Ký hiệu của nhôm là gì

Mục lục

  • 1 HỆ THỐNG KÝ HIỆU CHO HỢP KIM NHÔM
      • 1.0.1 Số đầu tiên có các ý nghĩa sau.
      • 1.0.2 Ba số tiếp theo được tra theo bảng trong các tiêu chuẩn cụ thể.

Để ký hiệu các Nhôm Hợp Kim người ta thường dùng hệ thống đánh số theo AA (Aluminum Association) của Hoa kỳ bằng xxxx cho loại biến dạng và xxx.x cho loại đúc, trong đó:

Số đầu tiên có các ý nghĩa sau.

Loại biến dạng                                              Loại đúc
1xxx – nhôm sạch (≥ 99,0%),                     1xx.x – nhôm thỏi sạch thương phẩm,
2xxx – Al – Cu, Al – Cu – Mg,                       2xx.x – Al – Cu,
3xxx – Al – Mn,                                            3xx.x – Al – Si – Mg, Al – Si – Cu,
4xxx – Al – Si,                                              4xx.x – Al – Si,
5xxx – Al – Mg,                                            5xx.x – Al – Mg,
6xxx – Al – Mg – Si,                                     6xx.x – không có,
7xxx – Al – Zn – Mg, Al – Zn – Mg – Cu,        7xx.x – Al – Zn,
8xxx – Al – các nguyên tố khác                   8xx.x – Al – Sn.

Ba số tiếp theo được tra theo bảng trong các tiêu chuẩn cụ thể.

Để ký hiệu trạng thái gia công và hóa bền, các nước phương Tây thường dùng các ký hiệu sau.

  • F: trạng thái phôi thô,
  • O: ủ và kết tinh lại,
  • H: hóa bền bằng biến dạng nguội, trong đó
  • H1x (x từ 1 đến 9): thuần túy biến dạng nguội với mức độ khác nhau,
  • H2x (x từ 2 đến 9): biến dạng nguội rồi ủ hồi phục,
  • H3x (x từ 2 đến 9): biến dạng nguội rồi ổn định hóa,
  • T: hóa bền bằng tôi + hóa già, trong đó
  • T1: biến dạng nóng, tôi, hóa già tự nhiên,
  • T3: tôi, biến dạng nguội, hóa già tự nhiên,
  • T4: tôi, hóa già tự nhiên (giống đoạn đầu và cuối của T3),
  • T5: biến dạng nóng, tôi, hóa già nhân tạo (hai đoạn đầu giống T1),
  • T6: tôi, hóa già nhân tạo (đoạn đầu giống T4),
  • T7: tôi, quá hóa già,
  • T8: tôi, biến dạng nguội, hóa già nhân tạo (hai đoạn đầu giống T3),
  • T9: tôi, hóa già nhân tạo, biến dạng nguội (hai đoạn đầu giống T6).
  • (ngoài ra còn Txx, Txxx, Txxxx).

Nhôm và hợp kim nhôm

TCVN 1659-75 có quy định cách ký hiệu hợp kim nhôm được bắt đầu bằng Al và tiếp theo lần lượt từng ký hiệu hóa học của nguyên tố hợp kim cùng chỉ số % của nó, nếu là hợp kim đúc sau cùng có chữ Đ. Ví dụ AlCu4Mg là hợp kim nhôm chứa ~4%Cu, ~1%Mg. Với nhôm sạch bằng Al và số chỉ phần trăm của nó, ví dụ Al99, Al99,5.

Tham khảo chi tiết tại: https://g7m.vn/nhom/

Đăng nhập

Nhôm

Nhôm (bắt nguồn từ tiếng Pháp: aluminium, phiên âm tiếng Việt: a-luy-mi-nhôm)là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Al và số nguyên tử bằng 13. Nguyên tử khối bằng 27 đvC. Khối lượng riêng là 2,7 g/cm3. Nhiệt độ nóng chảy là 660oC. Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3 (sau ôxy và silic), và là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất. Nhôm chiếm khoảng 8% khối lớp rắn của Trái Đất. Kim loại nhôm hiếm phản ứng hóa học mạnh với các mẫu quặng và có mặt hạn chế trong các môi trường khử cực mạnh. Tuy vậy, nó vẫn được tìm thấy ở dạng hợp chất trong hơn 270 loại khoáng vật khác nhau. Quặng chính chứa nhôm là bô xít.

Nhôm có điểm đáng chú ý của một kim loại có tỷ trọng thấp và có khả năng chống ăn mòn hiện tượng thụ động. Các thành phần cấu trúc được làm từ nhôm và hợp kim của nó là rất quan trọng cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ và rất quan trọng trong các lĩnh vực khác của giao thông vận tải và vật liệu cấu trúc. Các hợp chất hữu ích nhất của nhôm là các ôxít và sunfat.

Mặc dù nó có mặt phổ biến trong môi trường nhưng các muối nhôm không được bất kỳ dạng sống nào sử dụng. Với sự phổ biến của nó, nhôm được dung nạp tốt bởi thực vật và động vật.

Thuộc tính

Nhôm là một kim loại mềm, nhẹ với màu trắng bạc ánh kim mờ, vì có một lớp mỏng ôxi hóa tạo thành rất nhanh khi nó để trần ngoài không khí. Tỷ trọng riêng của nhôm chỉ khoảng một phần ba sắt hay đồng; nó rất mềm (chỉ sau vàng), dễ uốn (đứng thứ sáu) và dễ dàng gia công trên máy móc hay đúc; nó có khả năng chống ăn mòn và bền vững do lớp ôxít bảo vệ. Nó cũng không nhiễm từ và không cháy khi để ở ngoài không khí ở điều kiện thông thường.

Sức bền của nhôm tinh khiết là 7–11 MPa, trong khi hợp kim nhôm có độ bền từ 200 MPa đến 600 MPa. Các nguyên tử nhôm sắp xếp thành một cấu trúc lập phương tâm mặt (fcc). Nhôm có năng lượng xếp lỗi vào khoảng 200 mJ/m2.

Nhôm phản ứng với nước tạo ra hydro và năng lượng:

2 Al + 6 H2O → 2 Al(OH)3 + 3 H2

Tính chất này có thể dùng để sản xuất hydro, tuy nhiên phản ứng này mau chóng dừng lại vì tạo lớp kết tủa keo lắng xuống,ngăn cản phản ứng xảy ra.

Khi ngâm trong dung dịch kiềm đặc, lớp màng này sẽ bị phá hủy theo phản ứng

Al(OH)3+NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Tiếp tục Al lại tác dụng với nước như phản ứng trên. Quá trình này lại diễn ra đến khi Al không bị hòa tan hết.

(Wikipedia)