Làm sao để biết mình đang bị stress

Stress và trầm cảm đều có triệu chứng mệt mỏi, chán nản. Tuy nhiên chúng lại là 2 bệnh lý khác nhau, gây ảnh hưởng khác nhau đến đời sống tinh thần của người bệnh.

Note: nếu như bạn cảm thấy mình đang bị stress nặng và chưa có cách đối phó hiệu quả. Hãy thao khảo sự tư vấn từ bác sĩ tâm lý, bác sĩ tâm lý sẽ chia sẻ cho bạn cách để giảm stress và tăng cường sức khỏe.  Hãy liên hệ tới bác sĩ theo số 1900 1246 hoặc hotline 0886006167 hãy chia sẽ với chúng tôi

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia [khoa Y] - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

===

Stress và trầm cảm khác nhau như thế nào?

Bệnh stress [hay còn gọi là căng thẳng] là phản ứng của cơ thể trước một sự kiện hoặc tình huống gây áp lực cả về thể chất và tinh thần. Trong khi đó, bệnh trầm cảm là một rối loạn tâm thần, làm thay đổi các hoạt động chức năng của não.

Các dấu hiệu bệnh trầm cảm giai đoạn nhẹ có thể có nhiều nét tương đồng với bệnh stress. Căng thẳng có thể được khắc phục bằng cách thay đổi lối sống, tuy nhiên người bị trầm cảm có thể cần phải điều trị, chăm sóc đặc biệt để trở lại trạng thái bình thường. Những thay đổi tâm lý và thể chất khi bị trầm cảm là do các thay đổi hóa học bên trong của não bộ. Điều này khiến các triệu chứng của bệnh trầm cảm xảy ra nghiêm trọng và kéo dài lâu hơn căng thẳng, stress.

Các dấu hiệu phân biệt căng thẳng và trầm cảm

1. Rối loạn giấc ngủ

Những người bị bệnh stress và trầm cảm đều gặp vấn đề với giấc ngủ. Người bị căng thẳng có thể trải qua tình trạng hoàn toàn tỉnh táo hoặc ngủ quá nhiều như một cách trốn tránh các vấn đề gây căng thẳng sắp xảy ra. Riêng với trầm cảm, người bệnh có thể mắc các vấn đề rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Tuy nhiên, cho dù có ngủ trong nhiều giờ liền, người trầm cảm vẫn có cảm giác mệt mỏi, uể oải.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

[Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19]

_____________________________

2. Cảm giác quá sức hoặc tuyệt vọng 

Căng thẳng, stress xảy ra khi một người làm việc quá sức hay không đủ khả năng đối phó với các tình huống nào đó trong cuộc sống. Với trầm cảm, người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn chán và tuyệt vọng trong bất kì tình huống.

3. Khó khăn trong việc giải quyết công việc

Căng thẳng có thể khiến bạn làm việc không hiệu quả hoặc làm việc tốt hơn, còn tùy thuộc vào cách bạn giải quyết tình huống. Ngược lại, với người bị trầm cảm, họ thường có xu hướng gặp khó khăn khi đưa ra các quyết định, không giữ được sự tập trung, làm việc không hiệu quả kể cả khi nhận được sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Những người bị trầm cảm nhẹ có thể sẽ vẫn làm việc được nhưng hiệu suất công việc giảm sút

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

[Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19]

_____________________________

Dấu hiệu stress và những nguy cơ khi bị stress lâu dài

Căng thẳng là một phản ứng của cơ thể đối với các tình huống có hại hoặc quá tải của bản thân. Khi người bệnh cảm thấy áp lực đè nén thì một phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể sẽ cho phép người bệnh chống lại những áp lực này. Căng thẳng stress cũng từ đó mà xuất hiện. Trong phản ứng căng thẳng nhịp tim của người bệnh tăng nhanh, thở nhanh, cơ thắt chặt , huyết áp tăng lên, cơ thể sẵn sàng hành động để bảo vệ mình… Tuy nhiên không phải căng thẳng là điều không tốt hoàn toàn. Ở trạng thái nhẹ, căng thẳng sẽ giúp người bệnh hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao, một số trường hợp còn giúp người bệnh mạnh mẽ và trưởng thành hơn.

[Tìm hiểu chi tiết về khái niệm stress trong bài viết: Stress là gì? Làm cách nào đểm giảm stress]

Những triệu chứng dấu hiệu của stress 

Khi bị stress nó sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của người bệnh bao gồm: Biểu hiện về nhận thức, hành vi, biểu hiện về thể lý và biểu hiện về cảm xúc. Stress ảnh hưởng đến mỗi người là khác nhau tuy nhiên đều có điểm chung là gây ra những mệt mỏi khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu stress, dù nặng hay nhẹ, dù người bình thường hay phụ nữ mang thai thì những biểu hiện cũng cơ bản như sau:

Dấu hiệu về hành vi

Người bị stress thường có biểu hiện về hành vi như sau:

  • Rối loạn về giấc ngủ [ ngủ quá nhiều hoặc quá ít ]
  • Không quan tâm đến ngoại hình
  • Đổi khẩu vị ăn uống
  • Ít tương tác xã hội và tự cô lập mình
  • Tức giận và dễ bộc phát

Một số hành vi là biểu hiện của người bệnh bị stress

  • Sử dụng rượu bia và các chất kích thích
  • Phản ứng thái quá với bất kì vấn đề nào
  • Nói dối hoặc ngụy biện cho hành vi thiếu trách nhiệm của mình
  • Hành vi mang tính ám ảnh cưỡng chế
  • Thói quen tiêu cực xuất hiện kèm theo sự lo lắng [ cắn móng tay, giật tóc]
  • Nói không lưu loát
  • Trì hoãn , làm ngơ công việc
  • Thường xuyên mắc lỗi…

Biểu hiện về nhận thức

Liên tục lo âu và mất khả năng tập trung cũng là một dấu hiệu stress 

Người bị stress cũng có những biểu hiện về nhận thức rõ rêt. Điều này ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến đời sống tinh thần của người bệnh bởi những nhận thức bi ảnh hưởng trong tất cả mọi việc trong cuộc sống. Một số biểu hiện cơ bản:

  • Liên tục lo âu
  • Mất khả năng tập trung
  • Liên tục gặp những cơn ác mộng
  • Có cảm giác tội lỗi
  • Chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của vấn đề
  • Khó khăn trong việc đưa ra suy nghĩ, ý kiến của mình
  • Suy nghĩ lo lắng hoặc nặng nề
  • Khó khăn tiếp nhận thông tin mới
  • Khả năng phán đoán kém…

Biểu hiện về cảm xúc

Những bất ổn trong tâm lý trong khoảng thời gian stress là nguyên nhân dẫn đến sự cô lập bản thân mình. Từ đó những vấn đề tâm lý khác cũng có thể phát sinh như rối loạn lo âu, trầm cảm… Vấn đề tâm lý này gây ra những hậu quả nguy hiểm nhất và một trong số đó có thể là những cái chết thương tâm. Một số dấu hiệu về cảm xúc khi bị stress:

Trầm cảm và rối loạn lo âu là biểu hiện cảm xúc của người bệnh khi bị stress

  • Trầm cảm, rối loạn lo âu
  • Áp lực, có thể mất kiểm soát
  • Thờ ơ và hờ hững với những điều quen thuộc hoặc những đam mê trước đó
  • Luôn có cảm giác không hạnh phúc
  • Dễ nổi nóng tức giận
  • Lòng tự trọng thấp kèm theo cảm giác cô đơn, vô dụng
  • Thường xuyên thay đổi cảm xúc
  • Khó thư giãn và chìm vào giấc ngủ
  • Bật khóc thất thường, có suy nghĩ tự tử…

Biểu hiện về thể lý

Các dấu hiệu về thể lý của stress được coi là nguyên nhân gây một số bệnh nguy hiểm khác như huyết áp, tim mạch, đau nhức đầu kinh niên… Một số biểu hiện cơ bản của bệnh là:

  • Lo lắng, run rẩy
  • Dễ bị lạnh và nhiễm trùng
  • Mất khả năng/hứng thú tính dục
  • Ợ hơi nhiều
  • Tăng cân hoặc giảm cân mà không có sự thay đổi về chế độ ăn nào
  • Sức khoẻ yếu, dễ mệt mỏi
  • Rùng mình, lóng ngóng tay chân
  • Đau đớn ở một số bộ phận, căng cơ, co thắt cơ
  • Khô miệng, khó nuốt
  • Đau răng và nhức mỏi cằm
  • Mất ngủ, không có năng lượng

Mất ngủ không có năng lượng là biểu hiện của stress 

  • Bị các cơn tấn công hoảng loạn
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Nhức đầu, choáng váng
  • Tức ngực, tim đạp nhanh, khó thở
  • Rụng tóc
  • Nổi mụn và ngứa da
  • Bị dị ứng bất ngờ
  • Tay chân bị lạnh và toát nhiều mồ hôi
  • Dễ buồn nôn
  • Đi vệ sinh thất thường

Dấu hiệu stress mức độ nặng

  • Mất ngủ kéo dài: ở mức độ stress nặng nạn nhân sẽ trong trạng thái căng thẳng quá tải và khiến cho bạn bị mất ngủ liên tục kéo dài. Mất ngủ lại khiến bạn kiệt sức hơn vào hôm sau và lại trong trạng thái căng thẳng suy nghĩ không ngừng về mọi công việc. Một lòng luẩn quẩn mất ngủ – căng thẳng diễn ra.
  • Mất kiên nhẫn: căng thẳng stress quá mức khiến bạn không thể giữ được bình tĩnh, khó giữ được cảm xúc cũng như sự kiện nhãn của mình. Bạn rất dễ nổi cơn thịnh nộ với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp sau cũng chính bạn bị cảm xúc của mình giày vò nhiều nhất. Bên cạnh đó sức khỏe tinh thần của bạn bị tác động nặng do hormone trong cơ thể bạn đang thay đổi do stress quá mức, bạn có thể vui buồn bất thường.
  • Đau đầu, đau nhức cơ thể thường xuyên: stress tích tụ từ công việc, học tập cuộc sống và nó gây áo lực về thể chất tinh thần lên cơ thể khiến cho bạn thường xuyên bị đau đầu, đau nhức cơ thể.
  • Suy giảm ham muốn tình dục: người mắc stress nặng thường có ham muốn tình dục giảm hẳn so với bình thường.
  • Rụng tóc: khi căng thẳng stress quá độ, chất glucocorticoids kích thích apoptosis trong biểu mô nang dẫn đến sự thoái biến nang lông sớm gây rụng tóc.
  • Thường xuyên mắc cảm cúm, ho: stress nặng khiến cho hệ miễn dịch trở nên ít nhạy cảm với cortisol dẫn đến cơ thể dễ bị mắc các bệnh lý như cảm cúm, cảm lạnh, ho.

Dấu hiệu stress của phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh thường dễ bị stress hơn người bình thường do bản thân vừa trải qua thời kỳ sinh nở đau đớn cộng với áp lực từ gia đình tới con nhỏ. Rất  nhiều phụ nữ sau sinh thú nhận khoảng thời gian đầu khó kết nối với con. Đồng thời sau sinh phụ nữ mang tâm lý rất nhạy cảm hơn do sự sụt giảm nội tiết tố nữ estrogen nên đây cũng là nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. Khi phụ nữ sau sinh có dấu hiệu stress sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà mẹ và sức khỏe của bé. Một số dấu hiệu stress ở phụ nữ sau sinh:

  • Cơ thể suy nhược do mệt mỏi buồn bà không rõ lý do
  • Lo lắng về bất kỳ vấn đề trong cuộc sống. Lo âu luôn thường trực
  • Cáu gắt với người khác
  • Thu mình, giảm thiểu giao tiếp với người khác
  • Không cảm thấy thoải mái khi nghe người khác ăn ủi, và thường thì an ủi không đem lại kết quả
  • Rối loạn giấc ngủ, thường thì phụ nữ sau sinh sẽ bị mất ngủ, do vậy rất dễ làm cho những căng thẳng, stress trở nên trầm trọng hơn
  • Rối loạn về ăn uống. Phụ nữ sau sinh bị stress thường ăn uống thất thường, ăn qua snhiều hoặc ăn quá ít đến không ăn.
  • Cảm thấy trống rỗng không rõ lý do
  • Dễ tủi thân.

Xem thêm: Người bị stress nên sử dụng, uống thuốc gì?

Những nguy cơ khi bị stress lâu dài

Stress dài hạn sẽ gây cho người bệnh nhiều nguy cơ. Như những dấu hiệu của stress đã nêu trên ta có thể thấy vấn đề căng thẳng ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của người bệnh. Từ những thay đổi cảm xúc, thay đổi hành vi đến những thay đổi về cơ thể có thể đẩy người bệnh rơi vào trạng thái không có lối thoát. Một số vấn đề về sức khỏe mà stress mãn tính gây ra cho người bệnh bao gồm:

  • Nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần, chẳng hạn trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách. Hậu quả nghiêm trọng nhất của các bệnh tâm lý này là trầm cảm dẫn đến tự sát.
  • Nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, nhịp tim bất thường dẫn đến đau tim, đột quỵ.
  • Nguy cơ mắc béo phì và các bệnh nguy hiểm khác liên quan đến vấn đề rối loạn ăn uống
  • Nguy cơ mắc các vấn đề sinh lý như rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ và rối loạn chức năng sinh dục ở nam giới đặc biệt là vấn đề bất lực, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tinh dục ở cả nam và nữ.

Nguy cơ mắc vấn đề suy giảm tâm sinh lý ở cả nam lẫn nữ

  • Nguy cơ mắc các vấn đề về da liễu và tóc như: Mụn trứng cá, bệnh vảy nến, á sừng, bệnh chàm, rụng tóc hoặc rụng tóc vĩnh viễn [Hói]
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa . Các nhà khoa học đã chứng minh đường ruột là bộ não thứ 2 của chúng ta.  Chúng có quan hệ chặt chẽ với chức năng của bộ não thông qua trục não ruột. Khi bộ bão bị căng thẳng mệt mỏi thì cũng gia tăng nguy cơ bị vấn đề về đường tiêu hóa và ngược lại. Một số vấn đề về tiêu hóa người bệnh có nguy cơ bị mắc khi bị stress phải kể đến như : Đau dạ dày, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng, viêm ruột kích thích…

MỘT SỐ MẸO GIẢM STRESS

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh. Một số loại thực phẩm như sô cô la có thể giảm tress tạm thời, tuy nhiên không nên quá lạm dụng vì có thể dẫn tới tình trạng tăng cân xấu
  • Không sử dụng các chất kích thích: caffein, rượu, thuốc lá hoặc chất gây nghiện
  • Tránh sử dụng điện thoại di động và mạng xã hội quá nhiều
  • Tập luyện thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày
  • Sắp xếp lại công việc, chia thành từng hạng mục nhỏ để không cảm thấy bị quá tải
  • Trong trường hợp căng thẳng kèm theo các rối loạn tiêu hóa [biểu hiện của rối loạn dẫn truyền thông tin trục não – ruột] bạn có thể sử dụng probiotics chuyên biệt để vừa cải thiện triệu chứng tiêu hóa vừa hỗ trợ giảm căng thẳng như Cerebio

Theo Benhlytramcam.vn

Video liên quan

Chủ Đề