Có nên học công nghệ thông tin ở đại học Nông Lâm không

***Chương trình hành động "VÌ 1 TRIỆU SINH VIÊN TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review phối hợp với hơn 150 trung tâm ngoại ngữ hàng đầu Việt Nam tài trợ 1 triệu voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher tại đây***

Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo, thành lập năm 1955, chuyên đào tạo về: Nông lâm ngư nghiệp, có 1 cơ sở duy nhất tại TP.HCM. Trường có các khoa: Nông học, Lâm nghiệp, Chăn nuôi thú y, Thuỷ sản, Kinh tế, Cơ khí công nghệ, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ thông tin, Quản lý đất đai và Bất động sản, Khoa học, Môi trường và Tài nguyên, Ngoại ngữ và các bộ môn: Công nghệ hoá học, sinh học.

Sau đây là cảm nhận từ chính những sinh viên đã và đang theo học tại ngôi trường này:

"Chất lượng đào tạo chuyên sâu, thầy cô tận tâm, vui vẻ, nhiệt tình. Có sẵn các khu thực hành cho các môn liên quan đến chuyên ngành giúp cho sinh viên có kinh nhiệm khi ra trường” - Sáng Trương

“Website của trường là nơi mình thường xuyên truy cập nhất, giao diện dễ sử dụng, điểm thi, lịch học, đăng ký học phần đều có thể dễ dàng thực hiện trên web trường.” - Nguyễn Ngọc Minh Trang

“Chất lượng dạy học của Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh rất tốt. Các thầy cô rất nhiệt tình và ân cần. Môi trường trong lành, sạch sẽ và thoáng mát. Các câu lạc bộ nghiên cứu, các phong trào của đoàn thanh niên rất bổ ích và nhiều thú vị. Tôi nghĩ đây là ngôi trường rất đáng để học tập..” - Bình Minh Dương

“Điều đầu tiên phải nói đến là ĐH Nông Lâm rộng bao la với nhiều giảng đường, KTX, có cả trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học, bến xe buýt và đặc biệt là khu chợ đêm. Cơ sở thiết bị giảng dạy tuy không thuộc loại tối ưu nhất nhưng cũng được trang bị đầy đủ cho tất cả các phòng. Các trại thực nghiệm của các khoa và bệnh viện thú y cung cấp cho sinh viên kỹ năng thực tế. Đội ngũ giảng viên gồm nhiều thạc sĩ, tiến sĩ tu nghiệp ở nước ngoài, cung cấp cho sinh viên những kiến thức hay và bổ ích. Ngoài ra các hoạt động Đoàn-Hội, nhóm, câu lạc bộ rất phát triển và năng động. ĐH Nông Lâm TPHCM với 60 năm tuổi, đào tạo đa ngành đa lĩnh vực, đi đầu về lĩnh vực nông-lâm-ngư và thú y ở khu vực miền nam.

Tự hào sinh viên Nông Lâm!” - Trần Thị Thu Trang

Song song những mặt tốt đã nêu, sinh viên của Đại học Nông lâm cũng chỉ ra những mặt hạn chế của trường mà họ gặp phải:

“Trường xuống cấp quá rồi. Khuôn viên trường rộng nhưng không có bản đồ chỉ dẫn, lần đầu vào nếu không có người chỉ dẫn thì 100% là lạc. Mình nghĩ trường nên xây lại để các bạn sinh viên có cơ hội được học tập trong một môi trường tốt hơn.” - Ngô Hoàng Khánh Ngân

“Khuôn viên trường rất rộng, trường có học phí rất rẻ. Nhưng khu vực cư xá với chợ thì khá là bẩn và mất mĩ quan, đồ ăn ở chợ rẻ và ngon. Sinh viên không tham gia nhiều hoạt động.” - Lê Ngân

Kết: Dựa trên 107 lượt bình chọn, số điểm tín nhiệm trung bình mà học viên dành cho Đại học Nông lâm là7.5/10 điểm. Qua các bình luận, Edu2Review nhận thấy rằng điều sinh viên không hài lòng nhất tại đây chính là cơ sở vật chất xuống cấp hay môi trường học tập không đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, Đại học Nông lâm vẫn có điểm mạnh của riêng mình đó chính là lĩnh vực về chất lượng đào tạo chuyên sâu cùng đội ngũ giáo viên nhiệt tình.

***Chương trình hành động "VÌ 1 TRIỆU SINH VIÊN TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH". Edu2Review phối hợp với hơn 150 trung tâm ngoại ngữ hàng đầu Việt Nam tài trợ 1 triệu voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher tại đây***

Mỗi một lựa chọn sai lầm, lấy đi nhiều thứ của bạn. Vào Edu2Review mỗi ngày và cập nhật thông tin về các tổ chức giáo dục để có quyết định đúng đắn.

>>Giải đáp nhanh thông tin hướng nghiệp 2020 tại đây

Thanh Thảo tổng hợp

***Edu2Review - Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam***

Một số người cho rằng không cần học đại học cũng thành công. Những người đọc nhiều, học nhiều đều biết Michael Dell [Quản trị tập đoàn máy tính Dell], Bill Gates [Người sáng lập hãng Microsoft], Mark Zuckerberg [Người sáng lập ra facebook], Henry Ford [Chủ hãng xe hơi Ford],… là những gương thành công, những tỷ phú không qua đào tạo ở trường đại học nào. Tuy nhiên, nhận định đó là không đúng. Vậy tại sao bạn phải học đại học? Đơn giản bởi có hàng triệu triệu người bỏ học nhưng chỉ có 1 Michael Dell, 1 Mark Zuckerberg, 1 Bill Gates,…nghĩa là người thành công mà không học đại học thì đếm được nhưng những người thành công đã từng học đại học thì nhiều không thể kể hết.

Tỷ lệ người thành công đã từng học đại học luôn cao hơn rất nhiều so với người thành công nhưng chưa từng học đại học. Tuy nhiên, nhận định đó là không đúng. Vậy tại sao bạn phải học đại học? Đơn giản bởi có hàng triệu triệu người bỏ học nhưng chỉ có 1 Michael Dell, 1 Mark Zuckerberg, 1 Bill Gates,…nghĩa là người thành công mà không học đại học thì đếm được nhưng những người thành công đã từng học đại học thì nhiều không thể kể hết. Tỷ lệ người thành công đã từng học đại học luôn cao hơn rất nhiều so với người thành công nhưng chưa từng học đại học.

1. Tại sao bạn nên chọn học trường Nông Lâm Huế?

Huế được coi là “Đất học”. Huế là nơi thích hợp để trao dồi kiến thức và rèn luyện tài năng, là nơi đào tạo ra những nhân tài cho đất nước. Bên cạnh đó, điều khá quan trọng đối với con em xuất thân từ nông thôn là chi phí cho cuộc sống ở Huế – như ăn uống, nhà trọ – rẻ hơn nhiều so với các thành phố lớn. Đây cũng là cơ hội để con em nông thôn được học đại học và theo đuổi niềm mơ ước của mình.

Trường Đại học Nông Lâm nằm trong khu vực Đại nội của Hoàng Thành Huế, rất thuận tiện trong việc tìm nhà trọ gần Trường, gần chợ, khu vực ăn uống,… phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Trường cũng đã xây dựng khu thể thao riêng biệt giúp sinh viên có cơ hội được rèn luyện sức khỏe sau những giờ học tập và nghiên cứu trên giảng đường. Đội ngũ cán bộ giảng viên của Trường có trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và môi trường giáo dục đáp ứng được các yêu cầu của quá trình đào tạo ra những kỹ sư nông nghiệp có trình độ, có năng lực nghiên cứu khoa học và kiến thức thực tiễn. Trường có truyền thống với 50 năm xây dựng và phát triển. Đây là cơ sở đào tạo về lĩnh vực nông nghiệp đầu tiên trong cả nước đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia.

2. Tại sao bạn nên chọn ngành Công nghệ sau thu hoạch?

Cơ hội được đào tạo chuyên nghiệp.

Chúng tôi sẽ là người hướng dẫn, định hướng và theo dõi
để các bạn luôn luôn đi đúng con đường đã chọn.

Vào học ngành Công nghệ sau thu hoạch [CNSTH], sinh viên sẽ được học chương trình kiến thức đại cương để củng cố kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội trong khoảng thời gian 1 năm đầu tiên. Trong 3 năm còn lại, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên ngành, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng thực tiễn bởi đội ngũ giảng viên đông đảo, có trình độ cao: 1 Phó Giáo sư, 5 Tiến sĩ, và 16 Thạc sĩ [trong đó có 5 giảng viên đang học để lấy bằng Tiến sĩ]. Các cán bộ giảng viên được đào tạo từ các nước có nền giáo dục tiên tiến [Pháp, Bỉ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc…] và các trường nổi tiếng trong nước [Đại học Bách Khoa, Viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Nha Trang,…]. Đội ngũ giảng viên này luôn đồng hành cùng bạn trong suốt thời gian học đại học.

Chương trình đào tạo bao gồm 03 đợt thực tập nghề nghiệp [Tiếp cận nghề, Thao tác nghề và Thực tế nghề] tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm để sinh viên có thể tham gia, trải nghiệm quy trình bảo quản, sản xuất nông sản thực phẩm trong thực tiễn.

Bên cạnh đó, các hoạt động ngoại khóa vẫn được thường xuyên tổ chức ở cấp Khoa, cấp Trường, cấp Đại học Huế để sinh viên có cơ hội tự rèn luyện bản thân. Sinh viên có thể tham gia các câu lạc bộ, đội, nhóm [CLB giọt hồng, CLB âm nhạc, CLB thể thao, CLB ngoại ngữ, CLB nghiên cứu khoa học, CLB khởi nghiệp…, tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động tiếp sức mùa thi…

Cơ hội việc làm cao.

Ngành Công nghệ sau thu hoạch được coi là “Ngành học đầy tiềm năng” với “cơ hội nghề nghiệp đa dạng, linh hoạt” bởi có đến 70% của 95 triệu dân nước ta sống dựa vào Nông nghiệp. Sản lượng nông sản cao nhưng mất mát sau thu hoạch cũng rất lớn do sự lạc hậu trong khâu thu hoạch, bảo quản và do sự yếu kém trong hoạt động sơ chế, chế biến thành các sản phẩm thực phẩm.

Con người ta sống nhờ vào thực phẩm. Dân số ngày càng tăng, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng theo, nhất là thực phẩm chất lượng và an toàn. Điều này có nghĩa là khi nào con người còn sống thì còn phải ăn, còn ăn thì những người lao động trong lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm là luôn giữ vai trò quan trọng.

Các nhà máy sản xuất thực phẩm ngày càng nhiều, số cơ sở thu mua và chế biến nông sản không ngừng tăng lên. Đây là cơ hội để kỹ sư Công nghệ sau thu hoạch có cơ hội làm việc hoặc thậm chí là tự mình gây dựng và làm chủ những cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản, thực phẩm, đồ uống.

Ngành nông nghiệp đang được khuyến thích theo định hướng sản xuất sản phẩm chất lượng cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Nhà nước đầu tư từ nguồn tài chính, từ khâu chọn tạo giống, canh tác đến thu hoạch, sơ chế, bảo quản và chế biến thành những sản phẩm có giá trị cao phục vụ mục tiêu xuất khẩu.

Cơ hội được đi thực tập sinh nước ngoài hoặc xuất khẩu lao động.

Một lý do nữa quan trọng không kém là sinh viên khi đang học trong nhà trường và sau khi tốt nghiệp luôn có cơ hội học tập hoặc đi thực tập sinh ở nước ngoài. Sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi giáo dục với Thái Lan, đi thực tập nghề tại Nhật Bản, tại Israel, sau khi ra trường có thể được đi xuất khẩu lao động từ 1 – 3 năm ở Nhật Bản.

Cơ hội được học cao hơn.

Kỹ sư Công nghệ sau thu hoạch có thể học thêm một bằng đại học khác cùng nhóm ngành hoặc học tiếp cao học [Thạc sĩ] hoặc nghiên cứu sinh [Tiến sĩ] ở các trường đại học trong và ngoài nước. Kỹ sư ngành Công nghệ sau thu hoạch sẽ được đào tạo để có kỹ năng học tập suốt đời.

Thực tập nghề nghiệp, một phần tất yếu của chương trình đào tạo CNSTH

3. Bạn có thể làm gì, ở đâu?

Phân tích, kiểm tra và giám định chất lượng nông sản, hải sản, thực phẩm tại các cửa khẩu, hải cảng, trạm hải quan, tại các phòng nghiên cứu và phân tích thực phẩm – dược phẩm.

Điều hành và quản lý kỹ thuật tại các kho bảo quản nông sản, thủy sản, thực phẩm tại các xí nghiệp chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm [hoa quả, đồ hộp, thủy sản, bánh kẹo, thịt, sữa, trứng, cá, tôm, bia, rượu, dầu ăn, mía đường, nước giải khát, trà, điều, cà phê, ca cao, v.v…].

Cán bộ phân tích và điều hành kỹ thuật trong các cơ quan quản lý và cấp phép về vệ sinh an toàn thực phẩm, cấp phép sản xuất – kinh doanh thực phẩm ở Trung Ương và địa phương, quầy trưởng tại các quầy nông sản thực phẩm tươi sống và an toàn vệ sinh tại các siêu thị.

Tùy theo khả năng và mức độ tiến bộ, có thể được giao đảm trách các chức vụ trưởng phòng, tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng, giám đốc điều hành một cách nhanh chóng do cán bộ quản lý kỹ thuật ngành này còn rất thiếu.

Cán bộ nghiên cứu, cán bộ phân tích các chỉ tiêu hóa lý, vi sinh, độc tố lương thực thực phẩm tại các Viện nghiên cứu về Công nghệ sau thu hoạch và Công nghệ thực phẩm.

Làm giáo viên giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp về Công nghệ sau thu hoạch và Công nghệ thực phẩm.

4. Một số doanh nghiệp hỗ trợ đào tạo

·Công ty TNHH Bia Huế

·Xí nghiệp nước khoáng Alba, Công ty Cổ phần Thanh Tân Thừa Thiên Huế

·Tổng công ty đường Quảng Ngãi

·Công ty TH True Milk, Nghệ An

·Công ty thực phẩm Á Châu, Huế

·Công ty Cổ phần phát triển thủy sản Thừa Thiên Huế

·Tập đoàn CP Việt Nam, Công ty CP Huế

·Công ty TNHH Khánh Sủng, Sóc Trăng

·Công ty TNHH MTV Hoàng Tuấn Tùng, Quảng Trị

·Công ty TNHH cà phê Gia Nguyễn

·Công ty Cổ phần bia Hà Nội-Quảng Bình

·Công ty cổ phần XNK thủy sản Nam Hà Tĩnh

·Công ty Cổ phần bia Hà Nội-Nghệ An

·Công ty Cổ phần thủy sản Vạn Phần Diễn Châu, Nghệ An

·Chi cục dự trữ lương thực Thừa Thiên Huế

·Nhà máy chế biến tinh bột sắn FOCOCEV ở các tỉnh Quảng Nam, TT. Huế, Quảng Trị

·Viện công nghệ sinh học, Đại học Huế

Và rất nhiều các Trung tâm nghiên cứu-ứng dụng công nghệ, Công ty, Nhà máy bảo quản và chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm khắp các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.

5. Những doanh nghiệp tuyển dụng chính

Tập đoàn CP Việt Nam

Công ty Cổ phần Greenfeed Việt Nam

Công ty Công nghệ sinh học R.E.P, TP.Hồ Chí Minh

Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, dược phẩm và thực phẩm Thừa Thiên Huế

Các công ty chế biến thủy sản trên cả nước như: Công ty CP XNK thủy sản Nam Hà Tĩnh, Công ty Cổ phần phát triển thủy sản Thừa Thiên Huế, Công ty TNHH Duy Đại Chi nhánh Thừa Thiên Huế,

Công ty chế biến tinh bột sắn FOCOCEV Chi nhánh tại TT Huế, Quảng Trị, Quảng Nam…

Công ty bia rượu, nước uống: Công ty Cổ phần Thanh Tân Huế, Công ty TNHH Bia Huế, Công ty Bia Hà Nội-Quảng Bình, Hà Nội-Quảng Trị, Hà Nội-Nghệ An, Công ty TNHH MTV thực phẩm Huế [Nhà máy rượu Sake]…

Các tập đoàn siêu thị lớn: BigC, Co-op Mart,…

Các Nhà máy chế biến sữa, bột ngọt, bánh kẹo, cà phê, thủy sản tại Khu công nghiệp: Nhà máy Bánh kẹo Huế, TH True milk Nghệ An, Công ty CPHH Vedan Việt Nam…

Các trung tâm, Viện nghiên cứu rau quả trên cả nước, nghiên cứu sản xuất rau quả theo hướng an toàn áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, HACCP…

6. Một số gương thành công

THÔNG TIN CỰU SINH VIÊN THÀNH ĐẠT NGÀNH CNSTH, ĐH NÔNG LÂM – ĐH HUẾ

TT

Họ và Tên

Niên khóa Chức vụ [đầu 2017]

Đơn vị công tác

1

Phan Bá Thông 1997 – 2001 Giám đốc Vùng Công ty Viễn Thông A, TT Huế

2

Văn Đình Sơn Cước 1997 – 2001 Phó Giám đốc Cty phân bón Quốc Tế, Đắk Lắk

3

Nguyễn Xuân Phước 1997 – 2001 Phó Giám đốc Nhà máy Đường An Khê, Gia Lai

4

Nguyễn Đức Chung 1997 – 2001 Trưởng Bộ môn Bộ môn CNSTH, Khoa CKCN, Trường ĐHNL Huế

5

Hoàng Đình Tuấn 1998 – 2002 Giám đốc Công ty TNHH MTV Hoàng Tuấn Tùng

6

Hoàng Ngọc Lân 1998 – 2002 Phó Giám đốc Công ty CP thủy sản Vạn Phần Diễn Châu

7

Trần Thế Nhân 1998 – 2002 Phó Tổng giám đốc Công ty CP Gonsa

8

Phạm Nhật Đế 1999 – 2003 Trưởng Bộ phận QC Công ty Cổ phần CP Huế

9

Trần Quang Hải 1999 – 2003 Giám đốc Công ty TNHH MTV Thức ăn chăn nuôi Khatoco

10

Lê Văn Thiện 1999 – 2003 Trợ lý Giám đốc, Quản lý vùng Quảng Nam Công ty TNHH ANT Quy Nhơn

11

Lê Văn Vinh 1999 – 2003 Quản lý vùng Đà Nẵng Công ty Biovina Đà Nẵng

12

Lê Viết Quốc Hoàng 1999 – 2003 Giám đốc Trung tâm Giống Đà Điểu Khataco Quảng Nam

13

Lê Mộng Lâm 2000 – 2004 Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ LiVa

14

Nguyễn Văn Quý 2001 – 2005 Giám đốc Công ty TNHH Hải Vương, Hồ Chí Minh

15

Nguyễn Tuấn Anh 2001 – 2005 Giám đốc Công ty TNHH Cà phê Gia Nguyễn

16

Khưu Thanh Hà 2001 – 2005 Phó Phòng Phòng Tổ chức cán bộ,
Ban tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam

17

Nguyễn Thị Bích Hằng 2001 – 2005 Trưởng Bộ môn Bộ môn CNSH, Khoa Sinh môi trường, Đại học Sư phạm Đà Nẵng

18

Nguyễn Thị Huệ 2001 – 2005 Trưởng Phòng Phòng QA, Công ty TNHH Newtroy

19

Nguyễn Thắng Bình 2001 – 2005 Trưởng Phòng tín dụng Ngân hàng Techcombank VN, Chi nhành Nguyễn Sơn – Quận Tân Phú – HCM

20

Nguyễn Hữu Cường 2001 – 2005 Bí thư Huyện Đoàn Hoài Nhơn, Tỉnh Bình Định

21

Đỗ Thanh Khiết 2001 – 2005 Giám đốc Công ty Tư vấn về dinh dưỡng và Thức ăn GS

22

Nguyễn Công Phú 2001 – 2005 Trưởng Phòng Phòng Kiểm tra CL&MT, Cty CP Tinh Bột Sắn Phú Yên

23

Đặng Tấn Thương 2001 – 2005 Chi cục Trưởng Chi cục quản lý chất lượng thực phẩm, Sở NN Quảng Ngãi

24

Nguyễn Minh Khải 2001 – 2005 Giám đốc BQL Cảng cá và Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Tam Quan Bắc Hoài Nhơn, Bình Định

25

Lê Văn Minh 2004 – 2008 Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn công bố chất lượng Vitest

Và còn rất nhiều gương mặt cựu sinh viên CNSTH thành đạt khác hiện đang đảm nhiệm các chức vụ khác trong các đơn vị sản xuất nông sản, thực phẩm và cơ quan quản lý khối tư nhân, nhà nước.

7. Khối tuyển và điều kiện trúng tuyển

– Khối tuyển: Tuyển các khối: A [Toán, Lý, Hóa], B [Toán, Hóa, Sinh]

– Điểm xét tuyển: bằng mức điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Video liên quan

Chủ Đề