Lập kế hoạch khám sức khỏe định kỳ

Phòng GD&ĐT Vị XuyênTrường TH B xã Linh HồSố:CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúcKH - YTLinh Hồ, ngày 8 tháng 4 năm 2015KẾ HOẠCHKHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ HỌC SINHCăn cứ kế hoạch số 04/KH-TH ngày 26/8/2015 của hiệu trưởng trường THB xã Linh Hồ về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học.Căn cứ thực tế nhu cầu chăm sóc sức khỏe của học sinh trong trườngtrường tiểu học B xã Linh Hồ xây dựng kế hoạch khám sức khỏe cho họcsinh như sau:I. Mục đích - yêu cầu:1. Mục đích:Khám sức khỏe cho h/s để phát hiện sớm các bệnh thường gặp trong họcđường, học sinh hay mắc phải như sau:Cận thị, bướu cổ, cong vẹo cột sống, tim mạch, lao và các bệnh khác màgia đình không phát hiện do bệnh không có triệu chứng biểu hiện rõ rệt.2. Yêu cầu:Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho học sinh có trọng tâm và trọng điểm rất quantrọng liên quan đến tình hình sức khỏe của học sinh và một số bệnh thường gặp tronghọc đường như cận thị, vẹo cột sống, bướu cổ, còi xương, thiếu dinh dưỡng.Cần phải kết hợp với cán bộ y tế xã Linh Hồ và cán bộ y tế học đườngBan giám hiệu nhà trường, cô giáo chủ nhiệm, kết hợp với quản lý học sinhtheo đúng yêu cầu của trạm y tế xã Linh Hồ và cán bộ y tế học đường để lập kếhoạch đề ra để hoàn thành tốt đúng thời gian kiểm tra để đạt được kết quả caovà tốt nhất theo kế hoạch đã lập ra.II. Thời gian - Địa điểm.- Điểm trường chính: Khám ngày 15/04/2015- Điểm trường Vinh Quang: Khám sáng ngày 16/04/2015- Điểm trường Lùng Chang: Khám chiều ngày 16/04/20151III. Đối tượng:- 350 HS trong nhà trường từ lớp 1 - lớp 5IV. Nội dung:Trong 2 ngày từ 15 - 16/04/2015 Cán bộ trạm y tế , cán bộ y tế trường họckhám sức khỏe định kỳ cho 350 học sinh trong trườngKhám sức khỏe cho học sinh để phát hiện sớm các bệnh thường gặp tronghọc đường, học sinh hay mắc phải như sau:Cận thị, cong vẹo cột sống, tim mạch, lao và các bệnh khác mà gia đìnhkhông phát hiện do bệnh không có triệu chứng biểu hiện rõ rệt.V. Tổ chức thực hiện [ có danh sách kèm theo]* Về phía nhà trường:Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinhsáng tạo điều kiện cho học sinh đến khám đầy đủ và đúng thời gian đã quy địnhcủa trạm y tế và cán bộ y tế.Cán bộ phụ trách y tế học đường phải lập kế hoạch, chuẩn bị danh sách họcsinh theo từng lớp cụ thể.Tổng hợp kết quả khám vào sổ quản lý sức khỏe cho học sinh năm học2014 - 2015 phát sổ khám sức khỏe cho phụ huynh học sinh và thu nhận lạithông qua GVCN.GVCN phải có sự giám sát nhắc nhở quán triệt và vận động học sinh thamgia khám sức khỏe 100%.* Trạm y tế:Trạm y tế cử cán bộ, y tế sang để kết hợp với cán bộ y tế trường học khámsức khỏe định kỳ cho học sinh và hỗ trợ cập nhật số liệu.Trên đây là toàn bộ lập kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho học sinh nămhọc 2014 - 2015 của trường tiểu học B xã Linh Hồ.Nơi nhận:- Phòng GD&ĐT huyện [B/C]- Trạm y tế xã Linh Hồ [phối hợp]- Lưu văn thưHiệu trưởngLê Thị Hường23

Khám sức khỏe định kỳ là hoạt động thiết thực, không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc thì bệnh nghề nghiệp vẫn còn là một bài toán lớn. Vì vậy, một kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho công nhân dệt may là rất cần thiết. Không chỉ là “lời giải” thỏa đáng mà còn giúp bảo vệ sức khỏe nguồn nhân lực tối đa.

1. Vì sao công nhân may nên khám sức khỏe định kỳ?

Cũng giống như nhiều ngành nghề khác, ngành dệt may tiềm ẩn nhiều bệnh nghề nghiệp nguy hiểm. Nếu không được kiểm tra sức khỏe định kỳ, người lao động dễ mắc các bệnh như:

– Bệnh về da liễu: viêm da chàm tiếp xúc, dị ứng, viêm loét da, viêm móng,…Xuất phát từ môi trường làm việc có nhiều bụi vải, bụi từ máy móc hay hóa chất nhuộm trong công nghiệp. Làm việc lâu dài trong môi trường không đảm bảo như này khiến cho da bị tổn thương nghiêm trọng.

– Bệnh xương khớp: vì có thói quen ngồi lâu, ít vận động đi lại nên bệnh này rất dễ mắc phải. Vị trí đau nhức hay gặp nhất là ở lưng, thắt lưng, vai và gáy. Nếu để lâu, bệnh sẽ cản trở năng suất làm việc và giảm chất lượng cuộc sống.

– Bệnh điếc: tiếng ồn từ máy móc với mức độ âm thanh vượt quá tiêu chuẩn là lí do nhiều công nhân may suy giảm thính giác rõ rệt. Một số trường hợp nặng có thể bị điếc hoàn toàn.

Công nhân may dễ mắc nhiều bệnh lý khác nhau như: bệnh da liễu, bệnh điếc, ho hen,…

– Bệnh ho hen do phải hít các chất bụi vải trong quá trình làm việc.

– Căng thẳng và rối loạn cảm xúc: việc tập trung trong quá trình may vá nhằm đáp ứng tính chính xác của sản phẩm, tần suất tăng ca nhiều và liên tục, chế độ ăn uống và ngủ nghỉ thiếu khoa học,…là những nguyên nhân gây nên căng thẳng cực độ ở nhiều công nhân may. Sự căng thẳng diễn tiến lâu ngày sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, khó khăn khi làm việc.

2. Doanh nghiệp có cần lập kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho công nhân?

Để phòng ngừa bệnh nghề nghiệp, một kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho công nhân may là điều doanh nghiệp cần làm ngay lúc này. Kế hoạch cần đầy đủ, rõ ràng về mục đích, quy trình cũng như ý nghĩa mang lại

2.1. Kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho công nhân may gồm những gì?

Thông thường, kế hoạch khám sức khỏe định kỳ mà doanh nghiệp triển khai sẽ gồm:

– Mục đích

– Đối tượng tham gia

– Thời gian và địa điểm thăm khám sức khỏe doanh nghiệp

– Nội dung và quy trình thăm khám

– Dự trù kinh phí

Trong đó, với mục đích khám sức khỏe định kỳ, doanh nghiệp cần truyền tải tới nhân viên lợi ích của hoạt động này:

– Người lao động được nắm bắt tình hình sức khỏe của bản thân, đánh giá toàn diện

– Phát hiện sớm dấu hiệu bất thường dễ bị bỏ qua, từ đó điều trị kịp thời

– Người lao động được nhận tư vấn, chia sẻ từ bác sĩ về: tác nhân gây bệnh từ môi trường làm việc, cách thức chăm sóc khoa học,…

Người lao động nên nắm bắt được mục đích hoạt động khám sức khỏe

Với nội dung và quy trình khám, doanh nghiệp cần mô tả các bước khám để nhân viên hiểu rõ. Và quy trình khám cơ bản đối với khám sức khỏe cho nhân viên sẽ trải qua 6 bước:

– Bước 1: Làm thủ tục đăng ký và nhận hồ sơ khám bệnh tương ứng

– Bước 2: Đo thể lực [chiều cao – cân nặng], BMI, đo huyết áp

– Bước 3: Lấy mẫu xét nghiệm bao gồm máu và nước tiểu

– Bước 4: Khám lâm sàng lần lượt với khám mắt, khám nội tổng quát, khám da liễu, khám tai – mũi – họng, khám răng – hàm – mặt

– Bước 5: Thực hiện chẩn đoán hình ảnh với siêu âm ổ bụng tổng quát/siêu âm thanh quản và chụp X-quang ngực thẳng

– Bước 6: Nghe kết quả và tư vấn từ bác sĩ

Khám tai – mũi – họng giúp phát hiện sớm dấu hiệu bất thường ở tai, mũi và họng

2.2. Yếu tố để kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho công nhân may thành công

Kế hoạch khám sức khỏe định kỳ thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Điển hình như là: đối tác y tế, công tác chuẩn bị và phân công nhân sự, sự tham gia của nhân viên may,… Trong đó, việc lựa chọn đối tác y tế thăm khám là rất quan trọng. Nếu lựa chọn cơ sở y tế không uy tín sẽ gây ảnh hưởng lớn tới kết quả của buổi thăm khám sức khỏe doanh nghiệp.

Vì vậy, trước khi lựa chọn cơ sở y tế, doanh nghiệp cần dựa vào những yếu tố sau:

– Cơ sở vật chất hiện đại, được trang bị hệ thống máy móc tân tiến, công nghệ cao.

– Có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm tại các bệnh viện lớn

– Gói khám doanh nghiệp đầy đủ các danh mục cơ bản, được xây dựng một cách khoa học.

– Có thông tin chi tiết, rõ ràng trong các dịch vụ liên quan như: phát sinh ngoài gói, ưu đãi, đặt lịch, khám tận nơi

Doanh nghiệp nên chú trọng chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo kết quả của buổi thăm khám

Có thể thấy, công nhân may là đối tượng của rất nhiều tác nhân tiềm ẩn ở môi trường làm việc tấn công. Doanh nghiệp phải luôn quan tâm và có biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động để giảm thiểu bệnh nghề nghiệp gia tăng. Do đó, xây dựng một kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho công nhân may là việc cần thiết và cần quan tâm ngay từ đầu.

Video liên quan

Chủ Đề