Làm sao để biết dư ối hay thiếu ối

Chiều qua có bệnh nhân khám thai than thở “mấy hôm nay trời nóng quá – em không uống nhiều nước không biết con em có thiếu nước ối không?”. Rồi run rủi thế nào – nước ối nó ít thiệt. Lòng chẳng mấy an vì dự đoán sắp có status kiểu “em khám thai tại BV X – bác sĩ nói tại em ít uống nước mà nước ối của em sắp cạn rồi” – rồi thì sẽ có những “cơn sốt” trong thế giới của những bà mẹ mang thai. Chẳng may thêm báo nào giật tít “Đừng vì mẹ uống nước ít mà con bị cạn nước ối”… Thôi thôi, viễn cảnh dù tưởng tượng hơi lố cũng ghê quá. Vậy là ngồi viết cái bài này.

Nước ối ít [Thiểu ối]

Bình thường, thể tích nước ối khoảng 1 lít lúc thai khoảng 36 tuần, giảm khoảng 100 – 200 ml trước sinh. Trong một vài trường hợp, thể tích giảm nhiều so với lượng trung bình này, đôi khi chỉ còn vài 5-10ml thôi, trong trường hợp này được gọi là vô ối. Rất ít khi một thai kỳ bình thường bị giảm ối sớm, nếu có thì “không mấy vui”. Nếu giảm trước sinh 1-2 tuần thì bớt lo ngại hơn.

Làm sao bác sĩ biết nước ối đủ hay không?

Biết chứ – đo bằng siêu âm. Trong siêu âm có một phần bắt buộc phải đo là chỉ số ối [hay được ghi tắt là AFI – amniotic fluid index]. Để đo chỉ số này, bác sĩ chia cái bụng của mẹ bầu ra làm bốn phần bằng một đường ngang và một đường dọc giữa, đo khoang ối của bốn phần này, cộng lại nó ra AFI [nói vậy chứ cũng khó đo lắm, vì chọn chỗ đó cho đúng mới được]. Thai 16 – 41 tuần, bình thường AFI khoảng chừng 12-16, đây là trị số trung bình.

Nước ối giảm hay ít khi thai còn nhỏ

Trường hợp này lo ngại nhiều cho thai, vì chỉ có khoảng ½ trường hợp là phát triển đủ đến trưởng thành. Bác sĩ sẽ tìm xem thai có dị tật hệ tiết niệu hay thai có thận hay không. Không gian quanh bé quá chật chội đôi khi làm hệ xương bị biến dạng. Nếu thấy ra dịch âm đạo nhiều, bất thường, bạn phải báo cho bác sĩ khám thai, vì có thể bị rỉ ối làm ối cứ giảm dần giảm dần.

Một số bất thường liên quan thiểu ối

  • Từ phía thai: bất thường nhiễm sắc thể, dị tật bẩm sinh, thai chậm phát triển, rỉ ối…
  • Từ bánh nhau: nhau bong, hội chứng truyền máu song thai.
  • Từ mẹ: cao huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường.
  • Từ thuốc: ức chế tổng hợp prostaglandin, ức chế men chuyển [trong điều trị cao huyết áp].
  • Và…vô căn [tức là không biết tại sao].

Một số dị tật bẩm sinh liên quan đến thiểu ối

[Phần này nó hơi khó hiểu, vì từ ngữ chuyên môn, nếu cần giải thích, mình sẵn lòng trả lời riêng]

  • Hội chứng dải sợi ối
  • Dị tật tim: tứ chứng Fallot, thông liên thất
  • Bất thường nhiễm sắc thể: tam nhiễm 18, hội chứng Turner
  • Loạn sản ổ nhớp
  • Bệnh lý bẩm sinh hệ niệu: bất sản thận, loạn sản thận, …
  • Nhược giáp
  • Hội chứng truyền máu song thai
  • Con nhiều nữa, nhưng hiếm hơn các bệnh lý kể trên nhiều lắm, dù mấy thứ kể trên cũng khá ít gặp rồi.

Nước ối giảm sau 34 tuần: Khi AFI 2000ml, bạn được xếp vào hàng “khá giả” – dư ối, hạn hữu, trên 3000 ml, bạn được gọi là “khá bất thường” – đa ối. Cứ 1000 bà mẹ mang thai, có 10 người dư ối, trong số 10 người đó, hết 8 người chỉ tăng mức độ nhẹ, 1,5 người [tại con số thống kê nó vậy] tăng trung bình và 0,5 người tăng quá nhiều [mức độ nặng].

Nước ối từ đâu mà ra?

Trong nửa đầu thai kỳ, nước ối được tạo thành từ da thai nhi và một phần từ máu mẹ. Nguồn quan trọng hơn là từ chính em bé, khoảng sau tuần thứ 20 trở đi. Lúc này, bé biết nuốt, biết đi tiểu và những hoạt động này giúp điều hoà nước ối. Nghe ghê thiệt, vừa tự tiểu, vừa tự uống trong một cái “bể bơi cá nhân” – nhưng không sao đâu – tại cái bể này được bao bọc và bảo vệ bởi màng ối nên không có con vi trùng nào chui vào, nước đảm bảo “vô trùng và ngon lành”. Nếu cái quy trình tự điều hoà này hỏng hóc đâu đó, ví dụ như không nuốt mà tiểu nhiều, thì dư. Chỉ riêng trường hợp mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường kèm theo đa ối là khó giải thích. Dễ hiểu nhất là vầy, mẹ đường huyết tăng cao làm đường trong máu con cũng tăng, khi đường máu tăng người ta đi tiểu nhiều, nên nước ối cũng nhiều. Nghe nó “đơn sơ” vậy đó mà thật sự là vậy.

Làm sao biết mình bị nhiều nước ối quá?

Dễ thấy nhất là bụng quá to so với những thai phụ cùng tuổi thai. Không tính những bà mẹ chưa đọc bài dinh dưỡng trong thai kỳ, ráng ăn cho thiệt nhiều làm tăng cân quá mức, nếu thấy bụng to nhanh, khó thở…thì nên kiểm tra ối. Trong một số trường hợp nặng, bà mẹ nhiều khi phải nằm đầu cao hay phải ngồi mới ngủ được. Lúc này nên gặp bác sĩ khám thai sớm rồi! Thông tin này bổ sung không mang ý hù doạ, nhưng cũng có trường hợp được báo cáo là vỡ tử cung do đa ối nặng – cực hiếm. Nếu có nguy cơ nào đi kèm như đa thai, từng mổ trên tử cung…bạn nên trao đổi với bác sĩ của mình về lịch theo dõi thai định kỳ cũng như dự phòng khả năng mổ lấy thai sớm.

Làm sao để chẩn đoán?

Đo ối bằng siêu âm. Cách đo AFI mình đã giải thích rồi. Còn nếu nhiều ối mà chưa thấy bác sĩ khám thai tầm soát tiểu đường thì tham vấn thêm ý kiến bác sĩ. Thật ra thì tầm soát tiểu đường là việc nên làm nhưng không phải bắt buộc. Tìm hiểu thông tin là tốt, tuy nhiên y khoa không có gì tuyệt đối. Hôm nay, phương pháp điều trị đó còn được xem là “đầu tay” thì ngày mai nó thành “cuối tay” là bình thường. Vì vậy, mình không hề khuyến khích bạn phải thế này – phải thế kia, làm bác sĩ đang khám cho mình “bối rối”. Khi mình bị bối rối vì bệnh nhân hỏi sao không làm giống bác sĩ này, bác sĩ nọ, mình buồn mất mấy ngày. Nhiều khi không giải thích được đâu! Nên nhớ nha, “hỏi ý kiến” thôi nha.

Thai bị ảnh hưởng như thế nào khi nhiều nước ối?

  • Về phía thai: nguy cơ thai bất thường nhiễm sắc thể, nhau bong non, tăng hồng cầu…
  • Về phía mẹ: tiểu đường thai kỳ, băng huyết sau sinh, đi tiểu nhiều lần [do tử cung to quá chèn ép bàng quang bên cạnh]… Hai yếu tố ngại nhất là phải mổ lấy thai và mẹ bị tiểu đường.

Điều trị như thế nào

  • Rất may là hầu hết những trường hợp tăng mức độ nhẹ và trung bình thì không cần điều trị. Nếu có ối vỡ thì tuỳ tuổi thai và tình trạng thai bác sĩ sẽ chọn mổ lấy thai hay theo dõi cho bạn sinh tự nhiên. Những phương pháp như nằm nghỉ tuyệt đối, sử dụng thuốc lợi tiểu, giảm muối trong chế độ ăn hoàn toàn không có hiệu quả điều trị tin cậy.
  • Nếu khó thở nhiều, đau bụng, bạn đến bệnh viện ngay để được theo dõi.
  • Chọc ối: để điều trị những trường hợp nặng. Dùng kim chọc xuyên qua bụng để rút bớt ối. Kỹ thuật này thực hiện tại bệnh viện. Cách làm – phức tạp quá – mình không bàn nha.
  • Điều trị bằng thuốc: thuốc tên là Indomethacin. Cách dùng và liều dùng: để dành cho bác sĩ. Nếu bạn quan tâm, mình sẽ trả lời riêng. Lý do: không muốn để bệnh nhân của mình loạn thông tin.

Chúc bạn một ngày “vừa đủ” – vừa đủ vui, vừa đủ yên bình!

Tài liệu tham khảo

Đa ối và dư ối đều là tình trạng lượng nước ối nhiều hơn mức bình thường. Tuy nhiên đa ối và dư ối có khác nhau không vẫn là câu hỏi nhiều mẹ bầu thắc mắc. Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Vai trò quan trọng của nước ối với thai nhi

Nước ối có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi

Trong tuần thứ 2 của thai kỳ, túi ối bắt đầu được hình thành trong tử cung của mẹ. Nước ối là môi trường chất lỏng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi:

– Là chiếc đệm nước êm ái bảo vệ thai nhi trước tác động bên ngoài.

– Điều hòa thân nhiệt cho bé.

– Giúp bé trao đổi nước và chất điện giải với mẹ.

– Giúp thai nhi di chuyển dễ dàng hơn trong tử cung.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, lượng nước ối sẽ thay đổi khoảng 350 – 375 ml mỗi giờ thông qua sự thẩm thấu của thành mạch và sự bài tiết của màng ối.

Qua từng giai đoạn của thai kỳ, lượng nước ối cũng sẽ có sự thay đổi. Ở tam cá nguyệt thứ nhất, nước ối sẽ giống với huyết tương của mẹ và đẳng trương. Bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, nước ối sẽ tăng dần và dừng lại khi bước sang ba tháng cuối thai kỳ. Vào thời điểm tuần 37, lượng nước ối trong tử cung của mẹ bắt đầu giảm. Càng gần ngày sinh, lượng nước ối càng giảm nhanh hơn.

2. Đa ối và dư ối có khác nhau không?

Các em bé sinh từ mẹ bầu đa ối thường có cân nặng lớn hơn mức bình thường

Tất cả những bất thường thừa hay thiếu nước ối đều ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Dư ối và đa ối đề chỉ tình trạng nước ối nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, đa ối và dư ối được dùng để phân biệt hai trạng thái thừa ối khác nhau về lượng.

2.1. Lượng ối bình thường

Chỉ số nước ối dao động từ 300 đến 800 ml tương đương với chỉ số  AFI từ 6 – 18cm.

2.2. Mẹ bầu dư ối

Lượng nước ối trong khoảng 800 – 1500ml. Chỉ số AFI tương đương là 12 – 25 cm. Trong trường hợp này mẹ bầu có thể yên tâm và chỉ cần theo dõi, điều chỉnh thông qua chế độ ăn nghỉ để nước ối trở về bình thường.

2.3. Mẹ bầu đa ối

Lượng nước ối nhiều hơn 1500ml. Chỉ số AFI tương đương trên 25cm. Mẹ bầu bị đa ối có thể gây ra nhiều dị tật cho thai nhi, cần theo dõi và điều trị

3. Nhận biết dư ối và đa ối

Hầu hết các trường hợp dư ối  rất khó nhận biết. Các trường hợp đa ối thường diễn ra từ từ và biểu hiện mang thai to bất thường. Tuy nhiên để chính xác mẹ bầu phải thăm khám bác sĩ. Với tình trạng đa ối cấp, mẹ bầu có thể nhận biết rõ ràng thông qua một số dấu hiệu như:

– Thường xuất hiện nhiều nhất khi thai nhi từ tuần 16 đến 20.

– Bụng to lên nhanh chóng kèm theo biểu hiện đau nhức đột ngột.

– Mẹ bầu khó thở, không thể ngồi.

– Chân tay bị phù nặng, tiểu niệu,…

Siêu âm là cách kiểm tra chính xác lượng ối có ở mức bình thường hay không

4. Những nguy hiểm cho mẹ và bé khi đa ối

Khi nước ối gia tăng gây đa ối, mẹ và bé cũng sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong thai kỳ:

– Đa ối khiến túi ối căng, áp lực lên màng ối lớn. Nguy cơ vỡ màng ối lúc này là rất cao. Bên cạnh đó, màng ối căng gây tác động lên nhau thai, có thể dẫn đến bong nhau bất cứ lúc nào gây sảy thai, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ.

– Mẹ bầu đa ối có tỷ lệ thai nhi ngôi ngang, ngôi ngược hoặc gặp phải các trường hợp không thuận lợi cho việc vượt cạn.

– Tình trạng sa dây rốn là biến chứng nguy hiểm của đa ối. Dây rốn bị sa trước ngôi thai, sa ra ngoài âm đạo khiến suy thai cấp.

– Theo thống kê, mẹ bầu đa ối có tỷ lệ băng huyết sau sinh rất cao.

– Đa ối ảnh hưởng đến quá trình vượt cạn. Phần lớn mẹ bầu sẽ không thể sinh thường do: nguy cơ vỡ màng ối đột ngột, thai nhi cân nặng lớn, ngôi thai không thuận,….Chính vì thế, mẹ bầu thường được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn khi điều kiện sinh thường không đảm bảo.

5. Nguyên nhân của đa ối và dư ối

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thừa nước ối. Theo thống kê, có tới 91% các ca đa ối nặng liên quan tới bệnh lý, song chỉ có 17% trong các ca đa ối nhẹ không liên quan tới bệnh lý nào. Các nguyên nhân bệnh lý thường gặp dẫn đến đa ối là:

5.1.  Rối loạn di truyền và dị tật thai nhi

Các bệnh lý di truyền gây nên đa ối gồm có:

– Dị tật liên quan phản xạ nuốt của thai như hẹp thực quản, hẹp tá tràng;rối loạn hệ thần kinh trung ương [dị tật ở hộp sọ, khuyết tật ống thần kinh,…]

– Dị tật ở thận: hội chứng Bartter, chức năng nang thận và thận bị rối loạn.

– Rối loạn nhiễm sắc thể, phổ biến gây hội chứng Down [ trisomy 21], hội chứng Edward [trisomy 18].

– Hội chứng truyền máu song thai. Theo thống kê 15% bà mẹ mang song thai gặp tình trạng đa ối ở thai nhận máu. Thai nhi này thường sẽ bị sinh non và tiên lượng xấu.

5.2. Nguyên nhân do mẹ bầu

Ngoài các nguyên nhân do dị tật thì các bệnh lý ở mẹ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đa ối, dư ối:

– Mẹ bầu bị tiểu đường. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến dư ối, đa ối. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi lượng đường huyết tăng cao sẽ khiến tăng thẩm thấu ở thai nhi gây ra dư ối và đa ối.

– Mẹ bầu bị nhiễm khuẩn trong thai kỳ. Nhiễm khuẩn thai kỳ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây thương tổn bánh rau có thể dẫn tới tình  trạng gia tăng ối.

– Ngoài ra, mẹ bầu bị u mạch máu màng đệm, nhiễm virus [viêm gan B, rubella, ….] đều có thể dẫn đến tình trạng đa ối.

6. Cần làm gì khi mẹ bầu bị đa ối và dư ối?

Một khoảnh khắc của mẹ bầu sau sinh mổ tại BV ĐKQT Thu Cúc

Mẹ bầu bị dư thừa nước ối là tình trạng khá phổ biến ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Mẹ cần phát hiện sớm những bất thường để có các phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên dư ối và đa ối thường không có biểu hiện bên ngoài nên rất khó để phát hiện. Cách tốt nhất để theo dõi lượng ối là thực hiện đầy đủ các mốc khám thai định kỳ. Trong quá trình siêu âm, các bác sĩ sẽ giúp mẹ kiểm tra lượng ối có ổn định hay không. Từ đó đưa ra lời khuyên hoặc phương án điều trị phù hợp:

– Trong trường hợp dư ối ở mức bình thường mẹ sẽ được tư vấn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Trong đó, mẹ cần bổ sung lượng nước đủ mỗi ngày. Bên cạnh đó, chế độ ăn cần giảm lượng muối. 

– Mẹ bầu tiểu đường cần giảm lượng đường bột, chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đồng thời kết hợp với các phương pháp điều trị được chỉ định.

– Trong trường hợp mẹ bầu đa ối, cần theo dõi thường xuyên và liên tục để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra. Mẹ bầu bị đa ối cấp [lượng nước ối tăng đột ngột], các bác sĩ có thể chỉ định chọc hút ối để giảm bớt áp lực lên màng ối. 

– Trong trường hợp đa ối nhưng đã đủ điều kiện sinh, mẹ bầu có thể được kích thích để sinh luôn.

7. Kết luận

Về bản chất, đây đều là tình trạng lượng ối nhiều hơn bình thường. Dư ối có thể hiểu chính là giai đoạn nhẹ của đa ối. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên duy trì thói quen tích cực, xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp với thể trạng và sức khỏe của mình. Song song với đó, cần thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi liên tục sức khỏe.

Video liên quan

Chủ Đề