Kỳ hạm là gì

Việc “soái hạm” Moskva của Nga bị đắm tại Biển Đen [Hắc Hải] thu hút sự chú ý của dư luận. Nguyên nhân bị đắm của nó vẫn chưa được xác định rõ ràng, cho dù một đoạn video ngắn xuất hiện trên mạng xã hội ngày 18/4 cho thấy nó bị hư hỏng nặng và bốc cháy vài giờ trước khi chìm hẳn.

Soái hạm Moskva neo đậu tại cảng Sébastopol ở Biển Đen, tháng 10/2013. Nguồn: REUTERS/STRINGER.  

Soái hạm Moskva là tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường. Chuyên gia về chiến hạm, ông Vincent Groizeleau, người Pháp, nói với tờ Le Point rằng, Moskva vốn vốn là niềm hãnh diện của hải quân Nga.

Trước đây nó có tên là “Slava”- có nghĩa là “Vinh quang”, trong tiếng Nga. Nó là một tàu chiến đồ sộ có trọng tải 12.500 tấn, dài 186 mét. Groizeleau cho rằng nó có thể mang tới 120 hỏa tiễn chống hạm và phòng không, cùng với đại bác, ngư lôi, các giàn phóng rốc-két. Nó cũng rất hiện đại với vô số cảm biến, thiết bị chiến tranh điện tử trong đó có các radar tầm xa để giám sát trên biển và trên không.

Soái hạm Moskva được Hải quân Nga đưa vào hoạt động từ 1982, có nghĩa là nó đã thuộc lớp vũ khí “già nua” và ít hiệu quả, nếu so với các lớp tàu ngầm mà quân đội Nga sau này tập trung đầu tư chế tạo. Tuy nhiên được thiết kế để tấn công hạm đội tàu sân bay đối phương, những chiếc soái hạm của Nga đều được xem là những “pháo đài nổi” trên biển.

Có thể kể tới một số tuần dương hạm nổi bật, trong đó có soái hạm đã “kết thúc sứ mệnh”, có soái hạm vẫn trong phiên chế của Hải quân Nga. Trước hết, đó là soái hạm hạng nặng mang tên Đô đốc Kuznetsov, hạ thủy năm 1985, đi vào vận hành năm 1995, dài 305m, với độ choán nước khoảng 65.000 tấn.

Nó có thể mang tới 40 máy bay chiến đấu, 24 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn 3K95, 8 tổ hợp pháo/tên lửa CIWS Kashtan và 6 tổ hợp pháo phòng không AK-630 30mm. Về năng lực tấn công, nó được trang bị 12 quả tên lửa siêu thanh chống hạm P-700 Granit nằm ngay dưới boong tàu.

Tên lửa Granit có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thường; kèm 2 tổ hợp rocket săn ngầm RBU-12000, tầm hoạt động 12 km.

Tiếp đến là soái hạm mang tên Peter Đại đế được coi là chiến hạm tấn công mạnh nhất thế giới. Con tàu cũng là thế hệ tàu chiến mặt nước hiếm hoi trang bị động cơ hạt nhân, giúp nó hoạt động liên tục trên biển và chỉ phải cập cảng khi thực phẩm hoặc đạn dược cạn kiệt.

Nó dài 252m và độ giãn nước 28.000 tấn. Peter Đại đế được xem là một pháo đài nổi, với mục đích tiêu diệt toàn bộ một hạm đội tàu sân bay đối phương, nên nó được trang bị rất nhiều vũ khí tấn công, nổi bật là 20 ống phóng tên lửa hành trình diệt hạm P-700 Granit, tầm bắn 625 km, mang theo đầu đạn nổ mạnh 750 kg hoặc đầu đạn nhiệt hạch có sức mạnh tương đương 25 quả bom nguyên tử ném xuống Nagasaki.

Bên cạnh các hệ thống đạn săn ngầm, tàu được trang bị tổ hợp phòng không S-300 Fort dành riêng cho Hải quân với 96 quả đạn 48N6E; kèm tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 3K95 mang theo hơn 100 quả đạn.

Một tuần dương hạm khác cũng vô cùng uy lực là Varyag - soái hạm thuộc Hạm đội Thái Bình dương, giúp Nga bảo vệ cửa ngõ phía Đông đất nước.

Tuần dương hạm Varyag thuộc lớp Slava giống tàu Moskva, hạ thủy tháng 7/1983, chính thức phiên chế trong lực lượng Hải quân Liên Xô [cũ] vào ngày 16/10/1989. Nó có lượng giãn nước 9.800 tấn cho tới 12.500 tấn. Tàu dài 186m, rộng 21m, cao 8,4m. Nhờ 2 động cơ turbin khí có công suất 130.000 mã lực, con tàu có khả năng di chuyển ở vận tốc 32 hải lý/ giờ, bán kính hoạt động hơn 13.000km.

Varyag được trang bị 16 tên lửa chống hạm P-1000 Vulkan trong 8 cụm ống phóng đặt song song hai bên thành tàu. Nó cũng được trang bị 64 tên lửa đối không tầm xa S-300 Fort trong 8 bệ phóng phía sau, kèm 4 tổ hợp phòng không tầm ngắn Osa-M.

Cuối cùng, không thể không nói tới soái hạm thuộc Hạm đội Baltic. Sovremenny được khởi đóng năm 1981, đi vào hoạt động chính thức năm 1992. Tàu có chiều dài 156m. Vũ khí chính của tàu là 8 tên lửa diệt hạm P-270 “Moskit”, có khả năng mang đầu đạn thông thường 300kg hoặc đầu đạn hạt nhân.

Sovremenny được trang bị 2 dàn phóng ngư lôi cỡ 533mm và 6 ống phóng tên lửa chống ngầm RBU-1000.

Bên cạnh đó là khả năng săn ngầm ưu việt nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của trực thăng Kamov KA-27 với tầm hoạt động lên đến 200km và dễ dàng phát hiện những chiếc tàu ngầm ẩn mình dưới lòng biển.

Bức ảnh được OSINTtechnical, tài khoản chuyên chia sẻ tin tình báo nguồn mở, đăng trên Twitter hôm nay cho thấy một chiến hạm đang bốc cháy và nghiêng sang bên trái. Khói đen bốc lên dữ dội từ tháp chỉ huy, trong khi muội than dọc thân tàu cho thấy một đám cháy lớn đã xảy ra bên trong.

Bức ảnh được cho là được một thành viên thủy thủ đoàn tàu cứu nạn chụp, nhiều khả năng là tàu kéo SB742 thuộc biên chế Hạm đội Biển Đen của Nga.

Andrew Roth, phóng viên Guardian phụ trách tin tức ở Moskva, cho biết đây có thể là bức ảnh đầu tiên về tuần dương hạm Moskva sau sự cố cháy nổ trên Biển Đen hôm 13/4. Ukraine tuyên bố đã sử dụng hai tên lửa diệt hạm Neptune để công kích tàu Moskva, trong khi Bộ Quốc phòng Nga cho hay con tàu bị nổ kho đạn sau một vụ cháy chưa rõ nguyên nhân.

Hình ảnh nghi là tuần dương hạm Moskva bốc khói đen sau khi trúng tên lửa Neptune của Ukraine. Ảnh: Twitter/Osinttechnical.

"Tôi chưa thể xác minh bức ảnh, nhưng đây là một tàu tuần dương lớp Slava và tôi không nghĩ rằng còn chiếc nào khác cùng loại bị phá hủy theo cách này", tài khoản OSINTtechnical viết.

Hải quân Nga đang sở hữu ba tuần dương hạm lớp Slava, trong đó hai tàu còn lại là Varyag và Đô đốc Ustinov đều đang ở Địa Trung Hải, không thể vào Biển Đen do Thổ Nhĩ Kỳ đã phong tỏa eo biển Bosphorus và Dardanelles.

OSINTtechnical sau đó đăng một bức ảnh chụp ở góc độ khác, cũng cho thấy chiến hạm này đang cháy với cột khói đen bốc lên dữ dội.

Hình ảnh nghi là tuần dương hạm Moskva bốc khói đen sau khi trúng tên lửa Neptune của Ukraine. Ảnh: Twitter/Osinttechnical.

Giới chức Nga và Ukraine đều chưa bình luận về bức ảnh, song Rob Lee, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Khoa Nghiên cứu Chiến tranh, Đại học Hoàng gia London, nhận định rằng đây nhiều khả năng là "bức ảnh xác thực về soái hạm Moskva sau khi nó bị tên lửa chống hạm Neptune của Ukraine tấn công".

Video được công bố sau đó dường như cũng trùng khớp với các bức ảnh này, khi cho thấy chiến hạm bốc cháy và ít nhất hai tàu hỗ trợ đang xuất hiện gần đó.

 

 

Xuất hiện ảnh nghi là soái hạm Nga cháy trên biển

Video nghi là tuần dương hạm Moskva sau khi trúng tên lửa Ukraine. Video: Twitter/Osinttechnical.

Bộ Quốc phòng Nga hôm 14/4 cho hay sau khi bị nổ kho đạn, tuần dương hạm Moskva đã được sơ tán thủy thủ đoàn và con tàu được kéo về cảng ở Crimea. Tuy nhiên, soái hạm này chìm sau đó không lâu do thân vỏ bị hư hại nặng nề và gặp sóng lớn.

Một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ xác nhận hai tên lửa Neptune của Ukraine đã đánh trúng chiến hạm Nga.

Arvydas Anusauskas, Bộ trưởng Quốc phòng Litva, một nước thành viên NATO, hôm 15/4 cho hay soái hạm Moskva đã gửi cuộc gọi báo nguy vào giữa đêm, sau khi bị nghiêng vào lúc 1h14 ngày 14/4.

"Sau nửa giờ, toàn bộ tàu mất điện. Từ 2h, tàu Thổ Nhĩ Kỳ đã sơ tán 54 thủy thủ khỏi tuần dương hạm. Đến khoảng 3h, Thổ Nhĩ Kỳ và Romania báo cáo tàu bị chìm hoàn toàn. Hiện chưa có thông tin thiệt hại về quân nhân Nga, dù trên tàu có 485 thủy thủ, trong đó có 66 sĩ quan", Anusauskas viết trên Facebook. Nga chưa bình luận về thông tin này.

Sự cố này được coi là tổn thất nghiêm trọng với lực lượng Nga, bởi Moskva là tàu chiến mặt nước có uy lực nhất trong khu vực, đóng vai trò soái hạm của Hạm đội Biển Đen và tham gia chiến dịch quân sự tại Ukraine ngay từ ngày đầu. Soái hạm bị chìm không chỉ ảnh hưởng đến năng lực tác chiến ở Biển Đen, mà còn là tổn thất lớn về mặt biểu tượng của hải quân Nga.

Chủ Đề