Các dạng bài toán tỉ lệ nghịch lớp 5 năm 2024

  • Information
  • AI Chat

Was this document helpful?

Was this document helpful?

Các dạng bài toán tỉ lệ nghịch lớp 5 năm 2024

BÀI TOÁN TỈ LỆ THUẬN, TỈ LỆ NGHỊCH, BA ĐẠI LƯỢNG

Mục tiêu bài học

Học sinh ôn tập bài toán rút về đơn vị đã học từ chương trình lớp 3

Học sinh mở rộng kiến thức với dạng toán 3 đại lượng

  1. Bài toán rút về đơn vị loại 1 (tỉ lệ thuận)

V í dụ: 12 xe chở được 7 tấn hàng. Hỏi 60 xe thì chở được bao nhiêu tấn hàng?

Tóm tắt:

Bài giải:

12 xe: 7 tấn

60 xe:….tấn?

Cách 1: Rút về đơn vị

1 xe chở được số tấn hàng là:

7 : 12

\=

7 (tấn hàng)

12

60 xe chở được số tấn hàng là:

7  60  35 (tấn hàng)

12

Đáp số: 35 tấn hàng

Cách 2: Tìm tỉ số

N hận xét: Số xe càng nhiều thì số tấn hàng cũng càng nhiều (tỉ lệ thuận) vậy số xe

g ấp lên bao nhiêu lần thì số tấn hàng cũng gấp lên bấy nhiêu lần.

Bài giải

60 xe gấp 12 xe số lần là:

60 : 12 = 5 (lần)

60 xe chở được số tấn hàng là:

7 x 5 = 35 (tấn hàng)

Đáp số: 35 tấn hàng

Khác với chương trình lớp 3, ở lớp 5 các em đã được học thêm phân số, tỉ số

nên chúng ta có thêm cách giải thứ 2 của dạng toán này là “Tìm tỉ số”

Trước hết chúng ta sẽ giải theo cách rút về đơn vị của lớp 3, thông thường học sinh

sẽ chọn “danh từ” để rút về đơn vị (xe, hộp bút, cái bút, can nước, thùng dầu,…).

Một số bài xuất hiện hai “danh từ” như sau:

3 hộp có 12 cái bút > rút về 1 hộp bút

7 m2 trồng được 15 kg gạo > rút về 1 mét vuông

  • Home
  • My Library
  • Ask AI

Trong chương trình toán lớp 5, dạng toán về tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch là một trong các dạng toán quan trọng, đặc biệt hay xuất hiện trong các kỳ thi vào lớp 6 các trường chất lượng cao.

Để hỗ trợ các em học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức, chuẩn bị cho các kỳ thi vào lớp 6 các trường Hà Nội Amsterdam, THCS Cầu Giấy, THCS Thanh Xuân, THCS Nam Từ Liêm, THCS Lương Thế Vinh, THCS Nguyễn Tất Thành,... CLB EduNow giới thiệu đến các em học sinh bài viết về chuyên đề giải toán tỉ lệ thuận - tỉ lệ nghịch.

Hướng dẫn giải một số ví dụ:

Chú ý:

Tỉ lệ thuận thì nhân

Tỉ lệ nghịch thì chia

Lưu ý: số người luôn tỉ lệ nghịch với thời gian

  1. Bài toán tỉ lệ thuận:

Một ô tô trong 2 giờ đi được 90 km. Hỏi trong 4 giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki lô mét? Tóm tắt: 2 giờ -> 90 km 4 giờ ->.... km? Cách 1: Rút về đơn vị Trong 1 giờ ô tô đi được là: 90 : 2 = 45 (km) Trong 4 giờ ô tô đi được là: 45 x 4 = 180 (km) Cách 2 : Tìm tỉ số 4 giờ gấp 2 giờ số lần là: 4 : 2 = 2 (lần) Trong 4 giờ ô tô đi được là: 90 x 2 = 180 (km)

  1. Bài toán tỉ lệ nghịch:

Muốn đắp xong nền nhà trong 2 ngày, cần có 12 người. Hỏi muốn đắp xong nền nhà đó trong 4 ngày thì cần bao nhiêu người? (Mức làm của mỗi người là như nhau).

Tóm tắt: 2 ngày -> 12 người 4 ngày ->.... người? Cách 1: Rút về đơn vị Muốn đắp xong nền nhà trong 1 ngày, cần số người là: 12 x 2 = 24 (người) Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày, cần số người là: 24 : 4 = 6 (người) Cách 2 : Tìm tỉ số

4 ngày gấp 2 ngày số lần là: 4 : 2 = 2 (lần) Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày, cần số người là: 12 : 2 = 6 (người)

Lưu ý:

- Các dạng toán thường gặp: Toán công việc, toán năng suất lao động, toán chuyển động, ....

- Có hai phương pháp chính giải các bài toán dạng này: RÚT VỀ ĐƠN VỊ và TÌM TỈ SỐ.

- Tất cả các bài toán về tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch thì năng suất (mức làm, mức ăn, ....) là như nhau.

Làm sao để biết tỉ lệ thuận hay nghịch?

Tỉ lệ nghịch hiểu qua loa là hai đại lượng đối nghịch nhau, vd : Ta nói A và B là tỉ lệ nghịch với nhau nếu: A tăng lên (hay giảm đi) bao nhiêu lần thì B giảm đi (tương ứng tăng lên) bấy nhiêu lần. Tỉ lệ thuận : Hai đại lượng tỷ lệ thuận là khi đại lượng này tăng thì đại lượng kia cũng tăng và ngược lại.

Tỉ lệ thuận là gì lớp 5?

Tỉ lệ thuận là mối tương quan giữa hai đại lượng x và y theo một hằng số k mà trong đó sự gia tăng về giá trị của đại lượng thứ nhất bao nhiêu lần luôn kéo theo sự gia tăng tương ứng về giá trị của đại lượng thứ hai bấy nhiêu lần, và ngược lại.

Tỷ lệ nghịch là như thế nào?

Đại lượng tỉ lệ nghịch là gì? Nói một cách dễ hiểu: Hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau nếu đại lượng này giảm thì đại lượng kia lại tăng và ngược lại.

Hệ số tỉ lệ là gì?

Hệ số tỷ lệ được sử dụng để đo lường mối quan hệ giữa hai biến và xác định mức độ tương quan giữa chúng. Trong đó, X và Y là hai đại lượng cần tính hệ số tỷ lệ. X là đại lượng đầu tiên và Y là đại lượng thứ hai. Để hiểu rõ hơn về cách tính hệ số tỷ lệ, hãy xem một ví dụ minh họa.