Làm sao để ăn không phát ra tiếng

Nghệ thuật ăn uống !

Thứ ba - 23/08/2011 23:44

Chuyện ăn tưởng chừng như rất đơn giản, ăn gì chả được, ăn cách nào chả xong. Nhưng ăn thế nào cho có Văn hóa thì lại là một vấn đề lớn mà ở các nước người ta rất chú ý, và giáo dục trẻ em ngay từ lúc nhỏ.

Đồ ăn ngon là phải thưởng thức tế nhị và nhẹ nhàng, chứ đâu phải bản nhạc để các chị em vô tư "hoà âm"?

  • Nghe hội đàn ông than thở mà sốc óc: Hóa ra thói quen nhổ lông nách của chị em đôi khi đáng sợ và vô duyên đến thế!
  • Cuối năm đi bar, pub tất niên nhất định phải nhớ 6 luật ngầm sau để tình anh em bạn bè không sứt mẻ và bản thân chúng ta vẫn thanh lịch, tinh tế
  • Đây là cách chê bai văng tục bằng cổ văn, nội dung "sấm sét" nhưng câu chữ vô cùng thanh lịch

Từ trước đến nay, để đánh giá nhân cách một ai đó, chúng ta có thể nhìn vào "tướng ăn" của họ. Cổ nhân có câu "Từ chi tiết nhỏ nhìn ra trí tuệ lớn", vậy nên ăn uống cũng chẳng phải ngoại lệ. Nhưng thực tế thì thật ngang trái, nhiều chị em chẳng hề nhận ra cái "nết ăn" của mình đang thực sự khiến người khác khó chịu. Đã vậy, họ còn coi nó như một chuyện hết sức bình thường, đáng để tôn vinh!

Một trong số đó phải kể tới thói nhai "nhóp nhép", "chóp chép"... nói chung là phát ra âm thanh kỳ dị trong khi ăn.

"Nhóp nhép", "chóp chép" thành tiếng: Cái nết đánh chết cái đẹp!

Hiểu một cách đơn giản, nhai thành tiếng là một hành động quá mức vô tư của rất nhiều người nói chung chứ chẳng riêng gì chị em phụ nữ. Họ thoải mái dùng miệng nhai thức ăn rất bỗ bã, không kiêng dè bất cứ ai xung quanh. Đa phần cũng là do thói quen từ lâu nhưng lười sửa, hoặc cố tình không muốn sửa.

Ảnh minh hoạ.

Đồ ăn là để cảm nhận bằng vị giác, từng cung bậc chua cay mặn ngọt đắng sẽ dần dần thẩm thấu vào đầu lưỡi. Nhưng hẳn một vài người muốn thấm thía cái vị ngon ấy hơn nên nhai quá sức... thô bạo, nhồm nhoàm phát ra tiếng.

Nhiều chị em đã nhai "chóp chép" lại còn không ngại bao biện cho tính xấu của mình. Họ cho rằng phải ăn như vậy mới thực sự là ngon, là tôn trọng công sức của người nấu. Khi đến nhà người khác hoặc đi ăn với ai đó, để bày tỏ lòng thành kính với đối phương, bắt buộc phải "chóp chép" càng lớn thì mới cho người kia biết họ nấu ăn ngon thế nào. Dù ăn không ngon, vẫn cứ phải "giả trân" và ra sức để nhai mạnh.

Chưa hết, vài năm gần đây, trào lưu làm clip Mukbang ASMR đang cực thịnh hành trên các nền tảng MXH. Các chị lại vịn vào cớ này, muốn học theo thần thượng để ăn phát ra tiếng nó mới quyến rũ, đúng điệu! Có không ít chị em đã lấy chồng rồi nhưng vẫn nhai cơm rồm rộp, ăn sợi bún soàn soạt trước mặt cả người lớn. Hỏi thì lại cứ trả treo "Vậy mới đúng kiểu ăn sành của dân Vlogger!"

Chớ nên bắt chước thói quen nhai thành tiếng trong các Mukbang Vlog. [Ảnh minh hoạ]

Ngoài ra, cũng chẳng thiếu gì những cô nàng cho rằng mình không thể thua kém đàn ông "ăn to nói lớn" mà quên đi mất ý nghĩa thực sự của thành ngữ này. "Ăn to nói lớn" tức là ăn một cách dứt khoát, nói một cách đàng hoàng, chứ nào có phải là ăn nhồm nhoàm, chóp chép và tạo ra âm thanh lặp đi lặp lại liên tục đâu?

1001 khoảnh khắc ngượng chín mặt, muốn "độn thổ" của cánh đàn ông khi chị em hồn nhiên "thả cửa mồm"

Tất nhiên việc nhai thành tiếng khi ăn một mình chẳng sao, nhưng nó lại gây quá trời phiền toái cho cánh đàn ông chúng tôi khi ngồi chung mâm đấy!

Nhai đồ ăn thiếu ý tứ, phát ra tiếng còn có thể làm bắn thức ăn ra ngoài. Phương Đông - một anh chồng 30 tuổi ở Hà Nội còn tâm sự, ngại nhất mỗi lần đi ăn sáng với vợ ở hàng phở, hàng bún. Cô vợ thì cứ húp xùm xụp, nhai chóp chép không thôi vì muốn thưởng thức trọn vẹn cái nóng hổi, thơm ngon của tô phở tô bún. Thành ra Đông lúc nào cũng phải ngồi cách vợ tới hơn nửa mét vì sợ thức ăn từ miệng vợ sẽ phi thẳng vào bát của mình.

Ảnh minh hoạ.

Nhưng đó chưa phải màn "kinh dị" nhất! Một anh chàng khác là Đức Hiếu chia sẻ vợ mình thích ăn mấy đồ cuốn, gói chấm gia vị. Đồ ăn vợ nấu thì ngon, nước chấm chuẩn vị khó ai sánh bằng, ngặt nỗi chị ta nhai mạnh đến mức lúc nào cũng vương vãi ra xung quanh. Có lần, chỉ cắn một miếng thôi mà phun hết nước mắm vô mặt chồng.

Nói tóm lại, nhai thành tiếng kiểu "chóp chép", "nhóp nhép" cực kỳ dễ khiến mất lòng người xung quanh. Đến chồng con trong nhà còn khó chịu, thử hỏi khi ra nơi công cộng sẽ còn làm bao người khác phiền toái?

Thôi thì để kết lại cho những câu chuyện về vấn đề muôn thuở nhai "chóp chép", "nhóp nhép", hãy cùng xem chàng Vlogger "Eaten By Long" chia sẻ về thói quen kém duyên này hút hàng ngàn lượt thả tim trên MXH nhé!

Vlogger Eaten by Long chia sẻ về thói quen nhai thành tiếng "kém duyên". [Nguồn: Instagram nhân vật]

Tuyến bài "Thanh lịch lắm nữa" - Những hành động thường ngày của phái mạnh, phái yếu đôi khi gây "nhức mắt" với đối phương, từ đây sinh ra mâu thuẫn, khúc mắc trong cuộc sống. Cùng lắng nghe góc nhìn của mỗi bên để xem liệu có cách nào giải quyết không nhé!

Nghe hội đàn ông than thở mà sốc óc: Hóa ra thói quen nhổ lông nách của chị em đôi khi đáng sợ và vô duyên đến thế!

Những quy tắc cư xử của người Nhật mà bạn nên biết -Quy tắc cư xử trong ăn uống

  • Twitter
  • Facebook
  • Pin it
  • LinkedIn
  • Pocket
  • Copy

Tùy vào mỗi quốc gia và khu vực mà những quy tắc cư xử hằng ngày cũng khác nhau, và đất nước Nhật Bản cũng có rất nhiều quy tắc cư xử riêng mà bạn không thể tìm thấy được ở những quốc gia khác. Những quy tắc này chính là một phần của văn hóa Nhật Bản, phản ánh lịch sử độc đáo, lối sống và quan điểm của con người Nhật Bản, đồng thời cũng chính là kết quả của sự cố gắng luôn muốn người khác có thể cảm thấy vui vẻ, thoải mái của người Nhật. Khi chưa quen với những quy tắc này, có lẽ bạn sẽ hơi hoang mang, lúng túng đấy. Bởi lẽ, ngay cả người Nhật đôi khi cũng tự cảm thấy rằng những quy tắc của họ thật phức tạp và tự hỏi điều này có phải hơi quá hay không cơ mà!

Tuy nhiên, khi người Nhật nhìn thấy người nước ngoài đang cố gắng làm quen với những quy tắc của họ, họ sẽ rất vui và dễ dàng mở lòng hơn đấy. Bởi lẽ điều đó khiến họ cảm thấy rằng văn hóa của họ được tôn trọng và bạn đang cố gắng để hiểu và hòa nhập với họ.

Vì lí do trên, tôi xin giới thiệu với các bạn những quy tắc cư xử đặc trưng của người Nhật mà các bạn nên biết. Quy tắc đầu tiên mà tôi sẽ giới thiệu với các bạn sau đây chính là “quy tắc cư xử trong ăn uống".

Contents

  • 1. Quy tắc cư xử cơ bản trong ăn uống
    • 1.1. Đừng quên nói “Itadakimasu" và “Gochisosama"
    • 1.2. Chú ý đến chỗ ngồi
    • 1.3. Không được bỏ lại đồ ăn thừa
    • 1.4. Không phát ra tiếng động khi ăn
  • 2. Cách cầm đũa và bát đĩa khi ăn
    • 2.1. Có rất nhiều những quy tắc nhỏ trong cách cầm đũa
    • 2.2. Dùng tay không cầm đũa để bưng chén/đĩa của mình lên khi ăn
    • 2.3. Không đặt khuỷu tay lên bàn khi ăn
  • 3. Quy tắc riêng cho từng món ăn
    • 3.1. Cách ăn những món ăn cơ bản của Nhật Bản
    • 3.2. Canh, súp
    • 3.3. Cơm
    • 3.4. Sashimi
    • 3.5. Cá nướng
    • 3.6. Món hầm
    • 3.7. Tempura
    • 3.8. Sushi
    • 3.9. Xiên que
    • 3.10. Sashimi cá nóc

Quy tắc cư xử cơ bản trong ăn uống

Đừng quên nói “Itadakimasu" và “Gochisosama"

Trước khi ăn, người Nhật thường nói “Itadakimasu" và hơi cúi đầu một chút, còn sau khi ăn họ sẽ nói “Gochisosama". Ngoài ra, cũng có nhiều người vừa nói vừa chắp tay trước ngực, tương tự như bức ảnh phía trên. Người Nhật nói hai câu nói trên để gửi gắm sự biết ơn đối với những người đã làm ra món ăn và ân huệ của trời đất đã ban cho họ món ăn này.

Chú ý đến chỗ ngồi

Đối với chiếc bàn thấp như trong hình trên thì chỗ ngồi phía trong và chỗ ngồi sát tường được gọi là “kamiza", tức là chỗ ngồi dành cho những người lớn hơn hoặc có địa vị cao. Khi đi ăn cùng bạn bè thì bạn không cần phải để ý quá nhiều đâu, nhưng nếu bạn đi ăn cùng khách hoặc cấp trên thì bạn phải nhường vị trí “kamiza" cho khách hoặc cấp trên của bạn và bản thân bạn thì ngồi ở vị trí dành cho người thấp hơn, được gọi là “shimoza". Đây chính là quy tắc về chỗ ngồi khi ăn uống đấy.

Không được bỏ lại đồ ăn thừa

Ở những quốc gia khác, việc bạn để lại một ít đồ ăn được xem là chuyện bình thường đúng không nào? Thế nhưng, ở Nhật, bạn phải ăn hết tất cả đồ ăn trong chén của mình và đó chính là một quy tắc cư xử. Vì vậy mà bạn hãy cố gắng ăn hết phần ăn của mình, kể cả một hạt cơm cũng không chừa như hình trên nhé! Để chén dĩa sau khi ăn trông sạch sẽ tươm tất nhất có thể, hãy gom hết xương cá lại một chỗ, việc này sẽ tạo ấn tượng tốt đối với người khác đấy. Tất nhiên là trong trường hợp bạn không thể ăn nổi, bạn có thể nói với đối phương rằng “Xin lỗi, tôi thật sự rất no nên xin phép được chừa lại số đồ ăn này.", thì đối phương sẽ thông cảm với bạn.

Không phát ra tiếng động khi ăn

Có rất nhiều người cảm thấy khó chịu với những âm thanh “chóp chép" phát ra khi nhai thức ăn trong miệng. Vì vậy mà khi nhai thức ăn, bạn cố gắng đừng phát ra tiếng động nhé! Thêm vào đó, việc bạn nói chuyện khi có thức ăn trong miệng sẽ vô tình khiến cho người đối diện có thể nhìn thấy bên trong miệng của bạn, thật không thoải mái chút nào. Vậy nên, chỉ nói chuyện khi miệng không có đồ ăn thôi nha.

Cách cầm đũa và bát đĩa khi ăn

Có rất nhiều những quy tắc nhỏ trong cách cầm đũa

Các cầm đũa như hình trên thường được cho là cách cầm đũa đúng nhất. Nhưng sẽ thật khó nếu bạn không quen với cách cầm này phải không nào? Vậy thì bạn hãy cố gắng bắt chước nó càng giống càng tốt.

Trên thực tế, có rất nhiều quy tắc nhỏ cho việc cầm đũa đấy. Chẳng hạn như, các bạn nên tránh những việc sau đây bởi nó được coi là vi phạm quy tắc.
● Sau khi cầm đũa lên rồi thì lại lúng túng không biết mình muốn gắp gì
● Không được dùng lưỡi để liếm đũa
● Không được dùng đũa đâm, xiên vào thức ăn
● Không được dùng đũa để chuyền thức ăn cho đũa của người khác
● Mặc dù luôn có đũa dùng chung trên các đĩa thức ăn nhưng bạn nên gắp thức ăn bằng đũa riêng của mình

Dùng tay không cầm đũa để bưng chén/đĩa của mình lên khi ăn

Khi đưa cơm hoặc thức ăn vào miệng, bạn hãy nâng chén, đĩa hoặc tô của mình lên ngang ngực và ăn nhé. Việc cố gắng ngồi thẳng lưng hết mức có thể khi ăn cũng được cho là một quy tắc trong ăn uống. Và tất nhiên là đối với những loại chén bát lớn như khi ăn ramen hoặc cơm cà ri thì bạn không cần phải nâng chúng lên khi ăn đâu.

Không đặt khuỷu tay lên bàn khi ăn

Điều này dường như có liên quan đến phong tục Nhật Bản thời xa xưa. Ngày xưa, người Nhật không sử dụng bàn ăn như bây giờ mà thường đặt đồ ăn lên trên một cái bục thấp, được gọi là mâm, vì vậy mà họ không thể để khuỷu tay lên mâm trong lúc ăn được. Đó chính là lý do mà cho đến nay vẫn có rất nhiều người cảm thấy khó chịu với việc chống khuỷu tay lên bàn để lấy đồ ăn.

Quy tắc riêng cho từng món ăn

Cách ăn những món ăn cơ bản của Nhật Bản

Khi ăn ở nhà riêng hoặc nhà của một ai đó thì bạn hầu như không cần phải để ý nhiều, nhưng đối với một bữa ăn như hình trên , được gọi là “moriawaseryori" thì món ăn được tỉ mỉ bày biện sao cho vị của món ăn sẽ đậm dần từ trái sang phải. Vì vậy, khi ăn moriawaseryori thì bạn nên bắt đầu thưởng thức từ những món ăn phía bên trái. Và thay vì chỉ tập trung ăn một vài món nhất định, bạn hãy thử ăn nhiều món ăn khác nhau xen kẽ với cơm và canh, sẽ ngon lắm đấy!

Canh, súp

Thay vì để nguyên bát canh trên bàn và ăn, hãy dùng bàn tay không cầm đũa để nâng bát canh lên ngang ngực và thưởng thức bạn nhé. Nếu bát canh của bạn có nắp, hãy giữ bát bằng tay trái rồi dùng tay phải xoay nắp theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, bạn hơi nghiêng nắp một chút để phần nước trên nắp chảy vào canh rồi lật ngửa nắp và đặt trên bàn trước khi thưởng thức món canh.

Cơm

Khi xới cơm, bạn không nên xới một bát quá đầy mà chỉ nên bới đến khoảng 7~8 phần bát cơm thôi. Ăn cơm cũng giống như ăn canh, bạn phải dùng tay bưng bát cơm lên và ăn nhé. Bạn cũng đừng gắp các đồ ăn khác chất lên chén cơm và dùng thay cho đĩa nhé.

Sashimi

Trong một hỗn hợp sashimi thì thường có rất nhiều loại như là cá thịt trắng, cá thịt đỏ, nghêu, sò, … các bạn nên bắt đầu ăn từ món có vị nhạt nhất. Tức là chúng ta sẽ ăn theo thứ tự cá thịt trắng ⇒ nghêu, sò ⇒ cá thịt đỏ. Khi sử dụng wasabi, bạn có thể cho nước tương vào đĩa gia vị và cho thêm wasabi vào, nhưng như vậy thì bạn sẽ không thể thưởng thức được vị nguyên bản của wasabi và sashimi. Thay vào đó, bạn hãy cho một ít wasabi lên trên miếng sashimi, sau đó chấm vào nước tương và thưởng thức, đó mới chính là cách ăn đúng nhất.

Cá nướng

Cách cơ bản nhất để thưởng thức món cá nướng chính là bắt đầu ăn từ phía bên trái của con cá. Bạn cũng có thể chừa lại phần da cá. Đối với những phần cá nướng có cả đầu và đuôi như hình trên, sau khi ăn một mặt của con cá thì mọi người thường lật cá lại để ăn mặt sau, nhưng như vậy là vi phạm quy tắc đấy nhé. Tốt hơn hết là sau khi ăn hết một mặt của cá, bạn hãy dùng đũa gỡ phần xương ở chính giữa ra và ăn nốt phần còn lại. Phần da và xương còn lại của cá, bạn hãy tém gọn lại trên đĩa nhé.

Món hầm

Cách tốt nhất để thưởng thức những món hầm chính là ăn những miếng ở ngoài trước rồi sau đó ăn những miếng phía bên trong. Nếu miếng hầm quá to, bạn có thể dùng đũa để chia nó thành những miếng nhỏ vừa miệng. Phần nước còn lại bạn có thể bưng bát lên và húp trực tiếp đấy.

Tempura

Với những phần tempura như hình trên thì người chế biến đã sắp xếp kỹ lưỡng sao cho những miếng tempura có vị nhạt hơn sẽ ở phía trước và những miếng có vị đậm đà hơn ở phía sau. Vì vậy mà các bạn nhớ thưởng thức theo thứ tự các miếng từ ngoài vào trong, chứ đừng đảo lộn trật tự lên nhé. Hãy gắp từng miếng một, chấm một ít nước tương và thưởng thức.

Sushi

Ở những quán ăn cao cấp, mọi người thường sẽ ăn từng miếng sushi bằng tay, nhưng nếu có đũa thì bạn nên dùng đũa nhé. Khi ăn, các bạn nhớ phải thật cẩn thận để phần cơm không bị rơi ra nha. Ngoài ra, không chỉ phần đồ ăn phía trên mà cả phần cơm bạn cũng có thể chấm vào nước tương và wasabi đấy. Nhưng phải cẩn thận khi dùng đũa chấm phần cơm vào nước tương để không bị rơi rớt nhé!

Xiên que

Khi dùng các món thịt xiên, gà xiên nướng ở các quán ăn có vẻ sang trọng, bạn nên dùng đũa tách phần thịt ra khỏi xiên , sau đó gắp từng miếng một để thưởng thức. Tuy nhiên, trong các quán rượu hay quán thịt nướng bình dân, bạn hoàn toàn có thể cầm xiên trên tay và ăn trực tiếp.

Sashimi cá nóc

Với món sashimi cá nóc được bày biện như hình trên, để giữ cho món ăn không bị xáo trộn, hãy gắp từng miếng từ phía trong nhé. Đừng vì món ăn có vị nhạt mà ăn nhiều miếng cùng một lúc nhé, bạn hãy từ từ thưởng thức từng miếng từng miếng một. Tôi khuyên các bạn nên thử đặt hành và gia vị lên miếng sashimi, sau đó cuốn lại và thưởng thức, như vậy thì món ăn sẽ vừa ngon miệng lại còn đẹp mắt nữa.

Các bạn thấy sao nào? Thật ra, trong bài viết này cũng bao gồm những quy tắc mà ngay cả người Nhật cũng có nhiều người không biết đến nữa đấy! Vì vậy mà các bạn cũng đừng suy nghĩ là mình phải thực hiện tất cả những quy tắc trên một cách hoàn hảo nhé. Chỉ cần bạn cố gắng hết mình là được. Và quan trọng hơn hết, thưởng thức những món ăn một cách ngon miệng và vui vẻ chính là cách cư xử tốt nhất!

Nhật Bản đó đây,Tham quan du lịch,Thức ăn,Văn hoá - Phong tụcNhà hàng,quy tắc cư xử

Video liên quan

Chủ Đề