Lãi suất tiền USD gửi ngân hàng

Một trong những băn khoăn của các khách hàng hiện nay khi gửi tiết kiệm đó chính là nên gửi tiết kiệm USD hay là bằng VND. Thực chất giữa hai mệnh giá khác nhau chắc chắn sẽ có sự chênh lệch lớn về tỉ giá, đối với người dân thì có vẻ thích gửi tiết kiệm USD vì nếu quy ra VND thì có khả năng sinh lời cao hơn. Hãy cùng thử tìm hiểu xem liệu hình thức gửi tiết kiệm nào là phù hợp hơn bạn nhé!

Gửi tiết kiệm bằng USD không được khuyến khích

Thực chất theo quy định của NHNN thì việc người dân dự trữ đồng USD nhiều quá thì sẽ gây ra mất cân bằng tiền tệ. Bản thân NHNN luôn cố gắng duy trì sự ổn định của tỷ giá ngoại tệ. Do đó việc dự trữ USD để có thể đưa vào sổ tiết kiệm cũng là một vấn đề tương đối nan giải. Do mức lãi suất được ban hành cho USD tương đối thấp, chỉ khoảng 1% vì thế không có nhiều cơ hội cho người dân có thể gửi tiết kiệm bằng USD một cách dễ dàng. Nhìn chung các ngân hàng vẫn khuyến khích người dân dùng tiền VND để gửi tiết kiệm, không chỉ có mức lãi suất hấp dẫn mà còn được nhiều hỗ trợ hơn từ phía ngân hàng. Thực tế, việc gửi tiết kiệm bằng USD có khá nhiều rủi ro. Bởi đây không phải là đồng tiền chính thống của việt nam nên các yếu tố bên ngoài cũng khá ảnh hưởng đến nó.

Nên gửi tiết kiệm bằng VND, còn USD thì hãy tận dụng từ việc chênh lệch tỉ giá

Tiết kiệm là một hình thức đầu tư lâu dài nhưng thu lời khá thấp, chính vì thế tốt nhất các khách hàng đừng nên chọn USD để gửi tiết kiệm mà hãy sử dụng chính đồng VND. Còn đối với những ai muốn kiếm lợi nhuận từ ngoại tệ thì hãy biết cách chờ đợi những biến động tỉ giá để tranh thủ bán kiếm lời. Đó là cách dễ dàng nhất cho bạn để kiếm lời từ đồng USD mà không phải mất công dùng sổ tiết kiệm. Bởi vì nếu ngân hàng quy định mức lãi suất tiền gửi USD là 0% [căn cứ theo quy đinh hiện hành] thì số tiền bạn nhận được khi đáo hạn so với số tiền ban đầu bạn gửi tiết kiệm có khi tương đương nhau, hoặc là bạn cũng sẽ bị lỗ bởi vì có thể tỉ giá sẽ tăng. Nhưng nhiều người vẫn tin rằng giá USD sẽ luôn ổn định hơn giá VND. Đó là rủi ro về mặt tỉ giá hối đoái nên bạn khó có thể kiểm soát được.

Các ngân hàng đang ngày càng kêu gọi gửi tiết kiệm bằng VND

Bạn sẽ nhận được rất nhiều hỗ trợ hấp dẫn của ngân hàng khi gửi tiết kiệm tiền Việt. Đó không chỉ là mức lãi suất hấp dẫn, mà đó còn là những gói tiết kiệm khác nhau phù hợp với từng nhu cầu và các ưu đãi, quà tặng cực kỳ giá trị.

Ngân hàng số Timo và gói gửi tiết kiệm dài hạn cũng hiện nay cũng khá nổi bật với lãi suất 7.4%/năm cho kỳ hạn một năm. Bên cạnh đó, gói gửi tiết kiệm ngắn hạn của Timo chỉ cần số tiền tối thiểu là 100.000 đồng với lãi suất dao động từ 3,90%/năm đến 6,70%/năm cũng là một cách gửi tiết kiệm phù hợp với mọi người. Khách hàng nhận xét đây là mức lãi suất cạnh tranh thêm vào sự tiện lợi khi sử dụng ứng dụng Timo để quản lý sổ tiết kiệm yếu tố khiến khách hàng chọn lựa gói gửi này.

Tổng hợp tất cả điều này có nghĩa khi bạn gửi tiết kiệm bằng VND trong tương lai gần sẽ chỉ có lợi mà dường như không có rủi ro về giá trị VND. Vì thế, lời khuyên của Timo đưa ra là bạn nên gửi tiết kiệm bằng VND sẽ là một vụ đầu tư hiệu quả hơn bạn nhé!

Timo Term Deposit – Gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Lãi suất tiết kiệm cao, cạnh tranh

Thủ tục mở sổ đơn giản, nhanh chóng

Chia nhỏ sổ tiết kiệm, rút vốn linh hoạt, bảo toàn lãi suất

Tất toán sổ online, tiền vốn và lãi chuyển ngay vào thẻ

Tiết kiệm càng dài. Lãi suất càng cao ngay trên ứng dụng Timo!

VCBL - Tiên phong trong lĩnh vực Cho thuê Tài chính tại Việt Nam

NHNN cần nhanh chóng xem xét, điều chỉnh lại chính sách chống đô la hóa của mình theo hướng hợp lý hơn, bằng những biện pháp hữu hiệu hơn những chính sách và biện pháp như hiện tại.

Mới đây, Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước [NHNN] Lê Đức Thúy đã chỉ ra 2 vấn đề liên quan đến chính sách hạ lãi suất tiền gửi USD về 0% hồi cuối năm 2015 của NHNN. Một là huy động ngoại tệ vẫn nhiều hơn cho vay. Điều này chứng tỏ găm giữ ngoại tệ trong dân đang tăng lên, việc đưa lãi suất USD về 0% cũng không làm giảm nhu cầu tích trữ ngoại tệ của thị trường. Chứng minh cho nhận định này, ông Thúy cho biết trong năm 2014, vốn huy động ngoại tệ chỉ tăng ở mức 4,7% so với năm trước, nhưng trong năm 2015, con số này đã tăng lên 14,3%, mức tăng gấp 3 lần. Trong khi đó, vốn huy động VNĐ có chiều hướng giảm tốc khi chỉ tăng 16,3% so với năm 2014, trong khi năm trước đó, con số này là 19,3%. Hai là, trong khi vốn huy động USD tăng, người dân và doanh nghiệp lại có xu hướng dịch chuyển tiền gửi ngoại tệ từ có kỳ hạn sang không kỳ hạn. Rõ ràng, cùng một mức lãi suất bằng 0, việc gửi không kỳ hạn linh động hơn rất nhiều cho người găm giữ ngoại tệ. Việc này gây ra vấn đề các ngân hàng không phải lúc nào cũng huy động đủ vốn ngoại tệ để cho vay. Hai nhận định trên của ông Thúy được đánh giá là rất xác đáng, chỉ rõ mặt trái và sự kém hiệu quả của chính sách lãi suất tiền gửi USD trên của NHNN. Mặt khác, nguyên Thống đốc NHNN Lê Đức Thúy đưa ra thắc mắc: “Tại sao trong bối cảnh lãi suất USD huy động trong dân là 0%, một ngân hàng Việt Nam lại phải đi vay ngoại tệ từ bên ngoài”. Cụ thể là ông Thúy đề cập đến việc một ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam mới đây phải vay 200 triệu USD từ Đài Loan. Trong câu hỏi đã có câu trả lời! Thực ra, câu trả lời cho thắc mắc trên của ông Thúy đã có phần lớn ở ngay trong hai nhận định trên của ông. Thứ nhất, do tâm lý găm giữ ngoại tệ của người dân đã tăng lên, sẽ càng có ít người dân muốn bán USD nắm giữ thành tiền đồng để gửi vào hệ thống ngân hàng hưởng lãi, dù lãi suất tiền gửi bằng tiền đồng cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi USD [đã xuống còn 0% từ cuối năm 2015], trong khi tỷ giá tiền đồng thì được trấn an là sẽ không có biến động mạnh nữa, nhất là kể từ khi NHNN đưa ra cơ chế tỷ giá trung tâm biến động hàng ngày. Thứ hai, nếu người dân có gửi USD vào hệ thống ngân hàng thì họ chỉ gửi không kỳ hạn, có nghĩa là họ có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không bị ràng buộc bởi bất cứ điều kiện nào có hại cho họ. Từ hai điều trên có thể thấy rằng do tác động bất lợi gây ra bởi chính sách lãi suất tiền gửi USD 0% của NHNN nên hệ thống ngân hàng Việt Nam đã không nhận được một lượng USD cần thiết từ nguồn tiền gửi của dân cư [và cả doanh nghiệp] để đáp ứng nhu cầu cho vay hoặc kinh doanh trong nước. Quan trọng không kém, lượng tiền gửi USD của dân cư và doanh nghiệp trong nước nếu có thì đã bị rút ngắn thời hạn, hầu hết thành không kỳ hạn, thay vì có kỳ hạn như trước khi NHNN ra chính sách hạ lãi suất tiền gửi USD về 0%. Trong bối cảnh nguồn cung USD ở trong nước bị sụt giảm còn kỳ hạn gửi thì bị cắt ngắn, có rủi ro bị rút ra bất cứ lúc nào, các ngân hàng rất khó có thể cân đối được số lượng và kỳ hạn giữa vốn huy động và vốn cho vay. Nên thường khi có nhu cầu về USD các ngân hàng thương mại [và doanh nghiệp] buộc phải tìm đến nguồn cung thương mại từ bên ngoài, và điều này giải thích tại sao có ngân hàng phải sang Đài Loan vay 200 triệu USD như nói ở trên. Chưa hết, như báo chí đã đưa tin, nhiều ngân hàng hiện nay vẫn “đi đêm” với khách hàng có lượng tiền gửi USD đáng kể, thông qua "chào mời" trả lãi suất cho khoản tiền gửi của họ mà không thể hiện trên sổ sách để khó bị phát hiện bởi lực lượng thanh tra của NHNN. Khi các ngân hàng vẫn phải trả lãi cho nguồn USD huy động trong nước thì đương nhiên ở đầu ra, ví dụ là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, các ngân hàng này cũng phải tính lãi suất cho vay [cao hơn] khi họ cho vay các ngân hàng khác. Tương tự như vậy với các doanh nghiệp khi phải đi vay USD từ ngân hàng thương mại trong nước. Do đó, đôi khi vay từ nước ngoài lại rẻ hơn và/hoặc vay được nhiều hơn nếu so với chỉ trông chờ vào nguồn cung USD hữu hạn trong nước vốn đã bị thắt chặt thêm và làm biến dạng kỳ hạn một cách không thể lên kế hoạch sử dụng được bởi chính sách lãi suất tiền gửi ngoại tệ 0% của NHNN.

Cũng qua những phân tích về những tồn tại và bất hợp lý như trên, NHNN cần nhanh chóng xem xét, điều chỉnh lại chính sách chống đô la hóa của mình theo hướng hợp lý hơn, bằng những biện pháp hữu hiệu hơn những chính sách và biện pháp như hiện tại.

Bạn có một khoản tiền USD [Đô-la Mỹ] và đang có ý định gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, bạn vẫn chưa nắm rõ được những thông tin xung quanh việc gửi tiết kiệm USD như các hình thức gửi tiết kiệm, nên gửi tiết kiệm USD hay VND, hay lãi suất tiết kiệm USD của ngân hàng nào là cao nhất. Trong bài viết này, OCB sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích xung quanh chủ đề gửi tiết kiệm USD và lãi suất tiết kiệm USD.

Gửi tiết kiệm USD là hình thức gửi tiết kiệm tại ngân hàng bằng đồng ngoại tệ đô la Mỹ [USD] thay vì sử dụng tiền Việt Nam [VND]. Thực tế, việc gửi tiết kiệm bằng USD đang được coi là một xu thế và ngày càng được mọi người lựa chọn. Đối tượng chính gửi tiết kiệm USD là những người trẻ, những người có thu nhập bằng USD và mong muốn khoản tiền của mình có thể sinh lời bằng cách gửi tiết kiệm.

Có 2 hình thức gửi tiết kiệm USD phổ biến tại Việt Nam:

Hình thức gửi tiết kiệm thường bằng USD cũng giống như hình thức gửi tiết kiệm thường bằng VND. Người gửi sẽ lựa chọn thời hạn gửi tiết kiệm theo mong muốn như kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 1 năm,... với mức lãi suất ổn định được cung cấp từ phía ngân hàng ngay từ lúc ban đầu.


Lưu ý: Trong trường hợp chưa tới hạn rút tiền nhưng người gửi muốn đáo hạn, thì khoản đó vẫn được hưởng theo mức lãi suất không kỳ hạn.

Thông thường, người gửi sẽ được nhận lãi khi đến kỳ hạn rút. Tuy nhiên, với hình thức gửi tiết kiệm nhận lãi trả trước, người gửi sẽ nhận được lãi ngay khi hoàn thành thủ tục gửi tiền tiết kiệm USD.

Các ngân hàng tại Việt Nam thường cung cấp dịch vụ gửi tiết kiệm VND và USD. Thông thường, khi gửi tiết kiệm VND, người gửi sẽ được hưởng lãi suất tiết kiệm dao động từ 0,10 đến 7,00%. Tuy nhiên, mức phí gửi tiết kiệm bằng USD tại các ngân hàng Việt Nam thường là 0%. Vậy có nên gửi tiết kiệm USD hay không khi việc gửi ngoại tệ USD tại ngân hàng được áp mức lãi suất 0%?

Thực tế, mặc dù mức lãi suất tiết kiệm USD là 0% nhưng rất nhiều người gửi tiết kiệm USD tại ngân hàng. Đồng đô la Mỹ - USD luôn là một đồng ngoại tệ phổ biến trên thế giới với mức bình ổn giá rất tốt.


Tỷ giá của đồng USD hiện nay đang ngày một tăng và góp phần giúp khách hàng nhận được khoản lời từ việc chênh lệch tỷ giá. Tuy nhiên, nhà nước không khuyến khích việc gửi tiết kiệm USD với mục tiêu bảo đảm giá trị của đồng VNĐ. Tình trạng người dân dự trữ hay sở hữu quá nhiều USD sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng tiền tệ và gây nên những ảnh hưởng không nhỏ tới giá trị của VND. Chính vì vậy, nếu bạn có sẵn tiền USD và mong muốn đầu tư dài hạn thì có thể tham khảo hình thức gửi tiết kiệm USD với kỳ vọng cao về tỷ giá chuyển đổi. Trong trường hợp bạn mong muốn đầu tư ngắn hạn với mức lãi suất cao lên đến 7% và hạn chế những chi phí như chuyển đổi ngoại tệ, thì gửi tiết kiệm VND là lựa chọn hợp lý.


Thực tế, hầu hết các ngân hàng đều đang áp dụng mức lãi suất tiết kiệm USD là 0%. Chính vì vậy, bạn không cần lo lắng quá nhiều về vấn đề chênh lệch giá trị lãi suất giữa các ngân hàng mà hãy cân nhắc về mức độ an toàn, bảo mật của các dịch vụ ngân hàng. Bạn nên chọn những ngân hàng có uy tín, mức độ bảo mật thông tin cao, và luôn sẵn sàng hỗ trợ khi gặp vấn đề trục trặc về tài khoản tiết kiệm.


Ngân hàng TMCP Phương Đông là một trong những ngân hàng cung cấp dịch vụ gửi tiết kiệm USD với thủ tục đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Với OCB, khách hàng có thể gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn ở một nơi và rút tiền tại bất kỳ chi nhánh hay phòng giao dịch nào của OCB.


Dịch vụ tiết kiệm USD của ngân hàng OCB có các gói gửi tiết kiệm không kỳ hạn hoặc kỳ hạn từ 1 tháng đến 12 tháng với mức lãi suất là 0%/ năm. Khách hàng có thể dễ dàng mở sổ tiết kiệm USD tại ngân hàng OCB với số tiền tối thiểu là 50 USD - một con số hợp lý hơn rất nhiều các ngân hàng khác tại Việt Nam.

Đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, giải pháp gửi tiết kiệm USD có kỳ hạn tại OCB sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn tiền nhàn rỗi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng hợp đồng tiền gửi này để bảo đảm vay vốn và bảo lãnh cho bên thứ 3 tại OCB.


Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng quát về lãi suất tiết kiệm USD. Thực tế, mức lãi suất này sẽ duy trì ở mức 0%/ năm. Tuy nhiên, hãy lựa chọn những ngân hàng an toàn, bảo mật nếu bạn có dự định gửi tiết kiệm USD để đầu tư dài hạn với sự chênh lệch tỷ giá đồng đô la mỹ. Chính vì vậy, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ những thông tin về các gói gửi tiết kiệm USD cho doanh nghiệp và cá nhân tại OCB nhé. Chắc chắn đây sẽ là một lựa chọn an toàn cho con đường đầu tư lâu dài của bạn.

Video liên quan

Chủ Đề