻ ngân hàng để lấy tiền.

Hoặc với thẻ VISA/Mastercard, chỉ cần người dùng sơ ý để mất thẻ là số tiền ở bên trong sẽ có nguy cơ "không cánh mà bay". Thường thì thông tin thẻ sẽ có trên những file dữ liệu được ghi là thông tin thanh toán của người dùng từ hệ thống của cửa hàng hay siêu thị. Cụ thể là số thẻ tín dụng và một số thông tin khác của khách hàng, điều này rất nguy hiểm vì hacker có thể lợi dụng để lấy tiền trong tài khoản của những khách hàng này.

Trong những trường hợp đó thì khóa thẻ ngân hàng là một giải pháp sẽ giúp tài khoản của bạn được an toàn. Người dùng có thể thực hiện khóa tài khoản qua nhiều hình thức khác nhau, bài viết dưới đây QuanTriMang sẽ giới thiệu cho các bạn một vài cách để khóa tạm thời thẻ ngân hàng của mình.

Hướng dẫn cách khóa thẻ ngân hàng

1. Khóa thẻ qua website trực tuyến của ngân hàng

Bước 1: Ở đây mình sẽ lấy ví dụ của một vài ngân hàng phổ biến nhất, đó là website của Vietcombank. Bạn hãy đăng nhập số tài khoản của mình vào trang chủ Vietcombank, sau đó chọn Tiện ích gia tăng > chọn tiếp Khóa thẻ tạm thời trong tab Thẻ.

Bước 2: Chọn loại thẻ muốn khóa, chọn số thẻ và bấm Xác nhận để khóa tạm thời tài khoản. Ngay sau đó thẻ thanh toán bạn chọn sẽ bị tạm khóa.

Bạn có thể làm tương tự với những ngân hàng khác, hầu hết tất cả ngân hàng hiện đều hỗ trợ Internet Banking nên người dùng có thể thực hiện khóa tài khoản ở trên máy tính hoặc điện thoại, chỉ cần có Internet kết nối là được.

2. Khóa tài khoản ngân hàng bằng số điện thoại tổng đài

Ngoài việc khóa tài khoản từ dịch vụ Internet Banking trên website thì người dùng còn có thể gọi trực tiếp lên số điện thoại tổng đài của ngân hàng đó để yêu cầu khóa tài khoản, chỉ cần cung cấp số tài khoản, số thẻ hoặc số chứng minh nhân dân là tổng đài viên đã có thể thực hiện tạm khóa tài khoản ngân hàng của bạn lại rồi.

Nhưng số điện thoại của tổng đài ngân hàng đang sử dụng thì không phải người nào cũng biết để gọi lên tổng đài và nhờ hỗ trợ được. Tuy vậy bạn có thể xem danh sách các số tổng đài của ngân hàng ở bài viết Danh sách số điện thoại tổng đài các ngân hàng ở Việt Nam.

3. Khóa thẻ ngân hàng bằng ứng dụng Mobile Banking

Một số ngân hàng hiện phát triển ứng dụng Mobile Banking của họ trên điện thoại để người dùng có thể kiểm soát, quản lý tài khoản của mình, cùng với đó những ứng dụng này cũng có những tính năng khác để phục vụ nhu cầu chuyển tiền, thanh toán online... Trong đó có cả tính năng khóa thẻ tạm thời.

Chỉ cần đăng nhập số điện thoại đăng ký trên ứng dụng Mobile Banking sau đó vào mục Chi tiết thẻ ghi nợ hoặc trong mục Thẻ. Nếu thấy mục Khóa thẻ thì hãy bật lên là thẻ của bạn đã được tạm khóa.

Dưới đây là một vài ứng dụng Internet Banking

  • Tải Vietinbank iPay cho iOS
  • Tải Vietinbank iPay cho Android
  • Tải F@st Mobile cho iOS
  • Tải F@st Mobile cho Android
  • Tải Vietcombank cho iOS
  • Tải Vietcombank cho Android
  • Tải Maritime mBanking cho iOS

Những nguyên nhân dẫn đến việc lộ thông tin thẻ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc lộ thông tin thẻ, như mình đã nêu qua ở phần đầu, hiện có rất nhiều dạng lừa đảo khiến người dùng điền thông tin thẻ lên một biểu mẫu nào đó có liên quan đến việc trúng thưởng. Nên kẻ gian sẽ lợi dụng thông tin có được để chiếm đoạt số tiền có trong tài khoản.

Thứ hai là người dùng thường sử dụng thẻ từ, loại thẻ mà có dải băng đen ở mặt sau. Thẻ này có độ bảo mật thấp hơn so với thẻ chip EMV [loại thẻ có một miếng đồng nhỏ giống như trên thẻ SIM]. Thường thì thẻ chip EMV này có nhiều trên thẻ thanh toán quốc tế VISA, Mastercard.

Bạn nên sử dụng loại thẻ này bằng chính tài khoản ngân hàng của bạn để đảm bảo mức độ an toàn hơn, tuy nhiên nhược điểm của thẻ này là khi thanh toán qua máy POS sẽ không dùng đến mã PIN. Cho nên nếu ai nhặt được thẻ của bạn thì họ hoàn toàn có thể thanh toán online mà không cần mật khẩu, bạn nên giữ gìn cẩn thận loại thẻ này.

Cây ATM cũng là một nơi mà kẻ gian thường lấy thông tin thẻ từ đó, chắc hẳn bạn cũng biết rằng chúng thường lắp các thiết bị lấy thông tin thẻ trên cây ATM như lắp bàn phím giả, khe đưa thẻ vào và lấy mã PIN lẫn số thẻ từ đó. Nên khi đi rút tiền từ cây ATM thì bạn hãy để ý xem bàn phím và khe đưa thẻ vào có gì khác biệt không. Một lời khuyên nữa cho bạn là bạn nên sử dụng thẻ ATM để thanh toán thay vì sử dụng thẻ để rút tiền.

Đó là những cách mà bạn có thể bảo vệ thông tin thẻ ngân hàng của mình, ngoài những ứng dụng Mobile Banking hoặc Internet Banking thì người dùng còn có thể thanh toán qua các ứng dụng hỗ trợ thanh toán online như Zalo Pay.

Nhất là thanh toán qua mã QR, bạn chỉ cần liên kết tài khoản ngân hàng vào ứng dụng đó để sử dụng tính năng thanh toán quét mã QR. Xem thêm bài viết Cách liên kết thẻ ngân hàng với ZaloPay để chuyển/nhận tiền bằng mã QR để biết cách thanh toán bằng mã QR.

Xem thêm:

  • Thẻ ATM bị khóa có rút tiền, chuyển tiền vào được không?
  • Những thủ tục cần thiết khi đi làm thẻ ATM Vietcombank, Agribank, Techcombank, Vietinbank, BIDV
  • Mất thẻ ATM có bị mất tiền không, phải xử lý như thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề