Khung quản trị rủi ro là gì

Quản trị rủi ro ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong công tác quản trị chung của toàn tổ chức. Quản trị rủi ro phải được tích hợp ở mọi cấp độ trong tổ chức từ chiến lược, phòng ban, và từng hoạt động.

Để có được phương pháp quản trị rủi ro hiệu quả, các doanh nghiệp đặc biệt chú ý đến hiện thực 1 khung [framework] về quản trị rủi ro. Khung có đầy đủ các thành phần trọng yếu sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro. Việc tiến hành xây dựng khung quản trị rủi ro có thể tiến hành theo 3 phương pháp như: phương pháp các thành phần của quy trình [Process elements approach]; phương pháp dựa trên nguyên tắc quản trị rủi ro [principles of Risk Management]; và phương pháp mô hình trưởng thành [maturity model]. Dưới đây FMIT sẽ giới thiệu 3 cách tiếp cận cơ bản. Nội dung chi tiết có thể tham khảo khóa học quản trị rủi ro tổ chức bởi FMIT.

Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro được định nghĩa như là “một quy trình dùng nhận diện, đánh giá, quản lý, và kiểm soát những sự kiện hoặc tình huống có thể xảy ra để có những đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Một khung quản trị rủi ro toàn diện giúp đưa ra một mối liên kết từ đầu đến cuối [end-to-end] giữa mục tiêu, chiến lược, thực hiện chiến lược, rủi ro, các kiểm soát, và đảm bảo trong toàn bộ các cấp độ trong tổ chức.”

Quản trị rủi ro doanh nghiệp [ERM] là một thuật ngữ dùng chung. COSO định nghĩa nó là “một quy trình, bị ảnh hưởng bởi hội đồng quản trị của tổ chức, ban điều hành và các nhân sự khác, được vận dụng trong thiết lập chiến lược và trong toàn tổ chức, được thiết kế để nhận diện các sự kiện có thể xảy ra có ảnh hưởng đến tổ chức, và quản lý rủi ro bên trong khẩu vị, đưa ra sự đảm bảo hợp lý liên quan đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức.”

Đánh giá khung quản trị rủi ro

Những người thực hiện công tác đánh giá [ví dụ kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro] phải có phương tiện để đo hiệu quả vận hành của quản trị rủi ro trong tổ chức. Việc này có thể đạt được bằng cách xem xét các tiêu chí phản ảnh các phương diện của quy trình quản trị rủi ro [risk management process]. Tiêu chí sử dụng cần phải liên quan [relevant], tin cậy [reliable], dễ hiểu [understandable], và hoàn chỉnh [complete]. Việc tích hợp các quan sát này cho phép người đánh giá đưa ra được kết luận về mức độ trưởng thành [maturity] của hệ thống rủi ro trong tổ chức.

Chất lượng của quy trình quản trị rủi ro trong tổ chức phải được cải tiến theo thời gian. Việc hiện thực quản trị rủi ro hiệu quả - một hệ thống ERM thật sự - phải tốn thời gian trong nhiều năm. Một trong những tiêu chí quan trọng mà người đánh giá nên xem xét là có hay không một khung [framework] phù hợp được thiết lập trong tổ chức và có hay không phương pháp hệ thống cho hệ thống quản trị rủi ro. Sử dụng khung ISO 31000 hoặc COSO là một trong những cách xây dựng khung quản trị rủi ro phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay.

Phương pháp tiếp cận theo thành phần quy trình [process element approach]

Phương pháp này kiểm tra mỗi thành phần của quản trị rủi ro có được thiết lập hay không. ISO 31000 nhận diện 7 thành phần của quy trình quản trị lý rủi ro như sau:

1 – Truyền thông: quản trị rủi ro yêu cầu phải có cấu trúc truyền thông và tham vấn 1 cách liên tục với những người có ảnh hưởng bởi hoạt động của tổ chức.

2 – Thiết lập bối cảnh: Môi trường bên ngoài [chính trị, xã hội, v.v] và môi trường bên trong [mục tiêu, chiến lược, cấu trúc, đạo đức, nguyên tắc,v.v] của tổ chức và hoạt động phải được hiểu trước khi nhận diện rủi ro một cách đầy đủ.

3 – Nhận diện rủi ro: Nhận diện rủi ro nên là một quy trình chính thức, có cấu trúc để xem xét nguồn gốc rủi ro, lĩnh vực tác động, và sự kiện có thể xảy ra và nguyên nhân và hậu quả.

4 – Phân tích rủi ro: Tổ chức phải sử dụng 1 kỹ thuật chính thức để xem xét hậu quả và tần suất của từng rủi ro.

5 – Đánh giá rủi ro: Tổ chức phải có 1 cơ chế để sắp hạng mức độ trọng yếu của mỗi rủi ro từ đó thiết lập độ ưu tiên cho xử lý.

6 – Xử lý rủi ro. Quản trị rủi ro cần có quyết định hợp lý về cách xử lý rủi ro. Cách xử lý có thể là tránh rủi ro, chia sẻ rủi ro, quản lý rủi ro bằng cách sử dụng kiểm soát, chấp nhận rủi ro và không cần hành động gì.

7 – Giám sát và rà soát: Giám sát bao gồm kiểm tra tiến trình của kế hoạch xử lý, giám sát kiểm soát và hiệu lực của chúng, kiểm tra sự thay đổi của môi trường.

Phương pháp sử dụng nguyên tắc trọng tâm [Key Principles Approach]

Phương pháp này dựa trên khái niệm rằng để hiệu lực đầy đủ, bất kỳ quy trình quản trị rủi ro nào cũng phải thỏa mãn một tập cơ bản các nguyên tắc hoặc tính chất. ISO 31000 giới thiệu các nguyên tắc này trong phần 4 [Clause 4] như sau:

  • Quản trị rủi ro tạo lập và bảo vệ giá trị. Điều này hàm ý khi ứng dụng quản trị rủi ro một cách rõ ràng nhất thì giá trị tạo ra là cao nhất. Nó cũng khuyến nghị rằng một tập hợp các kỹ thuật ứng dụng nên được triển khai trong nhiều cấp độ của tổ chức.
  • Quản trị rủi ro là 1 thành phần không thể tác rời của các quy trình trong tổ chức. Quản trị rủi ro không nên chỉ được xem là thành phần thêm vào [add-on task].
  • Quản trị rủi ro là 1 phần của ra quyết định. Quyết định càng quan trọng, quy trình rủi ro càng phải rõ ràng.
  • Quản trị rủi ro giải quyết vấn đề không chắc chắn. Đánh giá rủi ro phải được lập tài liệu cho các lĩnh vực không chắc chắn và xem xét việc xử lý chúng 1 cách tốt nhất.
  • Quản trị rủi ro là phương pháp hệ thống, có cấu trúc, và kịp thời.
  • Quản trị rủi ro dựa vào thông tin có sẵn tốt nhất.
  • Quản trị rủi ro cần được điều chỉnh cho phù hợp bối cảnh
  • Quản trị rủi ro phải xem xét yếu tố con người và văn hóa tổ chức

Phương pháp mô hình trưởng thành [Maturity Model Approach]

Phương pháp mô hình trưởng thành dựa trên yêu cầu rằng chất lượng của quy trình quản trị rủi ro phải được cải tiến theo thời gian. Hệ thống quản trị rủi ro ít trưởng thành sẽ tạo ra ít giá trị hơn so với hệ thống trưởng thành.

Phương diện chính của phương pháp mô hình trưởng thành là liên kết kết quả quản trị rủi ro và tiến trình trong thực hiện kế hoạch rủi ro đến đánh giá kết quả và hệ thống quản lý. Các kết quả đầu ra từ hệ thống như vậy có thể được trình bày bởi quản lý cấp cao và hội đồng như là chứng cứ cho việc cải tiến quản trị rủi ro. Các thành phần của 1 hệ thống bao gồm:

Rủi ro trong doanh nghiệp là gì?

Rủi ro trong doanh nghiệp có thể được định nghĩa là một tình huống, sự kiện xảy ra có thể gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến việc phát triển và đạt được mục tiêu đã đề ra của một doanh nghiệp. Rủi ro được đánh giá dựa trên sự tác động và khả năng xảy ra của chúng đối với doanh nghiệp.

Thế nào là quản trị rủi ro?

Quản trị rủi ro là một vấn đề trọng tâm, cốt lõi và được quan tâm hàng đầu của hệ thống quản trị doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh hiệu quả. Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là một quy trình được thực thi bởi một hội đồng gồm các cơ quan cấp cao của doanh nghiệp,  những người quản lý điều hành, chuyên gia tài chính…được thiết lập để xác định những sự kiện, tình huống, vấn đề có thể tác động đến doanh nghiệp trong tương lai đồng thời quản lý, ngăn chặn, giới hạn các mức độ rủi ro để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu.

Vai trò và lợi ích của việc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp 

  1. Là yếu tố quan trọng mang lại thành công cho các dự án kinh doanh.

Hiểu về các yếu tố có thể mang đến bất lợi cho dự án, doanh nghiệp của mình chính là điều quan trọng trong tầm nhìn người kinh doanh. Hiểu được những rủi ro có thể xảy ra sẽ giúp bạn tránh được những thiệt hại không đáng có, có thêm thời gian lên kế hoạch ngăn chặn trước khi rủi ro xảy ra.

  1.  Công cụ hiệu quả trong việc đầu tư và phát triển kinh doanh.

Khi doanh nghiệp triển khai thành công khung quản trị rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp sở hữu một công cụ hữu ích hiệu quả để có thể tạo thêm những giá trị kinh doanh mới, những nguồn doanh thu mới, những dự án thành công và bảo toàn các giá trị cho các doanh nghiệp.

  1. Ngăn chặn dòng tiền được sử dụng phung phí.

Quản trị rủi ro sẽ cho thấy được cái nhìn bao quát toàn diện để có thể chỉ ra và loại bỏ những điều bất lợi, thừa thải không cần thiết trong doanh nghiệp để giảm tối đa chi phí đầu tư. Đồng thời quản trị rủi ro cũng có thể chỉ ra những chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư và phát triển doanh nghiệp.

  1.  Cơ sở để xác định thứ tự ưu tiên trong quản lý để sắp xếp công việc.

Quản trị rủi ro chính là cơ sở để xử lý các rủi ro chính trong doanh nghiệp để có thể tối ưu hóa nguồn lực doanh nghiệp, tối ưu hóa mối quan hệ rủi ro và lợi nhuận đồng thời giám sát một cách hiệu quả nhất các hoạt động của doanh nghiệp thông qua chỉ số rủi ro chính,…

Những lưu ý khi quản trị rủi ro

  1. Nghiên cứu những điều trong quá khứ có thể quản lý được hết tất cả những rủi ro.

Các nhà quản trị rủi ro thường sai lầm khi sử dụng những kết quả, nghiên cứu những điều đã xảy ra trong quá khứ để áp đặt đến vấn đề hiện tại.

Theo những nhiên cứu mới nhất, không có mối liên kết nào giữa những biến cố trong quá khứ và những điều có thể xảy ra trong tương lai, dù chúng có cùng điều kiện, cùng đối tượng nhưng cũng chưa chắc chúng xảy ra hoàn toàn như nhau và cách giải quyết cũng giống nhau.

  1. Không nghe những điều được cho là “không nên”.

Xem thêm:  Tổng hợp 3 cách bán hàng trên Zalo hiệu quả với thu nhập khủng

Những lời khuyên về “không nên” thường thiết thực hơn nhiều so với những lời khuyên về “nên”. Chính thái độ xem nhẹ lời khuyên cảnh báo những tiêu cực như thế khiến các công ty xem nhiệm vụ quản trị rủi ro là một phần việc hoàn toàn tách biệt với tìm kiếm lợi nhuận và dần xa rời bản chất vốn có của nó khi chỉ được thể hiện qua việc truy hồi về quá khứ và giải thích cho những hiện tượng đã xảy ra.

  1. Không có câu trả lời chính xác cho các rủi ro.

Rủi ro là một yếu tố luôn luôn thay đổi và biến hóa linh hoạt, chúng không bao giờ bất động và đợi chúng ta tìm thấy và tiêu diệt. Vì vậy các giả định, dự đoán về rủi ro cũng phải cập nhật và thay đổi thường xuyên để có thể bao quát hết những rủi ro có thể xảy ra trong nhiều thời điểm.

Tham khảo thêm các bài viết khác của WEBICO tại:

Đừng quên theo dõi WEBICO BLOG hoặc Fanpage của chúng tôi để luôn cập nhật những bài viết mới nhất! —

🌻 WEBICO – GIẢI PHÁP THIẾT KẾ WEB HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP 🌻

Video liên quan

Chủ Đề