Lễ hội chùa hương tổ chức ở đâu

Du khách hành hương trảy hội Chùa Hương. [Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN]

Chùa Hương là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam, nơi có nền Phật giáo linh thiêng và cảnh sắc thiên nhiên đẹp nên thơ. Hàng năm, du lịch lễ hội chùa Hương đón hàng ngàn lượt khách đến tham quan, lễ Phật, cầu may mắn, tài lộc và sức khỏe.

Lễ hội chùa Hương mang đậm nét văn hóa, giá trị tinh thần của con người Việt Nam.

Chùa Hương nằm ở Mỹ Đức cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 65km. Hành trình về với khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật, nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành.

Cùng với lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh, lễ hội chùa Bái Đính ở Ninh Bình… Lễ hội chùa Hương mỗi năm đón hàng triệu lượt người về đây du xuân vãn cảnh chùa và cầu cho một năm mới với nhiều điều may mắn, hạnh phúc.

Có rất nhiều địa điểm du lịch đẹp vô cùng hấp dẫn ở quần thể thắng cảnh chùa Hương như động Hương Tích, đền Trình và chùa Thiên Trù. Du khách có thể tham quan hết các điểm du lịch nổi tiếng này trong ngày.

Động Hương Tích

Động Hương Tích được xem là Nam Thiên đệ nhất động - động đẹp nhất Việt Nam. Trong động là nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Cửa động giống như miệng của một con rồng lớn. Từ cửa động, du khách phải đi thêm 120 bậc thang dẫn xuống động. Lối đi xuống rất đẹp, hai bên là cây và đá rêu phong phủ kín khiến du khách như lạc vào chốn thần tiên.

Trong động là những khối thạch nhũ to nhỏ được thiên nhiên điêu khắc thành những bức tượng tuyệt mỹ được đặt tên theo hình dáng của chúng: núi đụn gạo, cây vàng-cây bạc, con trâu, con bò, né kén… trần động là kiệt tác “cửu long tranh châu” với những khối thạch nhũ hình rồng tranh 1 khối thạch nhũ hình viên châu dưới động… Tất cả đều lộng lẫy kỳ ảo tuyệt vời.

[Lễ hội Chùa Hương 2019 thu hút hơn một triệu du khách]

Ngoài những bức tượng tự nhiên, động còn được con người thổi hồn vào để làm nên những kiệt tác thạch nhũ tuyệt đẹp. Hàng năm có rất nhiều lượt khách đến động Hương Tích để ngắm cảnh, cầu bình an…

Đền Trình

Đền Trình hay còn có tên gọi khác là Ngũ Nhạc Linh Từ là một ngôi đền cổ nằm bên dòng Yến Vĩ, dưới chân núi Ngũ Nhạc, cách bến đò Yến Vĩ 500m.

Muốn đến được đền Trình du khách phải đi đò hơn 10 phút. Theo truyền thuyết kể lại, đền Trình từ xưa là nơi thờ một thần tướng có công đánh đuổi giặc Ân phò vua Hùng Huy Vương.

Đến với đền Trình, ngoài việc dâng hương cúng viếng, du khách còn được thư giãn trong không khí thanh tịnh của đền. Phong cảnh núi Ngũ Nhạc cạnh đền Trình cũng rất đẹp để du khách thưởng ngoạn, ngắm cảnh.

Chùa Thiên Trù

Nếu đã đến thăm chùa Hương, du khách cũng nên đến du lịch tại chùa Thiên Trù rất nổi tiếng tại Hương Sơn. Chùa có niên đại hơn 400 năm [được xây dựng vào năm 1686].

Trải qua nhiều năm chiến tranh, chùa bị phá hủy vào năm 1945, di tích còn sót lại của chùa chỉ còn tháp Thiên Thủy và tháp Viên Công. Ngôi chùa hiện nay được xây dựng lại theo nguyên bản nhỏ hơn ngôi chùa cũ vào năm 1988.

Chùa Thiên Trù được xây dựng gồm 4 cấp: cấp thứ nhất có 1 cổng lớn đề Nam Thiên Môn, cấp thứ hai có một đỉnh to xây bằng gạch, cấp thứ ba là tam quan [gồm gác chuông, gác khánh và gác trống], cấp thứ tư là chùa chính với kiến trúc nguy nga tráng lệ.

Trong khuôn viên của chùa, ngoài ngôi chùa chính còn có tháp Viên Công xây bằng gạch vô cùng tinh xảo là biểu tượng còn sót lại của kiến trúc thời Hậu Lê. Ngoài ra, chùa còn có tháp Thiên Thủy, hồ Bán Nguyệt và nhiều điểm du lịch vô cùng đẹp khác.

Lễ hội chùa Hương

Dòng thuyền trở du khách tấp nập trên dòng suối Yến. [Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN]

Lễ hội Chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội đầu năm lớn nhất của thủ đô Hà Nội cũng là lễ hội lớn nhất trong năm của Việt Nam.

Lễ hội chính thức diễn ra từ rằm tháng giêng đến hết 18 tháng 2 âm lịch với rất nhiều hoạt động vui chơi vô cùng hấp dẫn.

Nhân dân xã Hương Sơn và du khách thập phương khi trẩy hội thường gọi với cái tên dân dã là đi chùa Hương, bởi theo “Truyện Phật Bà chùa Hương” thì nơi đây là nơi tu trì và trác tích của đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát đã được Việt hoá và danh xưng là Phật Bà chùa Hương, nghĩa là: Dấu vết thơm tho.

Ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng, của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.

Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

Phần lễ chùa Hương

Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chay đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi.

Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt.

Về phần lễ có nghiêng về "thiền" nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là "chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là "tì nữ tuý Hồng" của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Hầu hết các du khách đi đến với chùa Hương vào dịp đầu xuân đều có một mục đích chung là dâng lên một lời nguyện cầu, một nén tâm hương. Tại nơi đây, du khách có thể dâng lên những lời nguyện cầu của đời sống chân thực, cầu mong sự sinh sôi nảy nở, ước mong cuộc sống đầy đủ.

Nhà nông cầu mong mình làm ruộng gạo vun lên thành đụn gạo trắng như ngọc, người buôn bán mong sao có lãi, có lời, tiền của như cây vàng, cây bạc. Ai muốn con trai thì xoa đầu núi cậu, ai ước con gái thì xoa đầu núi cô. Còn người bệnh thì tin rằng những giọt nước từ bầu sữa tiên [vú mẹ] sẽ trợ thêm sức mạnh cho người mau khỏe. Đó thực là những tín ngưỡng của người lao động. Nơi đây không có chỗ cho những ai cầu vinh hoa danh vọng, chức tước, quyền hành.

Phần hội chùa Hương

Khi đến tham quan chùa Hương, du khách còn được hòa mình vào những hoạt động văn hóa, lễ hội tại nơi đây. Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn,…

Nhắc đến chùa Hương, người ta sẽ nghĩ ngay đến thuyền đò, đây là một phương tiện đi lại chính trong lễ hội. Du khách có thể coi ngồi thuyền là một thú vui tao nhã, vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Vào những ngày hội chính, hàng loạt những con thuyền đua nhau trên dòng suối Yến. Đây là một hoạt động giải trí không thể thiếu trong lễ hội.

Rời bến đò, du khách đến với các hoạt động leo núi đặc sắc của khu di tích. Du khách có thể leo bộ lên những bậc thang dẫn đến động Hương Tích, chùa Trong. Cảm giác thật tuyệt vời nếu bạn chinh phục từng bậc thang lên xuống vào động Hương Tích. Lựa chọn hình thức đi bộ hay cáp treo không thể hiện sự tôn kính mà thể hiện từ tâm của hành khách đến chùa Hương.

Khi đi dọc bến đò hoặc đặt chân lên mảnh đất tâm linh bạn sẽ gặp những làn điệu dân ca hát chèo hoặc hát sẩm trên từng mái nhà tranh. Những làn dân ca cứ in sâu vào lòng du khách thập phương nếu đã một lần đến đây. Hãy dành cho mình những phút giây tuyệt vời nhất khi hòa mình vào những làn điệu dân ca, điệu hò truyền thống ấy.

Ban tổ chức lễ hội Chùa Hương cho biết, mùa lễ hội 2019, đã có hơn một triệu lượt khách thập phương về trẩy hội Chùa Hương./.

[Vietnam+]

Biên tập bởi Uyên Phạm - 14/12/2021

Lễ hội chùa Hương là lễ hội lớn năm nào cũng thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước tham gia. Vào thời gian trẩy hội cũng có rất nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật đầy thú vị. Cùng MIA.vn tìm hiểu sâu hơn về lễ hội này qua bài đầy chi tiết dưới đây nhé.

Lễ hội chùa Hương là một trong các lễ hội lớn được tổ chức ở khu thắng cảnh chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Khu thắng cảnh chùa Hương cũng được coi là một quần thể văn hóa - tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp.  Nhắc đến quần thể này thì phải nhắc đến chùa Hương, ngôi chùa nằm trong động Hương Tích hay còn được gọi là chùa Trong. Đây là một lễ hội lớn được tổ chức hằng năm, thu hút số lượng đông đảo các Phật tử trên cả nước tham gia hành hương. Vì vậy bạn đừng bỏ lỡ lễ hội này trong lịch trình khám phá Hà Nội nhé.

Xem thêm: Lễ hội gò Đống Đa - Lễ hội ghi nhớ một thời kỳ lẫy lừng của dân tộc

Lễ hội chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Chúa Ba. Theo lời người dân ở đây kể lại thì trước kia công chúa Diệu Thiện đã tới vùng núi Hương Sơn để tu hành 9 năm sau đó đắc đạo thành Phật đi cứu độ chúng sinh. Đây cũng là thời điểm giữa mùa Xuân có khí hậu mát mẻ, trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi. .

Có thể nói, Chúa Trịnh Sâm là người đưa vị thế động Hương Tích trở thành một di tích lớn và cũng là đặt nền móng cho sự phát triển lễ hội chùa Hương thời bấy giờ. Hàng năm, mỗi khi mùa xuân đến, du khách đến với lễ hội ngày một đông vui hơn nhưng phải mãi đến năm 1896 niên hiệu Thành Thái năm thứ 8, lễ hội chùa Hương mới chính thức được tổ chức như một lễ hội thực sự, có quy củ, nghi thức riêng và chính thức trở thành một lễ hội truyền thống lớn trên cả nước. 

Lễ hội chùa Hương không chỉ mang ý nghĩa là một lễ hội thông thường như bao lễ hội khác mà nó còn có ý nghĩa rất lớn và mang đậm dấu ấn tín ngưỡng của Bắc Bộ. Phần lễ thể hiện tín ngưỡng thờ cúng của một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam bao gồm Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. Phần hội lại là sự kết hợp những nét văn hóa dân tộc độc đáo với vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời. Đến với lễ hội chùa Hương bạn không không đơn giản là hành hương, dâng lễ hướng đến những bậc siêu nhiên, thần thánh mà còn là để cảm nhận sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, giữa con người, gia tăng đoàn kết dân tộc. Ngoài ra, lễ hội chùa Hương thể hiện khát vọng hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục - thực là nền tảng, mơ là uất vọng - trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3  m lịch thu hút rất nhiều phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Thời gian khai hội là vào mùng 5 tháng Giêng, kéo dài đến hết tháng 3  m lịch nhưng đỉnh cao của lễ hội này là răng tháng Giêng đến 18 tháng 2  m lịch.

Hội chùa Hương bắt đầu ngày mùng 6 Giêng với lễ khai sơn [mở cửa rừng] của địa phương. Nghi lễ “mở cửa rừng” còn hàm chứa ý nghĩa mở cửa chùa, khai lễ. Lễ dâng hương này sẽ có hương, hoa, đèn, nến, hoa quả, đồ chay. Lúc cúng, hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chạy đàn rồi tiến cúng lên bàn thờ. Trong khi dâng đàn, hai vị tăng múa những động tác kỳ lạ vô cùng duyên dáng và đẹp mắt. Phần lễ vừa thể hiện niềm tin về một tôn giáo chung ở Việt Nam vừa thể hiện sự sùng bái của người hành lễ đối với Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo.

Ngoài phần lễ thì sẽ có phần hội với nhiều hoạt động văn hóa dân tộc đặc sắc như chèo thuyền, leo núi và hát chèo, hát chầu văn… Khi đi dọc bến đò hoặc đặt chân lên mảnh đất tâm linh bạn sẽ gặp những làn điệu dân ca hát chèo hoặc hát xẩm trên từng mái nhà tranh. Những làn dân ca cứ in sâu vào lòng du khách thập phương nếu đã một lần đến đây. Hãy dành cho mình những phút giây tuyệt vời nhất khi hòa mình vào những làn điệu dân ca, điệu hò truyền thống ấy.

Hàng trăm con thuyền tấp nập vào ra động Hương Tích mỗi mùa lễ hội. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền thưởng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nhắc đến chùa Hương là nhắc đến con đò, một loại hình thuyền của cư dân Việt từ hồng hoang. Và đến nay, ngày hội du thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng gợi nhớ cội nguồn cho người đi hội. Rời thuyền, con người bắt đầu hành trình mới lên sườn đồi núi tiên lãng đậm chất chùa chiền. Ngoài ra, hình thức hát chèo đò được thực hiện ở bất cứ nơi nào như sân chùa, nhà tổ.

Để hành trình khám phá Hà Nội, đặc biệt là khám phá chùa Hương thêm phần trọn vẹn thì bạn cần phải lưu ý chuẩn bị trước một số điều bên dưới đây: 

- Chuẩn bị đầy đủ đồ lễ tại nhà trước khi đến chùa: Việc bạn không quan tâm đến vấn đề sắm lễ mang đi dẫn đến việc khi mua lễ tại khu vực xung quanh Chùa sẽ bị chặt chém buộc phải mua với mức giá cao. Trước khi hành lễ bạn nên chuẩn bị sẵn đầy đủ lễ hương, sớ, bánh, trái... từ trước. Bên cạnh đó bạn cũng nên chuẩn bị một số đồ ăn, đồ uống gọn nhẹ, thuốc men... để chủ động hơn trong chuyến đi. Một số đồ bạn nên chuẩn bị như: Nước lọc, bánh mì, xôi, giò, trái cây, men tiêu hóa, thuốc đau bụng, salonpas, urgo... 

- Vì đây là vừa là điểm tham quan tại Hà Nội vừa là địa điểm thờ cúng nên khi đến Chùa bạn nên ăn mặc trang phục gọn gàng, lịch sự: Đến với chùa Hương, bên cạnh việc vãn cảnh thì thường bạn sẽ phải tham gia vào các hoạt động tâm linh, lễ bái. Vì vậy việc lựa chọn những trang phục gọn gàng, lịch sự, quần áo tối màu, có cổ, mặc quần thay vì mặc váy. Ngoài ra, khi đi du lịch Chùa Hương sẽ phải đi bộ và leo bậc khá nhiều, các bạn nên lựa chọn cho mình những đôi giày thể thao hoặc giày bệt để cảm thấy thật thoải mái khi di chuyển nhất có thể nhé.

- Để có chuyến du lịch chùa Hương thuận lợi nhất bạn nên xem trước thời tiết trong vòng 10 ngày, nếu có dự báo mưa bạn nhớ đem theo áo mưa, ô để sử dụng trên suốt quãng đường đi.

- Để tránh tình trạng bị chặt chém khi đi lễ hội, bạn cũng nên tham khảo trước các loại giá vé cho các hoạt như tham quan, vé đò…

-  Khi đi hành lễ ở đây bạn cũng cần chú ý bảo quản và giữ gìn hành trang cá nhân để tránh kẻ xấu lợi dụng nhé.

-  Ngoài ra, trong chuyến vãn cảnh chùa Hương, bạn hãy luôn nhớ vứt rác đúng nơi quy định và giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ môi trường nơi đây được sạch sẽ. Không nên vứt tiền lẻ xuống rừng khi đi cáp treo bởi vì nó vừa cực kỳ lãng phí vừa làm bẩn môi trường, vì bản thân chùa cũng rất khó để đi thu gom tiền lẻ tại những nơi có địa hình hiểm trở. Nếu có lòng dâng tiền thì bạn hãy đặt lễ đúng nơi quy định.

Trên đây là những thông tin về Lễ hội chùa Hương mà MIA.vn muốn chia sẻ để bạn có thể chuẩn bị chu đáo nhất cho chuyến du xuân đến chùa Hương vào dịp đầu năm. Hy vọng bạn sẽ có một trình khám phá Hà Nội thật trọn vẹn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề