Làm thế nào để trẻ mầm non yêu thích trò chơi dân gian

LỢI ÍCH CỦA TRÒ CHƠI DÂN GIAN ĐỐI VỚI TRẺ MẦM NON

Các trò chơi dân gian đã góp phần hình thành nên một phương pháp giáo dục thông minh hơn, nó giúp cho học sinh không những tiếp thu bài học nhanh hơn mà còn giúp trẻ tránh xa được các trò chơi điện tử như: game, trò chơi bạo lực, trò chơi kinh dị…Chính vì thế năm học 20211 - 2022 Trường Mầm non Yên Sơn tăng cường đưa các trò chơi dân gian vào chương trình chăm sóc giáo dục như một chuyên đề.

Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà nó còn chứa đựng văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo. Trò chơi dân gian không những nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn giúp trẻ hiểu tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước…Những trò chơi đơn giản, âm điệu vui tươi, sống động nhí nhảnh gần gũi với cuộc sống giúp trẻ thêm hào hứng học tập và sống hồn nhiên hơn. Mặt khác các trò chơi dân gian thường diễn ra ngoài trời sẽ đưa trẻ gần với thiên nhiên hơn, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, quan sát về môi trường tự nhiên hơn.

Các cháu lớp 5TA1 và 4TA3 đang chơi trò chơi chi chi chành chành

Trò chơi dân gian còn góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Trong đó, phát triển ngôn ngữ có mối quan hệ qua lại biện chứng với sự phát triển toàn diện về các mặt: Đức, trí – lao - thể - mỹ. Bởi lẽ, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc tích luỹ kiến thức, phát triển tư duy và còn là phương tiện làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, đáp ứng nhu cầu giao tiếp giữa trẻ và mọi người xung quanh. Trò chơi dân gian giúp cho trẻ rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hòa đồng, thân thiện, đoàn kết...

Bé hứng khởi khi tham gia trò chơi kéo co lớp 5TB, 5TA2

Các học sinh lớp 5TA1, 5TA2, 5TA3 giao lưu cùng chơi trò chơi nhảy bao bố.

Để làm cho trẻ thực sự yêu thích các trò chơi dân gian, phải lựa chọn trò chơi hợp lý, phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm riêng của học sinh trường mình. Không nên chỉ phổ biến suông mà cần khéo léo biến trò chơi thành các cuộc thi nhỏ mang tính chất vô tư, hồn nhiên, không căng thẳng và có sự động viên, khích lệ kịp thời.

Trò chơi dân gian đã từng là trang ký ức đậm nét về quê hương làng xóm trong mỗi tâm hồn con người Việt Nam. Những tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ, tiếng cót két, cọt kẹt của chiếc võng đưa nôi trong những trưa hè râm ran tiếng ve có lẽ trẻ con thời nay không có cơ hội được cảm nhận, thay vào đó là những hình ảnh siêu nhân, trò chơi game, trò chơi điện tử thông qua ti vi, iPad, điện thoại…

                                              Các học sinh lớp 5TB chơi trò chơi ô ăn quan

Các học sinh lớp 5TB, 2TA2 chơi trò chơi lộn cầu vồng.

Các học sinh lớp 5TA1, 5TB chơi trò chơi gắp cua bỏ giỏ, nu na nu nống.

Các học sinh lớp 5TB chơi trò chơi vận động

Các học sinh lớp 5TA1chơi trò chơi đua thuyền, kéo cưa lừa xẻ.

Các học sinh lớp 4TA3, 5TA1chơi trò chơi rồng rắn lên mây

Những gương mặt vui vẻ khi trẻ chơi trò chơi Mèo đuổi chuột

Từ thực tế ấy việc phục hồi, bảo tồn và phát huy các giá trị của trò chơi dân gian đã được Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục, Sở Giáo dục đào tạo và Phòng giáo dục Đào tạo T.P Tam Điệp chỉ đạo quyết liệt trong những năm học gần đây. Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, Trường Mầm non Yên Sơn đã tìm nhiều giải pháp giúp trẻ tiếp cận với các trò chơi dân gian thông qua các hoạt động học, hoạt động vui chơi và đặc biệt đã xây dựng trò chơi dân gian thành 1 chuyên đề không những giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc của con người Việt nam.

Ưu điểm của trò chơi dân gian cho trẻ mầm non là gì? Cùng tham khảo 5 trò chơi dân gian giúp trẻ mầm non vừa rèn luyện thể lực, vừa học tập hiệu quả nhất.

Trẻ mầm non khi đến trường không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt, được bồi dưỡng kiến thức cơ bản thông qua các tiết học mà quan trọng nhất trẻ cần được vui chơi với các bạn cùng trang lứa. Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non mang lại rất nhiều lợi ích trong học tập lẫn các kỹ năng sống cho trẻ. Cùng tham khảo 5 trò chơi dân gian hay nhất cho trẻ mầm non qua bài viết dưới đây.

1. Lợi ích của trò chơi dân gian đối với trẻ mầm non

1.1. Giúp trẻ tiếp cận nền văn hóa dân tộc

Trò chơi dân gian xuất phát từ nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Đó là những trò chơi đơn giản, mang âm điệu vui tươi, sống động tái hiện lại những trò chơi trong các lễ hội truyền thống của các tỉnh thành khác nhau. Qua những trò chơi dân gian, trẻ có thể hiểu thêm những phong tục, tập quán của các dân tộc, biết thêm lịch sử quê hương, đất nước.

1.2. Phát triển toàn diện từ thể chất lẫn tinh thần 

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non không đơn thuần chỉ là những trò chơi giải trí sau các giờ học mà còn góp phần rèn luyện sức khỏe, sự nhanh trí, óc tư duy sáng tạo và đặc biệt rèn luyện cho trẻ làm việc theo tinh thần đồng đội rất tốt. Từ đó hình thành cho trẻ kỹ năng sống, khả năng giao tiếp vận dụng thực tế vào các tình huống hàng ngày. 

1.3. Quá trình tổ chức lớp học dễ dàng hơn

Các trò chơi dân gian sáng tạo cho trẻ mầm non không chỉ để tạo hứng thú và ổn định lớp học mà còn có thể lồng ghép kiến thức để trẻ vừa học vừa chơi. Giáo viên có thể lồng ghép một số trò chơi dân gian cho trẻ mầm non với kiến thức cần giảng dạy, hướng dẫn học sinh luật chơi và làm trọng tài trong các trò chơi là các em đã có thể tự chơi, tương tác với nhau và tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên. 

2. Top 5 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non

Có rất nhiều hình thức tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non, xét theo tính chất trò chơi, cách thức tổ chức để phù hợp với trẻ thì dưới đây là top 5 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non hay nhất thầy cô có thể tham khảo. 

2.1. Đua thuyền

Cách chơi:

  • Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ [mỗi nhóm từ 5-8 trẻ, chia đều trai gái]
  • Sắp xếp mỗi nhóm ngồi thành hàng dọc, trẻ phía sau cặp chân vào vòng bụng của trẻ ngồi trước để tạo thành mối liên kết cho nhóm như là một chiếc thuyền.
  • Khi có hiệu lệnh xuất phát, các thành viên trong nhóm ra sức chống đẩy hai tay của mình để đẩy thuyền, đội nào về đích trước đội đó giành chiến thắng. 

Yêu cầu: 

Các thuyền đua phải bám chặt nhau để về đích cùng lúc, thuyền nào đứt đoạn thì phải dừng lại để chỉnh lại thuyền.


Trò chơi đua thuyền rèn luyện thể lực cho trẻ.

2.2. Kéo co

Cách chơi: 

  • Giáo viên chuẩn bị 1 sợi dây thừng chắc chắn, chia lớp thành 2 đội. Lần lượt để mỗi nhóm sắp xếp thứ tự cầm dây kéo. 
  • Giáo viên vạch 3 vạch trên sân cân bằng nhau, vạch ở giữa là điểm xuất phát, hai vạch hai bên là giới hạn thắng thua của mỗi đội. 
  • Giáo viên sẽ là trọng tài đứng ở giữa ra hiệu lệnh bắt đầu trò chơi. Đội nào kéo được đối phương ngã về phía mình là đội đó thắng. 

Yêu cầu: 

Đây là trò chơi dân gian trẻ em nên mỗi đội theo phe nên cân bằng tỉ số nam và nữ để đảm bảo tính công bằng. Trò chơi kéo co nên tổ chức trên nền đất hoặc cỏ tránh gây chấn thương cho học sinh. 


Trò chơi kéo co.

2.3. Bịt mắt bắt dê

Cách chơi: 

  • Các em được chơi trò chơi “oẳn tù tì” trước để chọn ra 2 người cuối cùng. Hai bé đó sẽ chơi oẳn tù tì một lượt nữa, người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê. 
  • Những bé còn lại sẽ nắm tay nhau, đứng thành vòng tròn. Trẻ làm dê phải vừa chạy xung quanh, vẫn luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt. 
  • Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi cặp đôi khác.

Yêu cầu: 

Người làm dê bị bịt mắt, chỉ được chạy xung quanh vòng tròn, nếu chạy ra khỏi vòng tròn sẽ phạm luật. 


Trò chơi bịt mắt bắt dê.

2.4. Cá sấu lên bờ

Cách chơi: 

  • Giáo viên kẻ 2 đường vạch cách nhau khoảng 3 mét. Khúc ở giữa quy định là nước còn hai bên tượng trưng cho 2 bờ.
  • Tổ chức trò chơi oẳn tù tì để chọn ra một bé làm cá sấu. Bé đóng vai cá sấu sẽ đi lại giữa hai vạch được kẻ sẵn, tìm người đứng ở dưới nước hoặc chạm vào những bé đứng trên bờ để thay thế mình làm cá sấu. 

Yêu cầu: 

Mỗi bé phải ít nhất có 1 lần chạy xuống nước và phải liên tục đứng trên bờ và đưa tay chọc cá sấu để tạo cơ hội cho bé đóng vai làm cá sấu thay đổi vị trí với mình.  

2.5. Rồng rắn lên mây

Cách chơi: 

  • Giáo viên tổ chức chơi oẳn tù tì và tìm ra một em đóng vai ông chủ. 
  • Cho các em còn lại nối đuôi nhau đi vòng quanh sân và dạy các em đọc bài vè:

"Rồng rắn lên mây

Có cái cây lúc lắc

Có cái nhà điểm binh

Có ông chủ ở nhà không?".

Khi đọc đến câu "có ông chủ ở nhà không", các bé sẽ nối đuôi nhau dừng lại trước bé đóng vai “ông chủ”. Lúc này "ông chủ" có thể trả lời "có" hoặc "không". Nếu ông chủ trả lời "không" thì các bé sẽ tiếp tục nối đuôi nhau đi xung quanh và đọc bài vè. Nếu "ông chủ" trả lời "có" thì cả nhóm sẽ trả lời những câu hỏi sau đây của "ông chủ".

  • Ông chủ: Cho tôi xin khúc đầu.
  • Cả nhóm: Những xương cùng xẩu.
  • Ông chủ: Cho tôi xin khúc giữa.
  • Cả nhóm: Chả có gì ngon.
  • Ông chủ: Cho tôi xin khúc đuôi.
  • Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.

Lúc này "ông chủ" sẽ đuổi bé đứng phía cuối cùng để bắt được khúc đuôi, nhiệm vụ của cả nhóm là chặn “ông chủ” để ông chủ không bắt được khúc đuôi của mình. Nếu "ông chủ" bắt được khúc đuôi thì các bé sẽ lại đổi vai cho nhau và bắt đầu chơi lại từ đầu.

Yêu cầu: 

Theo luật trò chơi dân gian cho trẻ mầm non, trong lúc đuổi bắt nếu hàng bị đứt thì cả nhóm phải chơi lại từ đầu. 


Trò chơi rồng rắn lên mây.

Trên đây là 5 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho thầy cô giáo có thêm những ý tưởng mới để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non hay và phù hợp nhất cho học sinh của mình.

Xem thêm: Top 10 trò chơi tiếng Anh cho trẻ mầm non hay nhất

Video liên quan

Chủ Đề