Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là ai

TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ tại Ngày hội cải tiến chất lượng của bệnh viện. [Ảnh: T.H]

Chia sẻ tại "Ngày hội cải tiến chất lượng và Lễ trao giải Đề án cải tiến chất lượng bệnh viện" năm 2020, diễn ra vào chiều 21/1, TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết: Hoạt động cải tiến chất lượng không phải là mới ở bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đây là 1 trong 82 tiêu chí đánh giá bắt buộc của bệnh viện nói chung, nên được triển khai ở mọi cơ sở trên cả nước. Tuy nhiên, mỗi bệnh viện ở từng thời điểm lại có cách làm riêng.

Khoa Đẻ dịch vụ D3 [bệnh viện Phụ sản Hà Nội] trình bày về Đề án Nâng cao tỷ lệ số trẻ sơ sinh sau đẻ thường taị khoa D3 được thực hiện da kề da từ 60-90 phút. [Ảnh: T.H]

Trong đó, "2020 là năm đầu tiên bệnh viện Phụ sản Hà Nội đẩy mạnh triển khai Đề án cải tiến chất lượng bệnh viện thành cuộc thi. Dự kiến những năm tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì, biến cuộc thi thành ngày hội cải tiến chất lượng với hiệu quả cao hơn; đồng thời, ban tổ chức sẽ hoàn thiện hơn các khâu, cải tiến, xây dựng các tiêu chí đánh giá Đề án mang tính chất định hướng, để các khoa phòng có cơ hội thực hiện khát vọng của mình. Thực tế, bản thân những người làm quản lý chất lượng cũng phải không ngừng cải thiện chính mình" - TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà nhấn mạnh.

PGS.TS.BS Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội trao giải Nhất cho khoa Sơ sinh với Đề án "Áp dụng chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo". [Ảnh: T.H]

Cũng theo TS.BS Hà, cuộc thi cũng là cú hích để tạo khí thế thi đua, nuôi dưỡng tâm huyết và thôi thúc nhân viên các khoa phòng không ngừng tư duy, sáng tạo, trú trọng xây dựng đề án cải tiế; để chất lượng của khoa, phòng nói riêng, bệnh viện nói chung ngày hôm nay tốt hơn hôm qua và ngày mai tốt hơn hôm nay; nâng cao hơn nữa sự hài lòng của người bệnh, người nhà người bệnh và chính các y, bác sĩ.

"Những đề án, mô hình này cũng không phải chỉ thực hiện trong chốc lát, mà sẽ được triển khai, duy trì dài hạn. Nếu được chuẩn hóa thành bộ tiêu chí dựa trên tính chất hoạt động cải tiến chất lượng, sau này, những mô hình trên thậm chí có thể được áp dụng ở bất kể bệnh viện nào” – TS.BS Hà cho hay.

Lãnh đạo BV Phụ sản Hà Nội trao giải Nhì cho khoa Đẻ dịch vụ D3 và khoa Hỗ trợ sinh sản & Nam học. [Ảnh: T.H]

"May mắn là tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, phong trào, hoạt động đổi mới, nâng cao chất lượng bệnh viện đã thành văn hóa của nhân viên. Và khi hoạt động này đã trở thành văn hóa của khoa phòng, nhân viên bệnh viện Phụ sản Hà Nội, họ lại có nhiều ý tưởng hữu ích để cải thiện chất lượng bệnh viện.

Lúc này, nhiệm vụ của người làm công tác quản lý là hỗ trợ hết sức để những ý tưởng thiết thực đó thành hiện thực. Khó khăn ở đâu sẽ gỡ ở đó. Mục tiêu quan trọng nhất là hướng tới sự hài lòng người bệnh, giúp ích được người bệnh và những khách hàng đã tin tưởng lựa chọn bệnh viện Phụ sản Hà Nội khi sinh nở. Nếu không có nỗ lực, quyết tâm thay đổi của các khoa phòng thì bệnh viện cũng khó thể phát triển mạnh” – TS.BS Nguyễn Thị Thu Hà khẳng định.

PGS.TS.BS Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội trao giải Ba cho các đơn vị tham dự cuộc thi. [Ảnh: T.H]

Sau hơn 10 tháng triển khai, cuộc thi "Đề án cải tiến chất lượng bệnh viện" năm 2020  đã lựa chọn được 6 Đề án vào vòng Chung kết, gồm:

- Đề án Nâng cao tỷ lệ số trẻ sơ sinh sau đẻ thường taị khoa D3 được thực hiện da kề da từ 60-90 phút [khoa Đẻ dịch vụ D3].

- Ứng dụng CNTT trong nhận diện bệnh nhân bằng vân tay, mấu mắt đối với các cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm [Khoa hỗ trợ sinh sản và Nam học].

- Cải tiến phương thức phân chia tiền thủ thuật, bác sĩ thực hiện thủ thuật tại khoa Phụ khoa tự nguyện trên phần mềm công nghệ thông tin [Khoa Phụ khoa tự nguyện].

- Đồng bộ mã phẫu thuật thủ thuật, liên kết mã viện phí và tên danh mục kỹ thuật thu phí - thu BHYT thực hiện tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội [Phòng Kế hoạch Tổng hợp].

- Áp dụng chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo [Khoa Sơ sinh].

- Đề án cải tiến chất lượng gói dự phòng nhiễm khuẩn huyết trên bệnh nhân liên quan đến đường truyền trung tâm tại khoa Sơ sinh, bệnh viện Phụ sản Hà Nội [khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn].

Kết quả, giải Nhất đã thuộc về Khoa Sơ sinh; 2 giải Nhì được trao cho khoa Đẻ dịch vụ D3 và khoa Hỗ trợ sinh sản & Nam học; Phòng kế hoạch tổng hợp, khoa Phụ khoa tự nguyện và khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đạt giải Ba tại cuộc thi. Ngoài ra, Ban Giám khảo cũng trao 7 giải phụ cho các đề án có tính sáng tạo, hiệu quả tại cuộc thi.

 THẢO HƯƠNG

Cách đây 8 năm, tôi vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để thăm một người bạn. Khi đó, bệnh viện rất chật chội, đông đúc. Sản phụ sinh mổ có BHYT phải nằm 2 người 1 giường, 3 người 2 giường. Nhưng đến nay, khi vào viện, rất nhiều thứ đã thay đổi theo hướng tích cực. Xin PGS chia sẻ vì sao bệnh viện có thể thay đổi chóng mặt chỉ trong vài năm như vậy?

PGS Nguyễn Duy Ánh: Cuối năm 2013, tôi nhận nhiệm vụ Giám đốc bệnh viện. Khi đó đã là cận Tết. Lúc ấy, trong ngân sách của bệnh viện chỉ còn 2,6 tỷ đồng.

Những năm trước, anh em đều được thưởng 10 triệu đồng tiền Tết trong khi lúc đó có gần 1.000 cán bộ, công nhân viên, số tiền còn lại không đủ để chia cho nhân viên theo mức cũ.

Nhưng tôi nghĩ, những năm trước họ vẫn được chia như thế thì đến giờ, không thể vì thiếu tiền mà không chia được cho nhân viên 10 triệu đồng.

Tôi về nhà, mang sổ đỏ của hai căn nhà đứng tên gia đình đưa cho kế toán đi đặt ngân hàng để vay tiền, chia tiền Tết cho nhân viên. 

Sau khi cầm sổ đỏ 2 ngày, kế toán trả lại tôi vì đắn đo không thể lấy tài sản cá nhân của một người đi cầm cố.

Cô ấy nhất quyết xin trả lại và nói rằng bệnh viện có thể "hoãn nợ" các hãng thuốc để có đủ 10 tỷ đồng chia tiền Tết cho nhân viên. Và cuối cùng, chúng tôi cũng gom đủ tiền để chia cho mỗi người 10 triệu đồng.

Từ năm 2013, tôi bắt đầu tập trung vào đầu tư và phát triển bệnh viện, hỏng đâu, sửa đấy; đầu tư trang thiết bị máy móc; đầu tư đào tạo những cán bộ y tế giỏi, kể cả gửi đi đào tạo ở nước ngoài.

Có những người nhìn thấy tôi đầu tư mạnh quá nên góp ý với tôi "Anh ơi đầu tư thế này mà không có tiền thì phải làm sao, mình không tích lũy lúc khó khăn thì sao?”.

Lúc đó, tôi quả quyết với bệnh viện rằng hiện tại chúng ta chỉ có hai con đường: đầu tư hay là chết. Giờ đã có kinh phí phải tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và con người.

Tôi nghĩ có đầu tư, thu hút bệnh nhân thì bệnh viện ắt phát triển. Năm đầu tiên, chúng tôi đã để ra 40 tỷ đồng, đời sống anh em tăng lên một bậc.

Chúng tôi cứ đầu tư từ cơ sở vật chất nhỏ nhất, từ viên gạch, từng ô cửa cho đến những trang thiết bị khám, chẩn đoán, điều trị. Chỉ có điều khác biệt là bệnh viện chủ trương rất rõ ràng rằng nếu không đầu tư thì thôi còn đã đầu tư thì phải là thứ tốt nhất.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã quyết tâm xóa bỏ nạn phong bì. Đây là vấn đề nhạy cảm ở các bệnh viện và gây bức xúc cho nhiều bệnh nhân. Vì sao lúc đó ông quyết tâm xây dựng bệnh viện không phong bì?

PGS Nguyễn Duy Ánh: Ngày xưa tôi cũng nghĩ rằng việc nhận phong bì cảm ơn của bệnh nhân như là một lẽ sống ở đời. Nói thật với các bạn, khi tôi làm bác sỹ, nếu một ngày mổ hai ca, tôi cũng nghĩ 'hôm nay mình sẽ có quà cảm ơn của bệnh nhân' và tôi thấy vui vui.

Con người ai cũng thế, được quà sẽ rất vui sướng. Nhưng sau đó, tôi nhận ra rằng đi kèm với nhận phong bì là nhiều sự không trong sáng khác. Chẳng hạn như tạo điều kiện cho cò mồi khám chữa bệnh; gây ra sự mặc cảm của người bệnh; người không có điều kiện cảm ơn bác sĩ bằng phong bì sẽ rất tủi thân.

Người cán bộ y tế cũng có tâm lý xấu, bệnh nhân có phòng bì sẽ được đón tiếp vui vẻ, ân cần hơn... Nhân viên y tế mà như thị trường thì đâu còn tình cảm yêu thương đủ đầy với người bệnh, nhất là người nghèo, bệnh trọng. Hình ảnh đẹp đẽ, tận tụy của người "thầy thuốc như mẹ hiền" đâu còn nữa.

Người bệnh liệu còn đủ niềm tin vào bác sĩ nữa không nếu việc khám chữa bệnh cứ phải có phong bì ? Họ đâu biết thế nào là đủ để bác sĩ tận tụy và đâu phải ai cũng có tiền.

Tôi nghĩ phải giáo dục nhân viên, phải chỉ cho nhân viên thấy rõ nếu cứ kiểu phòng bì như thế thì một ngày không xa, sẽ không còn bệnh nhân đến bệnh viện nữa.

Tôi nghĩ rằng mình cần loại bỏ "văn hóa phong bì" trong bệnh viện để cứu hình ảnh của bệnh viện. Đây là "vùng cấm" khó đụng vào. Nhưng tôi quyết tâm sẽ thực hiện được. Để thực hiện được điều này, tôi trao đổi thẳng thắn, gay gắt với mọi người trong các buổi họp tổng kết năm, giao ban hàng ngày.

Tôi còn mạnh miệng khẳng định rằng người nhận phong bì là kẻ lừa đảo, thậm chí lừa đảo siêu hạng.

Cái siêu hạng chính là ở chỗ anh dùng chuyên môn, dùng tình cảm, sự trân trọng của người bệnh để lừa người bệnh rằng ca mổ khó, nhiều người tham gia, vòi tiền cảm ơn này nọ.

Phong bì còn dẫn đến tình trạng cò mồi với việc tâng bốc, bệnh không nặng thì dọa rất nặng để bệnh nhân sợ đưa nhiều tiền. Tôi cũng thấy có bác sĩ chưa giỏi thì cò mồi tâng bốc thành “bàn tay vàng”… và đương nhiên, người bệnh phải chi nhiều tiền hơn. Như vậy, bệnh viện chính là nơi lừa đảo.

Điều nghiêm trọng nhất là nhân viên y tế cầm tiền rồi sẽ bị đồng tiền chi phối. Sự chi phối nguy hiểm tới mức là bệnh nhân đáng phải đi mổ thì không cho đi mổ vì đã nhận là đỡ đẻ, cố cho đẻ, cố điều trị rồi sinh ra tai biến; hoặc vì cầm tiền nhận mổ rồi thì cố lôi ra mổ dù bệnh nhân không đáng phải mổ…

Ông có gặp nhiều khó khăn, phản đối khi quyết tâm dẹp nạn phong bì trong bệnh viện hay không?

PGS Nguyễn Duy Ánh: Tất nhiên là có. Tuy nhiên, với tư duy biện chứng không duy ý chí, tôi chỉ rõ vấn đề.

Anh em nào không đồng thuận đứng sang một bên.

Thực tế, có rất nhiều người ủng hộ tôi. Họ cũng bất mãn chuyện này từ rất lâu, lên tiếng thì sợ rằng đâu cũng vào đấy, kiểu "ném đá ao bèo", nên họ đành im lặng. Khi có người đầu tàu quyết tâm, họ cũng ủng hộ hết mình.

Tôi cho rằng phải cứu hình ảnh bệnh viện. Slogan của bệnh viện rất rõ “Trao - nhận niềm tin”, vậy niềm tin ở đâu khi người bệnh vào viện lại ứa nước mắt vì chuyện vòi vĩnh phong bì.

Nội quy bệnh viện nêu rõ nhân viên y tế vi phạm [nhận quà biếu, phong bì của bệnh nhân] sẽ bị tạm đình chỉ công tác, không tiếp xúc người bệnh; phạt tiền đời sống 1 năm; tên người đó nêu trước toàn thể cán bộ và nhân dân trong nhiều ngày bằng việc đọc tên trên loa phát thanh của bệnh viện.

Thực tế, phong bì cũng là nguồn thu của nhân viên y tế khi thu nhập của họ thấp. Nhiều nhà quản lý biết hệ lụy từ phong bì nhưng không thể cấm triệt để được. Ông nghĩ sao về điều này?

PGS Nguyễn Duy Ánh: Ở nơi nào tôi không rõ nhưng ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, tôi đã làm được. Đúng là phong bì là nguồn thu thêm để cải thiện đời sống. Tuy nhiên, biện pháp để không có phong bì là  thay vì để bệnh nhân cảm ơn, bệnh viện xây dựng dịch vụ tốt và để người bệnh đóng tiền hưởng dịch vụ đó chứ không phải làm một dịch vụ giá rẻ rồi lại thu bằng nguồn phong bì.

Tôi sẵn sàng trả thêm lương để nhân viên của mình không nhận phong bì. Cơ chế tự chủ của nhà nước cho phép bệnh viện sử dụng các dịch vụ trên cơ sở nhu cầu của người dân như phòng riêng, khu vực chất lượng cao, lựa chọn thầy thuốc riêng, các dịch vụ cá nhân của bệnh nhân.

Thay vì phải ra nước ngoài, bệnh nhân có thể ở trong nước sử dụng dịch vụ tốt nhất. Đó là nguồn thu chính của bệnh viện và nhờ đó có thể chi trả cho cán bộ, công nhân viên khoản thu nhập xứng đáng với công sức họ bỏ ra và không phải dựa vào những chiếc phong bì.

Nếu bệnh viện chỉ phát triển mạnh về dịch vụ, có khi nào sợ bỏ quên những đối tượng khó khăn, người có BHYT không, thưa ông?

PGS Nguyễn Duy Ánh: Như tôi đã nói, người bệnh có BHYT cũng được hưởng dịch vụ tốt nhất. Khu BHYT của chúng tôi đều có điều hòa, sản phụ được chăm sóc tốt với các thiết bị tốt hàng đầu thế giới. Hiện BHYT chi trả ổn định.

Từ nguồn thu từ dịch vụ, bệnh viện đầu tư phát triển và người bệnh BHYT hay người nghèo đều được hưởng dịch vụ tốt. Là bệnh nhân nghèo nếu có xác nhận của địa phương, chúng tôi sẵn sàng miễn phí cho họ. Không phải bệnh viện chỉ làm dịch vụ mà bỏ quên người nghèo, người bệnh có BHYT.

Tôi nghe nói thu nhập của bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Phụ sản Hà Nội rất cao. Ông có thể "bật mí" thu nhập của bác sĩ ở đây được không?

PGS Nguyễn Duy Ánh: Tôi cũng phải cảm ơn cơ chế tự chủ của nhà nước, cho phép bệnh viện sử dụng các dịch vụ trên cơ sở nhu cầu của người dân như phòng riêng, khu vực chất lượng cao, lựa chọn thầy thuốc riêng, các dịch vụ cá nhân của bệnh nhân.

Còn phía bệnh viện, chúng tôi đều biết rằng phải làm tốt để bệnh nhân đến với mình đông hơn, phải tự biết tiết kiệm từng số điện, giọt nước cho đến cuộn chỉ, cái kim, không như trước đây của Nhà nước, cứ dùng thoải mái.

Vì vậy, hiện nay thay vì phải ra nước ngoài, bệnh nhân có thể ở trong nước sử dụng dịch vụ tốt nhất. Đó là nguồn thu chính của bệnh viện. Nhờ đó, bệnh viện có thể chi trả cho cán bộ công nhân viên khoản thu nhập xứng đáng với công sức họ bỏ ra.

Một số trưởng khoa của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thu nhập vài trăm triệu đồng/tháng là bình thường. Họ có lợi thế chuyên môn còn bệnh viện tập trung phát triển để bệnh nhân tìm đến mình hưởng dịch vụ tốt nhất và bệnh viện có nguồn thu thì đời sống anh em tự nâng lên.

Hiện tại, không có nhân viên nào của chúng tôi thu nhập dưới 20 triệu đồng/tháng.

Đây là mức thu nhập nhiều người mơ ước, chắc chắn bệnh viện không rơi vào "cơn bão" bác sĩ bệnh viện công nghỉ việc như ở một số nơi trong thời gian qua?

PGS Nguyễn Duy Ánh: Có bệnh viện tư nhân nổi tiếng tìm đến mời bác sĩ của bệnh viện tôi nhưng khi đưa mức thu nhập của họ ra thì bác sĩ bên tôi chỉ lắc đầu. Nhân viên đến với chúng tôi bằng cả tình yêu với ngôi nhà phụ sản Hà Nội.

Ngay bản thân tôi cũng nhận được nhiều lời mời gọi đầu tư làm thẩm mỹ. Người ta bảo tôi làm sản làm gì cho vất vả, lại không nhiều tiền như làm thẩm mỹ.

Lúc đó, tôi chỉ cười, bảo không nghề gì nhiều tiền như tôi hiện tại. Bạn biết không, cứu một mạng người phúc đẳng hà sa, cứu một mạng người bằng xây 7 tòa tháp. Và tôi đã cứu rất rất nhiều mạng người. Tôi thấy mình thật sự may mắn và đó chính là tài sản vô giá của tôi.

Nếu chỉ cân đo đóng đếm về tiền thì bệnh viện sẽ không thể phát triển được, cũng giống như tôi nói ở trên: đầu tư hay là chết.  

Vì sao ông lại có quan điểm bào thai cũng là bệnh nhi?

PGS Nguyễn Duy Ánh: Cả thế giới đều đánh giá sức khỏe sinh sản chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược quốc gia. Hiện tất cả chi phí phát triển y tế đều dành 70-80% cho sức khỏe sinh sản.

Tại Việt Nam cũng tương tự, chúng ta dành một khoản kinh phí lớn để đầu tư cho sức khỏe sinh sản. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi lẽ sức khỏe sinh sản liên quan tới cả đời người.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản bắt đầu từ lúc hai vợ chồng lập gia đình rồi chuẩn bị có thai. Từ mầm sống đến dưỡng thai, quá trình thai nghén, sinh đẻ và một nửa thế giới đều trải qua bước đó.

Chất lượng dân số chính là hướng phát triển của đất nước và điều này liên quan tới sức khỏe sinh sản, từ khi thụ thai cho tới khi đứa trẻ được sinh ra, khỏe mạnh.

Trong sức khỏe sinh sản, ngành sản phụ khoa lại là ngành chiếm vị trí then chốt. Đây là ngành liên quan tới chất lượng dân số, liên quan từ bào thai, cuộc sinh đẻ của phụ nữ. Khi sinh đẻ, phụ nữ phải vượt qua hiểm nguy, vì thế người ta gọi "chửa là cửa mả".

Vì vậy, nếu đã là bác sĩ sản khoa thì mình phải tư vấn cho sản phụ từ khi họ bắt đầu mang thai, bào thai phát triển khỏe mạnh, không dị tật trong tử cung rồi khi sinh đẻ phải an toàn. Đứa trẻ phải khỏe mạnh, người mẹ cũng thế.

Với khoa học phát triển cùng những thiết bị y tế hoàn hảo, tinh vi, chúng ta hoàn toàn làm được. Trước đây, có nhiều thai nhi bị bệnh lý chúng ta không can thiệp nổi, chỉ biết chờ đợi đứa trẻ sinh ra theo may rủi. Trong khi đó, bào thai chính là một bệnh nhân và phải được chữa bệnh, cứu từ trong bụng mẹ.

Có nhiều bệnh lý không thể chờ em bé sinh ra để xử lý mà phải can thiệp sớm. Trong số các ca được can thiệp tại bệnh viện, chủ yếu là thai nhi từ 17 đến 26 tuần khi thai chỉ nặng vài gram. Nếu không can thiệp, thai sẽ chết hoặc lúc đẻ ra sẽ có những tổn thương nặng, khó phát triển bình thường để hội nhập cộng đồng. Việc triển khai thành công kỹ thuật can thiệp bào thai sẽ mở ra một trang mới trong sản khoa.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã can thiệp tới gene, can thiệp vào buồng tử cung, bào thai. Điều này trước đây không ai nghĩ tới vì bào thai như một cấm địa không ai có thể xâm phạm, thậm chí bà mẹ còn phải đi nhẹ, giữ gìn.

Khi đứa trẻ chào đời được sàng lọc về sơ sinh để người mẹ, người cha mang con họ về biết rằng con họ bình thường. Đứa trẻ đó chỉ cần chăm sóc dinh dưỡng, giáo dục thì trở thành người có ích cho xã hội.

Trước đây, việc sàng lọc rất kém nên nhiều đứa trẻ sinh ra nặng 3-4kg, có khóc nhưng thực tế lại mang các tật như điếc bẩm sinh. Có bà mẹ nuôi mãi mới biết con bị điếc bẩm sinh hay đứa trẻ mang gene di truyền, nuôi vài tháng mới biểu lộ triệu chứng.

Video liên quan

Chủ Đề