Thuốc lắc tồn tại trong máu bao lâu

Ngay khi dùng chất gây nghiện, dù bằng cách hít hay nuốt trực tiếp, cơ thể sẽ chia nhỏ chúng để hấp thụ. Trong quá trình này, các chất chuyển hoá trong khi các thành phần phụ sẽ lưu lại trong máu, nước tiểu và thậm chí cả trong tóc rất lâu sau khi hết tác dụng.

Dựa vào các chất chuyển hoá này, các nhà nghiên cứu sẽ biết được thói quen sử dụng chất gây nghiện của người dùng là liên tục trong thời gian dài hay chỉ đơn giản uống thuốc để dứt bệnh cảm giao mùa.

1. Bài kiểm tra xét nghiệm nước tiểu

Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất kích thích khi dùng một lần có thể gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Ma túy có thể phân ra thành 3 loại với nồng độ độc hại tăng dần: Ma tuý tự nhiên, bán tự nhiên và ma tuý tổng hợp.

Sau khi hút hoặc tiêm chích, mỗi loại chất kích thích sẽ có thời gian đào thải qua nước tiểu nhanh hay chậm.

Kiểm tra nước tiểu ở người nghiện nên thực hiện xét nghiệm trong khoảng 30 phút sau sử dụng chất gây nghiện

Nếu thử nước tiểu dương tính với chất kích thích chỉ có giá trị với người đó mới sử dụng chất kích thích cách đây không lâu, khoảng 30 phút sau khi sử dụng, thử nước tiểu sẽ dương tính và sẽ âm tính nếu sau đó vài ngày không sử dụng nữa.

Đối với bài kiểm tra nước tiểu, khả năng phát hiện chất gây nghiện cao, thường từ 3 đến 6 ngày đối với LSD, MDMA [ma tuý tổng hợp, thuốc lắc], morphine và lên tới 30 ngày đối với marijuana [cần sa].

Do đó, nếu bạn không sử dụng heroin nhưng sử dụng các chất kích thích khác [kể cả một số thuốc tân dược cũng có những loại thuốc gây nghiện như morphine, codein…] thì thử nước tiểu sẽ dương tính với chất kích thích. Vì vậy, dù thời gian xét nghiệm hạn chế, nhưng sẽ thật khó để nói một người nghiện vượt qua được bài kiểm tra xét nghiệm nước tiểu.

Thời gian tồn tại của chất gây nghiện trong nước tiểu

  • Rượu cồn: 3-5 ngày
  • Amphetamine: 1-3 ngày
  • Cần sa: 7-30 ngày
  • Cocain: 3-4 ngày
  • Heroin: 3-4 ngày
  • Ma túy ảo giác: 1-3 ngày
  • Thuốc lắc: 3-4 ngày
  • Ma túy đá: 3-6 ngày
  • Morphine: 2-3 ngày

2. Bài kiểm tra xét nghiệm máu

Để có kết quả chính xác nên thực hiện xét nghiệm các chất gây nghiện qua máu trong khỏng 12 tiếng

Thực tế ma tuý hay bất kỳ chất gây nghiện, chất kích thích nào khi đi vào cơ thể cũng tạo thành một trong các thành phần trong máu. Vì vậy xét nghiệm chất gây nghiện qua máu là thuộc dạng nhóm xét nghiệm để phát hiện các bệnh về máu và thành phần trong máu. Với mỗi chất gây nghiện khác nhau, thời gian tồn tại khác nhau sẽ cho kết quả xét nghiệm máu với tỷ lệ chính xác khác nhau.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy các loại chất gây nghiện như LSD [chất giảm đau, gây ảo giác], morphine [chất giảm đau, gây tê], heroin, amphetamines [chất kích thích] và các chất có cồn đều chỉ tồn tại trong máu trong khoảng 12 tiếng hoặc ít hơn.

Thời gian tồn tại của chất gây nghiện trong máu

  • Rượu cồn: 10-12 giờ
  • Amphetamine: 12 giờ
  • Cần sa: 2 tuần
  • Cocain: 1-2 ngày
  • Heroin: 12 ngày
  • Ma túy ảo giác: 2-3 giờ
  • Thuốc lắc: 1-2 ngày
  • Ma túy đá: 24-36 giờ
  • Morphine: 6-8 giờ

3. Bài kiểm tra xét nghiệm tóc

Xét nghiệm chất gây nghiện trong tóc là chính xác nhất

Trong khi những bài kiểm tra dựa trên mẫu tóc cho kết quả khá chính xác, các bài kiểm tra máu hay nước tiểu thậm chí không thể phát hiện được phần lớn các loại chất gây nghiện nếu thời gian dừng sử dụng trong khoảng 1 tuần. Ví dụ, heroin [chất gây nghiện, có thể làm thuốc giảm đau] thường không thể phát hiện được trong nước tiểu sau từ 3 đến 5 ngày ngừng sử dụng.

Bài kiểm tra xét nghiệm phát hiện chất gây nghiện dựa trên tóc là chính xác nhất. Dấu vết của mọi loại đồ uống có cồn tồn tại trong nang tóc và có thể phát tiện tận sau 90 ngày khi đã ngừng sử dụng.

Thời gian tồn tại của chất gây nghiện trong tóc

  • Rượu cồn: tối đa 90 ngày
  • Amphetamine: tồn tại tối đa 90 ngày
  • Cần sa: tối đa 90 ngày
  • Cocain: tối đa 90 ngày
  • Heroin: tối đa 90 ngày
  • Ma túy ảo giác LSD: tối đa 3 ngày
  • Thuốc lắc [MDMA]: tối đa 90 ngày
  • Ma túy đá [Methadone]: tối đa 90 ngày
  • Morphine: tối đa 90 ngày

Sử dụng chất gây nghiện tưởng chừng chỉ là một thú vui tao nhã, nhưng thực tế thú vui ấy đang từng ngày bào mòn cơ thể người sử dụng. Thời gian tồn tại trong cơ thể người càng lâu thì càng nguy hiểm, gây hệ luỵ xấu không chỉ cho bản thân họ mà còn hệ luỵ cho cả gia đình và xã hội.

Thông tin liên hệ:

Phòng khám Hải Đăng
🏡 Địa chỉ: số 15A Ngõ 98 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.
📱 Hotline: 0242.242.6565 – 037.750.3283 – 038.991.5664

Nguồn: Vinmec

Thuốc lắc [ecstasy] là gì? Thuốc lắc gọi đầy đủ là thuốc lắc MDMA, được chế xuất từ nhiều  hoá chất khác nhau. Đây là loại ma tuý tổng hợp bao gồm cả các chất dạng amphetamine và một số các chất gây ảo giác. Amphetamine là các chất kích thích hoạt động của não bộ và hệ thần kinh trung ương. Các chất này gây ảo giác, làm cho người sử dụng nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy, hoặc ngửi thấy những gì không tồn tại trên thực tế. Ngoài tên "thuốc lắc", loại ma tuý này còn đựoc gọi là "bướm đêm", "bay" "bánh", "kẹo","nốt lạc", "vương miện","tim lồng", hay "chó dại"…. Tuỳ thuộc vào hình ảnh in trên viên thuốc. Thuốc lắc có thể có trên thị trường dưới dạng viên màu trắng, đỏ, xanh,….

Đặc điểm của thuốc lắc

Thuốc lắc thường được sản xuất bất hợp pháp và được bán dưới dạng viên có kích cỡ và màu sắc khác nhau. Loại chất gây nghiện này cũng có sẵn dưới dạng bột và được sử dụng bằng cách hít.Thuốc lắc hiếm khi được sử dụng bằng cách tiêm chích.Những người sản xuất thuốc lắc thường pha trộn loại thuốc này cùng với các chất khác để tăng lợi nhuận. Một số chất được pha trộn thêm trong viên nén hoặc bột có thể gây hại hoặc gây khó chịu cho người sử dụng. Khó có thể biết được trong thành phần thực tế của thuốc lắc hiện nay trên thị trường có chứa gì.

Tác động của thuốc lắc  

Ảnh hưởng của thuốc lắc đối với người sử dụng phụ thuộc vào: -         Liều lượng sử dụng -         Chiều cao, cân nặng -         Tình trạng sức khoẻ -         Tình trạng tâm lý -         Trải nghiệm sử dụng - Có sử dụng cùng các loại chất gây nghiện khác hay không - Sử dụng một mình hay với người khác sử dụng ở nhà, hay ở nơi tiệc tùng

Khi liều dùng nhỏ

Khi sử dụng thuốc lắc ở liều lượng nhỏ, chất gây nghiện này phát huy tác dụng trong vòng 1 giờ và kéo dài khoảng 6 giờ. Một số tác dụng của thuốc có thể kéo dài đến 32 giờ.

Người sử dụng có những cảm giác sau đây:

  • Thư thái và tự tin
  • Gần gũi và cảm thấy yêu mến mọi người hơn
  • Tăng cường và sinh lực
  • Lo lắng
  • Khát nước

Tác động của thuốc lắc đối với người sử dụng :

  • Tăng nhịp tim
  • Huyết áp tăng
  • Hay đổ mồ hôi
  • Cơ thể mất nước
  • Nghiến răng, hàm
  • Buồn nôn

Khi liều dùng lớn Nếu sử dụng thuốc lắc liều cao, người sử dụng có thể : -         Nhìn thấy, nghe thấy hoặc cảm thấy những sự việc, hiện tượng không có trên thực tế[ảo giác] -         Cảm giác bồng bềnh, trôi nổi -         Cư xử không bình thường – có hành vi hoặc nói những thứ mà bình thường không làm hoặc nói. -         Co giật -         Nôn ói Đã có bằng chứng cho thấy người sử dụng vẫn còn cảm giác "phiêu" sau khi tác dụng của thuốc không còn. Các biểu hiện của trạng thái này bao gồm: -         Không có cảm giác đói -         Khó ngủ -         Trầm cảm -         Đau cơ -         Khó tập trung

Hậu quả lâu dài

Cho đến nay ảnh hưởng cảu việc sử dụng thuốc lắc lâu dài còn chưa được biết hết . Những ảnh hưởng lâu dài có thể bao gồm tổn thương các cơ quan chính của cơ thể như gan, tim và não. Khi sử dụng thuốc lắc trong thời gian dài, độ dung nạp của cơ thể đối với loại ma tuý này cũng tăng lên. Điều đó có nghĩa là họ phải sử dụng liên tục với liêu liều lượng ngày càng tăng thì mới đạt được cảm giác "phê" trong khi trước đây chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ. Hay nói cách khác, sử dụng càng tăng thì cảm giác khó chịu cũng tăng, trong khi khoái cảm do thuốc mang lại giảm đi.

Quá liều và phản ứng thuốc

Quá liều, hoặc các phản ứng thuốc khi sử dụng thuốc lắc có thể xảy ra với bất kỳ ai. Quá liều có thể gây ra: - Huyết áp cao - Tăng nhịp tim - Nhiệt độ cơ thể tăng rất cao Một vài người thậm chí tử vong do các nguyên nhân phản ứng thuốc như nhiệt độ tăng quá cao và cơ thể bị mất nước nhanh. Để tránh tình trạng mất nước của cơ thể, uống nhiều nước là điều quan trọng rằng nếu sử dụng thuốc lắc, người sử dụng phải uống 250ml nước mỗi giờ và nếu nhảy múa thì cần uống 500ml mỗi giờ.

Sử dụng thuốc lắc với các loại ma tuý khác

 Một số người cùng lúc còn sử dụng kết hợp thuốc lắc  với các chất gây nghiện khác để tăng khoái cảm do thuốc mang lại. Nhưng cũng có lúc họ kết hợp nhiều loại thuốc gây nghiện để đối phó với một vài ảnh hưởng của thuốc lắc đối với cơ thể. Các loại chất gây nghiện khác sử dụng kèm với thuốc lắc như rượu hoặc cần sa giúp họ ngủ tốt hơn. Các ảnh hưởng của việc sử dụng kết hợp thuốc lắc với các loại chất gây nghiện khác đang được tiếp tục nghiên cứu. Thực tế, việc sử dụng kết hợp như vậy có thể rất nguy hiểm. Ví dụ như việc sử dụng kết hợp ma tuý tổng hợp với cocain làm gia tăng ảnh hưởng của các loại ma tuý đối với tim, làm tăng cảm giác lo lắng và e sợ của người sử dụng. Sử dụng các chất gây ảo giác khác cùng với thuốc lắc sẽ gây ra chứng loạn thần, trong đó người sử dụng sẽ cảm giác họ nghe thấy âm thanh, tưởng tượng thấy các hình ảnh, hoặc lo sợ những người khác làm hại họ.

Thuốc lắc và phụ nữ mang thai

Phần lớn các chất gây nghiện đều gây ảnh hưởng đến thai nhi. Cho đến nay những hiểu biết về ảnh hưởng trước mắt và lâu dài của việc sử dụng thuốc lắc đến thai nhi vẫn chưa được biết hết.

Sử dụng thuốc lắc và điều khiển phương tiện giao thông

Thuốc lắc tác động làm người sử dụng cảm thấy tự tin hơn khi điều khiển các loại phương tiện giao thông như xe máy, ôtô, nhưng điều đod làm cho họ thêm mạo hiểm và dễ gây tai nạn.

Thuốc lắc và pháp luật

Ở Việt Nam, sử dụng, tổ chức sử dụng, sản xuất buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc thuốc lắc là

bất hợp pháp. Người vi phạm có thể bị bắt giữ và xét xử theo quy định của pháp luật.

[Nguồn: FHI Việt Nam]

Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương sẽ tiếp thêm sức mạnh cho những người nghiện CÓ QUYẾT TÂM cai. Gọi ngay 043. 6275762 để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của bạn!

Video liên quan

Chủ Đề