Tại sao có thể trẻ em không phải là có thể người lớn thu nhỏ

Họ đã sử dụng liều vaccine thấp hơn "1 phần 3" [1/3] so với người lớn [chỉ dùng 10 microgram, thay vì dùng 30 microgram cho mỗi liều], thời gian giữa 2 liều được giữ nguyên là 21 ngày. Kết quả thử nghiệm cung cấp các dữ liệu khá vững chắc để họ xin FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine này cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi trong bối cảnh lo ngại số lượng trẻ bị nhiễm COVID-19 ngày một gia tăng kể từ khi nước Mỹ mở cửa trở lại và học sinh trở lại trường học.

[Ảnh minh họa]

Hiện nay, ở Mỹ có 3 loại vaccine COVID-19 được cho phép sử dụng trong cộng đồng là Pfizer/BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson. Tuy nhiên chỉ có vaccine của Pfizer/BioNTech đang được cho phép sử dụng cho người từ 12 tuổi trở lên [liều và khoảng cách các liều là giống nhau] vì hiện chỉ công ty này có các nghiên cứu lâm sàng trên nhóm người trẻ và có kết quả rõ ràng về độ an toàn và hiệu quả.

Chắc hẳn là có nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng việc sử dụng vaccine trên trẻ tại sao phải cân nhắc kỹ lưỡng đến như vậy? Tại sao phải thực hiện riêng các thí nghiệm lâm sàng?

Câu trả lời đơn giản là vì “trẻ em khác người lớn khá nhiều”! Không những khác về tầm vóc, cân nặng, hình dáng bên ngoài mà quan trọng hơn là các đặc điểm sinh học bên trong của trẻ vẫn “còn đang phát triển” và không ai trong chúng ta muốn sự phát triển này bị ảnh hưởng xấu. Có một câu nói thường được nhắc đến khi các nghiên cứu khoa học được áp dụng lên trẻ em đó là “Children are not small adults”, có thể hiểu đơn giản là “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ”, để nhắc nhở rằng chúng ta cần nên hết sức cẩn trọng. Do vậy nhóm trẻ em, cũng như các nhóm “nhạy cảm” khác như phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú, người già, người có bệnh nền nguy hiểm,… thường không được tham gia thử nghiệm lâm sàng một loại thuốc hoặc vaccine mới ra. Trong những thử nghiệm lâm sàng đầu tiên đối với các thuốc/vaccine mới nhằm kiểm tra tính an toàn, chuẩn liều tối ưu và đo độ hiệu quả thường chỉ có những người trưởng thành, khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 tuổi trở lên và dưới 60, không có bệnh nền đáng kể. Chỉ sau khi có những kết quả “an toàn” trên nhóm người khỏe mạnh rồi thì những nhóm khác như kể trên mới bắt đầu được “thử nghiệm”. Đây là lý do chúng ta thấy các nghiên cứu trên trẻ gần đây mới bắt được bắt đầu và thực hiện từ trẻ có tuổi lớn hơn đến trẻ nhỏ hơn.

Đối với bệnh COVID-19, chúng ta còn được biết là hầu hết trẻ em khi mắc sẽ bị bệnh nhẹ, khỏi nhanh và phần lớn không có triệu chứng, chỉ một tỉ lệ rất rất nhỏ bị trở nặng hoặc tử vong. Đây là một hiện tượng đang được các nhà khoa học nghiên cứu và làm rõ với các kết quả khá thú vị. Do vậy, trong trường hợp vaccine vẫn chưa đầy đủ cho những nhóm người có nguy cơ cao trở nặng khi mắc COVID-19 như nhóm người lớn tuổi, có bệnh nền nguy hiểm,… thì việc trì hoãn chích vaccine cho nhóm trẻ em vẫn nên thực hiện và không cần phải vội vã.

Nói chung, do đặc tính sinh học của trẻ em có nhiều điểm khác với người lớn nên việc sử dụng vaccine trên chúng nên được “cẩn trọng”, chỉ nên sử dụng các vaccine đã có nghiên cứu cụ thể và sử dụng đúng liều lượng phù hợp cho từng lứa tuổi.

Theo chia sẻ của TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện nghiên cứu City of Hope, California, USA; Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím

Trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ xét về mọi góc độ, bởi trẻ em là một cơ thể đang lớn, đang trưởng thành. Quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ chịu nhiều tác động bởi các yếu tố thể chất, trí tuệ, cảm xúc tình cảm, các yếu tố này phối hợp và tương tác qua lại lẫn nhau, nhưng khác nhau tuỳ từng giai đoạn.

Có nhiều quan điểm về sự phân chia các giai đoạn phát triển của trẻ em. Trên cơ sở những nét cơ bản về tâm- sinh lý có thể chia thành:

1. Thời kỳ trong tử cung: Từ lúc thụ thai đến khi đẻ.

– Phôi thai hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ.

– Đây là thời kỳ hình thành về số lượng và phát triển ban đầu của các cơ quan, để sau khi sinh các cơ quan này có thể đảm bảo các chức năng.

– Bệnh tật: Chịu ảnh hưởng lớn các bệnh tật của người mẹ.

– Ngày nay người ta đề cập nhiều đến mối quan hệ sớm Mẹ – Con trong giai đoạn này, do vậy các vấn đề tâm lý không tốt của người mẹ có thể gây ảnh hưởng đến trẻ [như sự không mong muốn có con, mẹ mắc bệnh trầm cảm].

2. Giai đoạn từ 0 – 18 tháng tuổi [tuổi sơ sinh và nhũ nhi]

Là thời kỳ rất quan trọng của trẻ, cơ thể và tâm lý có rất nhiều sự thay đổi lớn, các cơ quan phát triển đạt kỷ lục trong giai đoạn này.

– Giai đoạn sơ sinh: Từ sau đẻ đến ngày thứ 28.

Xem thêm:  Mẫu đơn nhận nuôi trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi

Là giai đoạn thích nghi của trẻ với môi trường bên ngoài sau khi rời tử cung người mẹ.

Các cơ quan đều chưa thực sự hoàn thiện.

Bệnh lý: Các dị tật bẩm sinh, các bệnh có liên quan đến cuộc đẻ, các bệnh nhiễm trùng

– Giai đoạn nhũ nhi: Từ sau ngày 28 đến 1 tuổi.

Tốc độ tăng trưởng nhanh, cuối giai đoạn này các cơ quan hoàn chỉnh cơ bản về cấu trúc và chức năng.

Bệnh lý: Nổi bật là bệnh về dinh dưỡng và nhiễm khuẩn.

Về mặt tâm lý: Các giác quan phát triển để tiếp nhận mọi kích thích từ môi trường sống mang tính tâm lý đầu tiên. Giai đoạn này sự gắn bó mẹ – con đảm bảo các nhu cầu hợp lý cho trẻ, nhờ đó tạo được sự yên tâm cho trẻ và khuyến khích được tiềm năng sinh học phát triển ban đầu.

3. Giai đoạn từ 18 – 36 tháng

Tốc độ tăng trưởng chậm lại, chức năng các cơ quan hoàn thiện.

Bệnh tật: Nổi bật vẫn là các bệnh nhiễm trùng.

Tâm lý tình cảm: Đây là giai đoạn phát triển đột phá, rất quan trọng và là nền tảng cho sự hình thành cá tính và nhân cách sau này, trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh một cách mãnh liệt.

Những nét đặc trưng của phát triển tâm lý:

Biết đi, nói nhờ đó trẻ chủ động giao tiếp, thích tự mình tìm hiểu thế giới xung quanh, trẻ rất hiếu động.

Bước đầu tách mẹ tự lập: cai sữa, xa mẹ đi nhà trẻ, mâu thuẫn với người lớn vì phải ghép vào kỷ luật. Sự cấm kỵ nghiêm ngặt hoặc thiếu chăm sóc làm mất tính độc lập, giảm năng lực tìm hiểu thế giới để thích nghi. Các rối loạn thường gặp là khó ăn ngủ, hiếu động, hay quấy khóc, bẳn tính

Xem thêm:  Câu hỏi trắc nghiệm về Hội sinh viên Việt Nam

4. Giai đoạn từ 3 – 6 tuổi [tuổi mẫu giáo]

Nói và đi thành thạo, dùng ngôn ngữ để giao tiếp, phát triển tính độc lập, tò mò tự mình tìm hiểu thế giới xung quanh, trẻ rất hiếu động, hay tháo gỡ hoặc phá đồ vật để tìm hiểu.

Nhận thức phát triển, biết phân biệt đúng sai, hư thực nhưng chưa thành thục và nhận thức cái tôi đơn giản. Trẻ biết phân biệt giới tính và xu hướng phát triển tính cách theo giới, trong các trò chơi mang đặc thù về giới.

Các nhà tâm lý và tâm thần học trẻ em cho rằng đây là giai đoạn sôi động nhất của tuổi trẻ em. Mọi sự chăm sóc sẽ quyết định sự phát triển toàn diện sau này của trẻ, cần phải khuyến khích tính độc lập, lòng tự tin để phát triển năng lực cá nhân. Ngược lại sự chăm sóc quá nâng đỡ hoặc sao nhẵng, thiếu hụt hoặc đòi hỏi quá mức ở trẻ đều gây tổn thương về SKTT, làm nẩy sinh các hành vi chống đối, nói dối, thiếu tự tin, thiếu hoà nhập, kém giao tiếp, hay sợ hãi

5. Giai đoạn từ 6 – 12 tuổi [tuổi thiếu nhi – nhi đồng]

Về mặt cơ thể: Các cơ quan đã hoàn thiện.

Bệnh tật: Trẻ dễ mắc các bệnh miễn dịch dị ứng như thấp tim, viêm cầu thận cấpvà các bệnh xuất hiện trong quá trình học tập [cận thị, gù vẹo cột sống].

Trẻ đến trường, quan hệ xã hội mở rộng ra nhà trường- thầy cô giáo, quan hệ bạn bè bình đẳng và chấp nhận quy tắc bạn bè, có khả năng hợp tác, hiểu và tôn trọng luật chơi.

Về mặt cảm xúc, đạo đức: giai đoạn này gọi là giai đoạn ẩn tiềm tàng, các vấn đề giới tính ít được đề cập, mặc cảm ơ-đíp được giải toả, là thời kỳ thuận lợi nhất cho học tập.

6. Giai đoạn vị thành niên: Từ 10 đến 19 tuổi.

Đặc trưng của giai đoạn này là hiện tượng dậy thì với nhiều biến động về sinh lý, cơ thể, nội tiết.

Biến động về tâm lý: Trẻ ngượng ngùng, xao xuyến trước những thay đổi của cơ thể, nhiệt tình nhưng cũng dễ bi quan chán nản. Cuối giai đoạn này trẻ có thể lực tốt, có ý thức làm chủ cơ thể và muốn thử sức, thể hiện mình, trẻ có bạn thân, muốn có đời sống riêng biệt cũng như hình thành băng nhóm.

Đây là giai đoạn phát triển có tính chất chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn về mọi khía cạnh. Đặc biệt là tâm lý, trẻ dễ chịu ảnh hưởng của các nhân tố từ bên ngoài như bạn bè, gia đình, nhà trường, bệnh tậtnên ngoài bệnh lý thực thể cần thiết phải được chăm sóc về sức khoẻ tâm thần, giáo dục.

TS. Cao Vũ Hùng

Video liên quan

//www.youtube.com/watch?v=hRfg5n_Xp80

Em Lydia Melo, 7 tuổi, được tiêm liều 10 microgram vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech trong một thử nghiệm tại ĐH Duke ở Durham, bang North Carolina, Mỹ ngày 28-9-2021 - Ảnh: Reuters

Điều này hoàn toàn sai, có những thuốc trẻ con không dùng được và trong bảng hướng dẫn sử dụng những thuốc đó có ghi "Chống chỉ định đối với trẻ em". Thí dụ, thuốc kháng sinh tetracyclin có ghi "Chống chỉ định đối với trẻ dưới 7 tuổi", tức trẻ dưới 7 tuổi không được dùng tetracyclin.

Có 2 lý do không thể xem trẻ con là người lớn thu nhỏ:

1. Cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, dẫn đến thuốc gây tác dụng bất lợi:

Việc cho thuốc ở trẻ con phải đặc biệt thận trọng vì ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, các cơ quan như gan, thận, hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch... chưa phát triển hoàn chỉnh, dẫn đến dễ xảy ra hiện tượng thuốc gây độc tính cho các cơ quan đang phát triển.

2. Nhiều tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc chỉ xảy ra ở trẻ mà không xảy ra cho người lớn:

Ở trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh, có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc xuất hiện mà không thấy xuất hiện ở người lớn, chẳng hạn:

* Liều cao paracetamol làm tăng thân nhiệt ở trẻ sơ sinh, chứ không làm hạ thân nhiệt như ở người lớn.

* Làm chậm lớn với tetracyclin và các thuốc corticoid.

* Làm xám răng vĩnh viễn với tetracyclin...

Vắc xin ngừa COVID-19 dùng cho trẻ sẽ như thế nào?

Vắc xin là những chế phẩm sinh học [dùng mầm bệnh chết, sống hay một phần mầm bệnh, thậm chí là một đoạn ADN hay RNA] được dùng đưa vào cơ thể nhằm tạo ra những kháng thể đặc hiệu để khi nhiễm mầm bệnh thật thì cơ thể có kháng thể sẽ chống trả và tiêu diệt được mầm bệnh.

Như vậy, vắc xin cũng là thuốc nhưng có tác dụng đặc biệt là ngừa bệnh do sinh miễn dịch nhờ giúp sinh kháng thể.

Đối với vắc xin ngừa COVID-19, nếu trẻ dùng vẫn phải thực hiện đúng nguyên tắc "Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ". Đặc biệt, có một chút khác biệt so với việc dùng thuốc sau. Có khi không cần giảm liều khi tiêm vắc xin. 

Theo thông tin, trẻ từ 12 - 17 tuổi tiêm 2 liều Pfizer/BioNTech giống như người lớn, tức mỗi liều 30mcg và hai liều cách nhau 3 tuần. Trong khi đó, trẻ 5 - 11 tuổi tiêm mỗi liều 10mcg, tức chỉ dùng 1/3 liều người lớn. Rõ ràng liều vắc xin Pfizer/BioNTech và tính sinh miễn dịch ở cơ thể là không liên quan nhau.

Ngược lại, liều vắc xin ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà dùng ở trẻ lại có liều cao hơn dùng cho người lớn.

Đối với trẻ, để đảm bảo dùng vắc xin ngừa COVID-19 với liều an toàn và hiệu quả, phải nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đúng quy cách chứ không suy đoán một cách dễ dãi.

Tiêm vắc xin cho trẻ em: Cha mẹ cần lưu ý gì?

PGS NGUYỄN HỮU ĐỨC

Video liên quan

Chủ Đề