Process trong marketing là gì

Mục lục [Hiện]

  1. 7p trong marketing là gì?
  2. Sự hình thành mô hình 7p trong Marketing
  3. 7p trong marketing dịch vụ gồm yếu tố gì?
    1. P - Product - Sản phẩm
    2. P - Price - Giá cả
    3. P - Place - Địa điểm phân phối
    4. P - Promotion - Quảng cáo, truyền thông
    5. P- People - Con người
    6. P - Process - Quy trình
    7. P - Physical Evidence - Điều kiện vật chất
  4. Cách áp dụng mô hình 7P trong Marketing hiệu quả

Mô hình 7P trong marketing là sự thừa kế và nâng cấp của các mô hình marketing cơ bản nhằm đáp ứng với sự thay đổi của thị trường. Là một mô hình nâng cao, 7P đã chứng minh được sự hiệu quả khi được áp dụng mạnh mẽ trong ngành công nghiệp dịch vụ. Cùng Bizfly tìm hiểu cách sử dụng mô hình 7p trong Marketing này hiệu quả theo nội dung sau đây.

7p trong marketing là gì?

Trước khi đi tìm câu trả lời cho vấn đề "7p trong Marketing là gì?", bạn đọc cần phải nắm rõ khái niệmvề Marketing Mix. Vậy Marketing Mix là gì?

Theo các chuyên gia nhận định, Marketing Mix là việc mà doanh nghiệp sẽ tung ra đúng sản phẩm/dịch vụ, đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời điểm và đúng giá. Đây được xem là một thách thức không nhỏ đối với các nhà quản trị và marketing bởi làm tốt tất cả các việc đó là việc không hề dễ dàng.

7p trong marketing là gì?

Trong đó,7P trong marketing là một mô hình Marketing Mix tập hợp các biến số/yếu tố:Sản phẩm [Product], giá cả [Price], điểm bán [Place], truyền thông quảng cáo [Promotion], con người [People], quy trình [Process] và điều kiện vật chất [Physical Evidence].

7P trong marketing là kết quả của lộ trình chuyển đổi tư duy kinh doanh, từ định hướng sản xuất sang định hướng thị trường, định hướng khách hàng. Mô hình Marketing 7P giúp nâng cao vị thế của lĩnh vực Marketing trong quản trị doanh nghiệp và có thể ứng dụng trong nhiều doanh nghiệp khác nhau.

Sự hình thành mô hình 7p trong Marketing

Khái niệm 7P trong Marketing được hình thành trong giai đoạn từ sau thế kỷ 20 khi mà các nhà tiếp thị nhận ra sự thiếu hụt trong mô hình 4P truyền thống khi kém sự chú trọng đến dịch vụ và vai trò của dịch vụ khách hàng trong quá trình phát triển thương hiệu từ đó mô hình7P ra đời để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mọi người.

Đây là thời điểm mà các doanh nghiệp chuyển dịch mô hình kinh doanh từ sản xuất sang mô hình thị trường, đi theo hướng tập trung vào khách hàng. Quá trình này được đối chiếu về lý thuyết từ mô hình 5 thế lực lấy doanh nghiệp làm trọng tâm sang mô hình 4P lấy khách hàng làm trọng tâm.

Sự hình thành mô hình 7p trong Marketing

Việc nhu cầu của người dùng ngày càng phức tạp khiến cho các bài toán vĩ mô trở nên khó khăn hơn bao giờ hết đòi hỏi các doanh nghiệp phải có hướng đi cụ thể và đúng đắn để đáp ứng được toàn bộ các nhu cầu mà người dùng mong muốn. Doanh nghiệp nào thực hiện được điều này sẽ ngày càng phát triển và bền vững.

Từ đó, việc áp dụng mô hình 7P trong Marketing lấy con người làm chủ đạo càng trở nên nở rộ và là hướng đi hiệu quả giúp doanh nghiệp xây dựng nên các sản phẩm, dịch vụ và các cách thức để có thể thỏa mãn các nhu cầu mà khách hàng, người tiêu dùng mong muốn.

Xem thêm:Mô hình smart là gì? Xác định nguyên tắc smart trong kinh doanh

7p trong marketing dịch vụ gồm yếu tố gì?

Marketing là một ngành liên tục thay đổi và đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng phát triển để theo kịp với thời cuộc. Từ mô hình 4P quen thuộc, mô hình Marketing 7P ra đời như một sự tất yếu theo xu hướng nâng cao vị thế của lĩnh vực marketing trong quản trị doanh nghiệp.

Thực tế, mô hình marketing 7P bao gồm cả 4P và 3 yếu tố nâng cao.

P - Product - Sản phẩm

Sản phẩm ở đây được sử dụng cho mọi thể loại và dạng thức sản phẩm - tức là cả hữu hình và vô hình.Sản phẩm phải phù hợp với mong muốn của người tiêu dùng, thậm chí là vượt cả sự mong đợi của họ. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào cảm nhận và đánh giá, sự công nhận của khách hàng.

Product - Sản phẩm

Việc cải tiến một sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu biến đổi của thị trường hay phát triển những sản phẩm mới phù hợp cho người dùng cũng là việc mà các marketer cần nắm bắt. Riêng đối với ngành dịch vụ, sản phẩm của nó là một thứ hàng hóa vô hình, và để nhận biết nó rõ nhất chính là nhìn vào sự hài lòng, thỏa mãn, yêu thích của khách hàng được cung cấp dịch vụ đó.

P - Price - Giá cả

Giá cả là chi phí dịch vụ mà khách hàng phải trả để sở hữu/sử dụng sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng được nhiều người tiêu dùng cân nhắc giữa các sản phẩm/dịch vụ tương tự nhau. Giá cả cần được định mức phù hợp với giá trị sản phẩm đáp ứng mong muốn của khách hàng, vừa phải phù hợp với thời điểm, tình hình thị trường.

Những yếu tố để định giá sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí đầu vào,.... Điều quan trọng là cần tính toán kỹ lưỡng để đem đến một cái giá tốt nhất cho người dùng mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận và sự phát triển cho công ty. Đối với ngành dịch vụ, những quyết định về giá có vai trò trong xây dựng hình tượng dịch vụ. Giá tạo nên nhận thức về mặt chất lượng và sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu của thị trường hoặc chiến lược của doanh nghiệp.

Ví dụ, giá của các dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống sẽ thay đổi tùy theo mùa cao điểm hoặc tính chất sự kiện tại địa điểm du lịch đó.

P - Place - Địa điểm phân phối

Đây là hệ thống bán hàng để doanh nghiệp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Với mỗi nhóm sản phẩm khác nhau sẽ có kênh phân phối khác nhau [bán tại cửa hàng bán lẻ, bán hàng qua tiếp thị điện thoại, triển lãm thương mại,...]

Place - Địa điểm phân phối

Các doanh nghiệp cần có sự xem xét kỹ khi lựa chọn địa điểm, vị trí tốt nhất để thuận tiện cho khách hàng tiếp cận sản phẩm nhất, lựa chọn hệ thống phân phối nào phù hợp, độc đáo, hiệu quả nhất. Trong ngành dịch vụ, bên cạnh kênh phân phối và địa điểm thì cần quan tâm đến quá trình chuyển giao dịch vụ, bởi lẽ đây là thứ sản phẩm không dễ dự trữ.

Dựa vào nhu cầu của thị trường và bản chất của dịch vụ mà doanh nghiệp lựa chọn kênh phân phối cho phù hợp. Đặc biệt, trong kỉ nguyên công nghệ, dịch vụ đang được số hóa và không còn chú trọng đến sự tiếp xúc trực tiếp nữa.

Địa điểm trong ngành dịch vụ phụ thuộc vào loại hình tương tác giữa khách hàng và nhà cung cấp.

P - Promotion - Quảng cáo, truyền thông

Tổ chức quảng bá truyền thông giúp đưa tên tuổi của thương hiệu, sản phẩm đến người tiêu dùng. Nó bao gồm tất cả các cách mà doanh nghiệp nói với khách hàng về thông điệp, sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các hình thức:

Promotion - Quảng cáo, truyền thông

Một chiến dịch quảng cáo, truyền thông tốt có thể làm tăng tính chất hữu hình, giúp khách hàng có cái nhìn tốt nhất về dịch vụ thông qua những thông điệp của doanh nghiệp gửi gắm.

P- People - Con người

Con người là yếu tố quan trọng để chỉ các đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp nhắm đến, đồng thời chỉ các nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp.

Trong ngành dịch vụ, yếu tố con người là yếu tố hàng đầu, họ vừa là nhân viên cung ứng vừa chính là khách hàng nội bộ. Truyền thông nội bộ nhằm đảm bảo tất cả nhân viên hiểu, có trách nhiệm, hoàn thành công việc của bản thân và đóng góp cho sự phát triển chung của công ty.

Doanh nghiệp cần cân nhắc tuyển dụng đúng người có năng lực và phù hợp với doanh nghiệp của bạn, để từ đó cải thiện năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với khách hàng, doanh nghiệp cần thường xuyên khảo sát thị trường, thu thập ý kiến và đánh giá nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để đưa ra những điều chỉnh hợp lý cho quá trình cung cấp sản phẩm/dịch vụ.

P - Process - Quy trình

Quy trình chuyên nghiệp giúp doanh nghiệp thuận lợi cung ứng dịch vụ ra ngoài thị trường. Ở đây có thể coi là quy trình phân phối sản phẩm, quy trình thanh toán,....

Doanh nghiệp thiết kế các bản đồ quy trình phác thảo nhằm đảm bảo rằng công việc của nhân viên được vận hành đúng, đạt hiệu quả cao:

Process - Quy trình

Quy trình của ngành dịch vụ là cách thức cho dịch vụ được vận hành trơn tru, chuyên nghiệp nhất. Thay đổi cả quy trình là sẽ thay đổi cả về yếu tố con người. Hệ thống phục vụ được chuẩn hóa sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đáp ứng nhu cầu khách hàng, tránh lãng phí sức người sức của, thời gian và đem lại những chuyển đổi tốt nhất.

Ngày nay, quy trình làm việc đang được tự động hóa và giảm bớt vai trò của con người trong các bước vận hành cơ bản, đơn giản.

Ví dụ: các ngân hàng sử dụng máy ATM để cung cấp các dịch vụ về rút tiền, còn nhân viên ngân hàng sẽ giải quyết các dịch vụ phức tạp hơn liên quan đến gửi tiền, tạo tài khoản, vay vốn,....

P - Physical Evidence - Điều kiện vật chất

Môi trường vật chất bao gồm không gian gặp gỡ giữa nhà cung cấp và khách hàng, cơ sở hạ tầng, sự hỗ trợ khách hàng, tờ rơi quảng cáo, tài khoản truyền thông xã hội,... Nói chung, nó là toàn bộ những bằng chứng hữu hình để khách hàng dễ dàng về dịch vụ được cung cấp.

Đối với ngành dịch vụ, những yếu tố hữu hình về vật chất sẽ bù đắp cho tính chất bô hình của dịch vụ, làm gia tăng nhận thức về hình tượng của dịch vụ được cung cấp. Đó có thể là hình ảnh văn phòng, phong cảnh, môi trường xung quanh địa điểm dịch vụ, bộ nhận diện thương hiệu, hình ảnh nhân viên,...

Cách áp dụng mô hình 7P trong Marketing hiệu quả

Với mô hình 7P, các doanh nghiệp có thể sử dụng để đặt mục tiêu, tiến hành phân tích SWOT và phân tích đối thủ để tạo lợi thế cạnh tranh. Đây là một hướng đi hiệu quả để có thể đánh giá hoạt động hiện tại của một doanh nghiệp thông qua các phương pháp tiếp cận hợp lý.

Cách áp dụng mô hình 7P trong Marketing hiệu quả

Việc mà mọi người cần thực hiện đó chính là trả lời được các câu hỏi gắn liền với các thành phần cấu tạo nên mô hình này theo nội dung tham khảo sau đây:

Mỗi một yếu tố 7P trong Marketing đều có sự liên quan, tương tác lẫn nhau. Vì vậy, không thể bỏ qua bất kì yếu tố nào khi thực hiện các chiến dịch marketing cho doanh nghiệp.Các yếu tố sẽ hỗ trợ nhau, củng cố và là đòn bẩy cho nhau để đạt được chất lượng dịch vụ tốt nhất theo yêu cầu của từng thị trường, từng phân khúc khách hàng mục tiêu, từng lĩnh vực khác nhau.

Video liên quan

Chủ Đề